Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh bộ cánh vảy hại lạc vụ xuân 2008 tại nghi lộc, nghệ an (Trang 28 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

Thiên địch luôn tồn tại trên đồng ruộng chúng có vai trò điều hoà mật độ, kìm hãm, hạn chế sự phát sinh thành dịch của sâu hại rất hữu hiệu. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu thành phần sâu hại cũng như thiệt hại mà chúng gây ra cho cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng thì thiên địch của chúng cũng là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Thành phần thiên địch của sâu hại lạc rất phong phú bao gồm các loài ký sinh, bắt mồi ăn thịt và vi sinh vật gây hại.

Các nghiên cứu thống nhất cho rằng nhóm sâu ăn lá bộ cánh vảy (Lepidoptera) là đối tượng gây hại quan trọng cho cây lạc nói riêng và cây trồng nói chung. Bởi vậy, song song với việc nghiên cứu sâu hại này thì thiên địch của chúng được quan tâm. Nghiên cứu về thiên địch của sâu khoang hại lạc Ranga Rao và Wightman (1994) [66] đã xác định được 48 loài ăn thịt, 71 loài ký sinh, 25 tuyến trùng và vi sinh vật gây bệnh.

Số liệu nghiên cứu 10 năm (ICRISAT, 1984 - 1993) về ký sinh sâu non sâu vẽ bùa và sâu khoang hại lạc cho thấy tỷ lệ chết bởi ký sinh khá cao, biến động từ 6 - 90%. Trung bình trong mùa mưa 36%, và sau mùa mưa là 40% nhờ đó làm giảm đáng kể mật độ sâu khoang và sâu vẽ bùa trên sinh quần ruộng lạc.

Smith và Barfeld (1982) đã tập trung nghiên cứu tác nhân gây chết của các loài sâu xanh Heliothis virescens ở vùng Đông - Nam nước Mỹ. Kết quả cho thấy có từ 3 - 83% trứng của các loài sâu trên bị ong mắt đỏ (Trichogramma sp.) ký sinh, (Microlitis coroceipes, Eucelato riaarmigear) và virut Nuclear polyhedrotis

đã làm giảm mật độ sâu xanh hại lạc xuống dưới ngưỡng gây hại kinh tế.

Qua đó cho thấy, thành phần sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên thế giới rất phong phú và có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển sâu hại dưới ngưỡng kinh tế. Các nghiên cứu đều chứng tỏ đây là một thành tố không thể thiếu trong hệ thống quản lý tổng hợp sâu hại lạc nói riêng và sâu hại cây trồng nói chung.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh bộ cánh vảy hại lạc vụ xuân 2008 tại nghi lộc, nghệ an (Trang 28 - 29)