Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh bộ cánh vảy hại lạc vụ xuân 2008 tại nghi lộc, nghệ an (Trang 39 - 82)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.5.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Nghệ An là một tỉnh đông dân, với dân số 3.030.946 người (tính đến 31/5/2005), mật độ trung bình toàn tỉnh 184 người/1km2. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm 10% diện tích nhưng tập trung đến 80% dân số, vùng núi và gò đồi chiếm 90% diện tích nhưng chỉ có 20% dân số [20]

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần sâu hại lạc bộ cánh vảy ở Nghi Lộc và vùng phụ cận

Trong quá trình phát triển của cây lạc đã bị nhiều loài sâu gây hại như: Sâu khoang (S.litura), sâu cuốn lá (A. asiaticus), sâu xanh (H. armigera), sâu đo xanh (A. agnata),… và các loài chích hút. Trong đó sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) là một trong những nhóm sâu gây hại chính và phổ biến.

Kết quả điều tra trên sinh quần ruộng lạc ở Nghi Lộc và các vùng phụ cận của tỉnh Nghệ An cho thấy, có 15 loài sâu hại thuộc 6 họ của bộ cánh vảy (Lepidoptera). Sâu non gây hại ở cả 3 giai đoạn sinh trưởng (GĐST) của cây lạc: nhưng chủ yếu ở giai đoạn II, đó là các loài sâu khoang (S. lituar), sâu cuốn lá (A. asiaticus), sâu xanh (H. armigera), sâu đo xanh (A. agnata) (bảng 3.1).

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vượng (1998) đã xác định được 46 loài sâu hại (26 họ, 8 bộ) trên sinh quần ruộng lạc rất phong phú trong đó loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và sức phá hoại cũng mạnh nhất.

Bảng 3.1. Thành phần loài sâu bộ cánh vảy hại lạc tại Nghi Lộc và vùng phụ cận, vụ Xuân năm 2008

Tên khoa học Tên Việt Nam Giai đoạn sinh trưởng

Bộ Lepidoptera Bộ cánh vảy I II III

1. Họ Pyralidae

1 Lamprosema indicate Fabr. Sâu cuốn lá đậu đỗ + ++ + 2 Maruca testularis Geyer Sâu đục quả đậu đỗ + ++ +

2. Họ Noctuidae Họ Ngài đêm

4 Anomis flava Fabr. Sâu đo xanh + +++ ++ 5 Argyrogram agnata Staudigen Sâu đo xanh ++ +

6 Heliothis armigerra Hub. Sâu xanh + +++ ++

7 Chalciope geometrica Fabr. Sâu đo giả ++ ++ 8 Spodoptera litura Fabr. Sâu khoang + +++ ++

9 Spodoptera exigua Hub. Sâu keo + +

3. Họ Geometridae Họ Ngài sâu đo

10 Bapta sp. Sâu đo nâu thật +

4. Họ Ctiidae

11 Amsacta lactinea Cramer Sâu róm nâu +

5. Họ Lymantridae Họ Ngài sâu róm

12 Euproctin sp. Sâu róm +

13 Lymantria sp. Sâu róm 4 u vàng ++ +

14 Porthesia scintillans walker Sâu róm chỉ đỏ +

6. Họ Tortricidae Họ Ngài cuỗn lá

15 Archips sp. Sâu cuốn lá + + +

16 Archips asiaticus Walsingham Sâu cuốn lá đầu đen + ++ +++ Tổng số: 16 loài

Ghi chú: Mức độ gây hại: (+++) Nặng; (++) Trung bình; (+) Nhẹ. Giai doạn I: Từ mọc mầm đến 35 ngày sau gieo (NSG) Giai đoạn II: Từ 36 ngày đến 70 NSG.

Giai đoạn III: Từ 71 NSG đến thu hoạch.

3.2. Thành phần loài côn trùng ký sinh

Côn trùng ký sinh là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc điều hoà số lượng chủng quần dịch hại, chúng góp phần giữ cho dịch hại phát triển ở mức duy trì như những mắt xích trong mạng lưới dinh dưỡng. Việc xác định thành phần thiên địch là cơ sở cho bảo vệ và tăng cường hoạt động của chúng trong biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại.

Tiến hành điều tra, thu bắt ngoài đồng ruộng và nuôi theo dõi côn trùng ký sinh sâu hại lạc trong phòng thí nghiệm năm 2008 tại Nghi Lộc - Nghệ An, được trình bày ở bảng 3.2.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Côn trùng ký sinh có 46 loài thuộc 2 bộ, 10 họ. Các loài tập trung chủ yếu ở bộ cánh màng Hymenoptera - 42 loài (91,30%); bộ 2 cánh 4 loài (8,69%). Trong bộ cánh màng thì họ ong đen kén nhỏ Braconidae có

số lượng loài thu được nhiều nhất (18 loài), sau đó họ Ichneumonidae (7 loài), họ Elophidae (6 loài), họ Elasmidae (3 loài), các họ còn lại mỗi họ 1 - 2 loài. Các loài côn trùng ký sinh thuộc bộ 2 cánh tập trung nhiều ở họ Tachinidae(4 loài).

Các loài côn trùng ký sinh thu được đều có đặc tính ký sinh pha sâu non của nhiều loại sâu hại lạc thuộc bộ cánh vảy (35/46 loài). Một số loài ký sinh từ pha sâu non, hoàn thành các giai đoạn tiếp theo vào pha nhộng (phổ biến là loài côn trùng ký sinh thuộc bộ 2 cánh). Một số loài ký sinh pha trứng của bộ cánh màng (1 loài). Ký sinh pha nhộng thu được 8 loài.

Trong 46 loài côn trùng ký sinh sâu hại lạc (SHL) thu được, có 25 loài ký sinh tập đoàn, 2 loài ký sinh đa phôi: Copidosomopsis sp. trên vật chủ là sâu đo xanh A. agnata Encystidae trên vật chủ là sâu cuốn lá lạc Archips asiaticus. Còn lại 19 loài là ký sinh đơn.

Trong những loài côn trùng ký sinh thu thập được, có 5 loài côn trùng ký sinh xuất hiện với tỷ lệ ký sinh cao là: Microplitis manilae, Sympiesis sp1., Sympiesis sp2., Bracon

sp., Exorista sp1., trong đó loài Micro manilae Ashmead,Sympiesis sp1. là loài phổ biến nhất.

Bảng 3.2. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu hại lạc tại Nghi Lộc - Nghệ An và vùng phụ cận, vụ Xuân năm 2008

Tên loài ký sinh Tên vật chủ Pha vật chủ KS Bậc KS Loại KS 1. Bộ Hymenoptera 1.Họ Elophidae

1 Sympiesis sp1. A. asiaticus Sâu non bậc 1 Tập thể 2 Sympiesis sp2. A. asiaticus Sâu non bậc 1 Tập thể 3 Oomyzus sp1. A. asiaticus Sâu non bậc 2 Tập thể 4 Oomyzus sp2. A. asiaticus Sâu non bậc 2 Tập thể 5 Euplectrus xanthocephalus

Girault. A. asiaticusS. litura Sâu non bậc 1 Tập thể

6 Stenomesius japonicus

Ashmead.

A. asiaticus S. litura

Sâu non bậc 1 Đơn

2.Họ Braconidae Sâu non

Ashmead S. litura

8 Microplitis pallipides

Szepligeti

S. litura Sâu non bậc 1 Đơn 9 Microplitis aprilae Austinet S. litura Sâu non bậc 1 Đơn 10 Apanteles sp1. A.asiaticus Sâu non bậc 1 Tập thể 11 Apanteles Salutifer Wilkinson A.asiaticus Sâu non bậc 1 Tập thể 12 Apanteles sp. A. asiaticus Sâu non bậc 1 Đơn

13 Opius sp. S. litura Sâu non bậc 1

14 Cotesia ruficrus Haliday A.asiaticus H.armigera S. litura A. agnata

Sâu non bậc1 Tập thể

15 Chelonus sp. S. litura Sâu non bậc1 Tập thể 16 Chelonus sp1. A.asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 17 Chelonus sp2. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 18 Chelonus sp3. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 19 Bracon onukii A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 20 Tropo Bracon sp. A. asiaticus Sâu non bậc1 Đơn 21 Bracon sp. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 22 Bracon sp1. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 23 Bracon sp2. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 24 Habrobracon sp. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể

3.Họ Ichneumonidae

25 Diadromus sp. A. asiaticus Nhộng bậc1 Đơn 26 Goryphis sp1. A. asiaticus Nhộng bậc1 Đơn 27 Goryphis sp2. A. asiaticus Nhộng bậc1 Đơn 28 Goryphis bisilasis

Holmyren. A. asiaticus Nhộng bậc1 Đơn

29 Charops bicolor Szepligeti S. litura Sâu non bậc1 Đơn

30 Meschorus sp. S. litura Sâu non bậc1 Đơn

31 Xanthopimpla punctata

Fabricius.

A. asiaticus Nhộng bậc1 Đơn

4.Họ Chalcididae

32 Brachimeria sp. A. asiaticus Nhộng bậc1 Đơn 33 Brachimeria lasus Walker A. asiaticus Nhộng bậc1 Đơn

5.Họ Pteromalidae

34 Pteromalide sp. A. asiaticus Sâu non bậc2 Tập thể 35 Trichopsis apanteloctena

Crawf. A. agnata Sâu non bậc2 Tập thể

6. Elasmidae

36 Elasmus sp1. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 37 Elasmus sp2. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể 38 Elasmus sp3. A. asiaticus Sâu non bậc1 Đơn

7.Eurytomidae

39 Eurytomide sp. A. asiaticus Sâu non bậc1 Tập thể

8.Họ Encystidae

40 Encystide sp. A. asiaticus Nhộng bậc1 Tập thể 41 Copidosomopsis sp. A. agnata Sâu non Đa

phôi

9. Họ Scelionidae

42 Telenomus sp. S.litura Trứng Đơn

2. Bộ Diptera 10. Họ Tachinidae

43 Exorista sp1. S.litura Sâu non bậc1 Tập thể 44 Exorista sp2. S.litura Sâu non bậc1 Tập thể 45 Tachinide sp. H.armigera Sâu non

- Nhộng bậc1 Đơn 46 Actia crassicornis Meigen. S.litura Sâu non bậc1 Đơn

Trong 46 loài côn trùng ký sinh, có 1 loài có phạm vi vật chủ rộng: Cotesia ruficrus Haliday (ký sinh trên sâu đo xanh, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh), 4 loài ký sinh trên hai vật chủ, các loài còn lại là ký sinh trên một vật chủ.

Kết quả phân tích số liệu về thành phần côn trùng ký sinh thu được trên lạc cho thấy mối quan hệ giữa sâu hại và thiên địch liên quan khá chặt trên đồng ruộng.

Một số ảnh ong ký sinh sâu cánh vảy hại lạc, vụ Xuân 2008

Ong Euplectrus xanthocephalus

Ong Sympiesis sp1.(con đực) ký sinh sâu cuốn lá Archips aisiaticus Wal.

Ong Oomyzus sp1. ký sinh sâu cuốn lá Archips asiaticus Wal.

3.3. Vai trò của các loài côn trùng ký sinh đối với sâu bộ cánh vảy hại lạc trên sinh quần ruộng lạc

3.3.1. Vai trò của các loài ký sinh trong tập hợp ký sinh các loài sâu hại lạc

Tập hợp loài côn trùng ký sinh sâu bộ cánh vảy hại lạc có 46 loài, trong đó có 5 loài côn trùng ký sinh xuất hiện với tỷ lệ ký sinh cao là: Sympiesis sp1.,

Sympiesis sp2., Bracon sp., Exorista sp1., Microplitis manilae Ashmead.

Bảng 3.3. Tương quan số lượng của các loài ký sinh trong tập hợp ký sinh các loài sâu hại lạc ở Nghi Lộc và phụ cận - Nghệ An năm 2008

TT Loài ký sinh Sâu

khoang Sâu cuốn lá Sâu đo xanh Sâu xanh 1 Sympiesis sp1. 37,96 2 Sympiesis sp2. 11,11 3 Oomyzus sp1. 0,31 4 Oomyzus sp2. 0,62 5 Euplectrus xanthocephalus 7,84 0,31 6 Stenomesius japonicus 0,92 1,85 7 Microplitis manilae Ashmead 43,32 0,93 8 Microplitis pallipipdes 1,85

9 Microplitis aprilae Austinet 4,60

10 Apanteles sp1. 1,24

12 Apanteles sp. 3,09 13 Opius sp.

14 Cotesia ruficrus Haliday 2,78 0,62 5,17 95,31

15 Chelonus sp. 3,24 16 Chelonus sp1. 0,31 17 Chelonus sp2. 0,93 18 Chelonus sp3. 0,31 19 Bracon onukii 4,63 20 Tropo Bracon sp. 3,40 21 Bracon sp. 2,30 6,48 22 Bracon sp1. 3,40 23 Bracon sp2. 1,24 24 Habrobracon sp. 3,70 25 Diadromus sp. 0,31 26 Goryphis sp1. 0,31 27 Goryphis sp2. 0,62 28 Goryphis bisilasis 2,16 29 Diadromus sp. 30 Charops bicolor S. 1,85 31 Meschorus sp. 0,92

32 Xanthopimpla punctata Fabr. 0,93

33 Brachimeria sp. 0,31

34 Brachimeria lasus Walker 0,93

35 Pteromalide sp. 0,62

36 Trichopsis apanteloctena Crawf. 0,95

37 Elasmus sp1. 3,09 38 Elasmus sp2. 1,85 39 Elasmus sp3. 1,50 40 Eurytomide sp. 1.24 41 Encystide sp. 2,78 42 Copidosomopsis sp. 93,89 43 Exorista sp1. 22,11 44 Exorista sp2. 6,91 45 Tachinide sp. 4,69 46 Actia crassicornis 1,39 Tổng số 100 100 100 100

Các loài vật chủ có số loài côn trùng ký sinh sâu hại từ 2 - 33 loài ký sinh. Đối với loài sâu hại, tập hợp các loài côn trùng ký sinh có vai trò quan trọng, nhưng trong tập hợp ký sinh có 1 - 9 loài đóng vai trò ký sinh chính, như: Đối với sâu khoang (S.litura) tập hợp ký sinh có 14 loài, trong đó 3 loài ký sinh chính

(Microplitis manila, Exorista sp1, Euplectrus xanthocephalus ). Đối với sâu đo xanh (A. agnata) tập hợp ký sinh có 3 loài, trong đó 2 loài ký sinh chính (Copidosomopsis

sp., Cotesia ruficrus Haliday); Đối với sâu cuốn lá (A. asiaticus) tập hợp ký sinh có 33 loài, trong đó có 8 loài ký sinh chính (Sympiesis sp1., Habrobracon sp., Bracon

sp., Bracon sp1., Elasmus sp1., Sympiesis sp2., Encystide sp., Bracon onukii) (bảng 3.3 ).

Ảnh một số ong ký sinh sâu cánh vảy hại lạc, vụ Xuân 2008

Ong Stenomesius japonicus Ashmead. ký sinh sâu cuốn lá Archips asiaticus Wal. và

sâu khoang S. litura

Ong Goryphis bisilasis Holmyren.

ký sinh sâu cuốn lá Archips aisiaticus Wal Ong Microplitis aprilaeký sinh sâu khoang Austinet

3.3.2. Tỷ lệ ký sinh chung của các loài sâu hại chính

Tỷ lệ ký sinh chung là tỷ lệ số sâu bị các loài ký sinh khác nhau so với tổng sâu theo dõi. Tiến hành nuôi theo dõi 2823 cá thể sâu non các loài sâu hại lạc (S .litura, A. agnata, H. armigera, Archips asiaticus), trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy tỷ lệ ký sinh chung năm 2008 của các loài dao động trong khoảng 1,24% - 41,66% (bảng 3.4).

Trong đó sâu đo xanh (A. agnata) cho tỷ lệ ký sinh cao nhất 41,66%, tiếp đến là sâu cuốn lá (Archips asiaticus) là 38,82%, sâu khoang là 20,57% và thấp nhất là sâu xanh (H. armigera) là 1,24%. Như vậy, tập hợp côn trùng ký sinh có khả năng khống chế được sự phát triển của quần thể sâu hại chính trên ruộng lạc, nhất là sâu đo xanh, sâu cuốn lá, sâu khoang. Cho nên, cần có chiến lược phòng trừ hợp lý sâu hại lạc để phát huy vai trò của tập hợp côn trùng ký sinh.

Bảng 3.4. Thành phần sâu hại lạc nuôi theo dõi và TLKS chung (%) của chúng, vu Xuân năm 2008

TT Loài sâu hại Số loài

KS Số sâu nuôi Số sâu bị KS TLKS chung (%)

1 Sâu khoang (S.litura ) 13 1070 220 20,57

2 Sâu cuốn lá (A. asiaticus) 25 765 297 38,82

3 Sâu đo xanh (A. agnata) 3 24 10 41,66

4 Sâu xanh (H. armigera ) 2 974 12 1,24

3.3.3. Tỷ lệ các nhóm côn trùng ký sinh phân chia theo pha vật chủ bị ký sinh trên sinh quần ruộng lạc, vu Xuân năm 2008

Ở bảng 3.5 cho thấy: Vật chủ bị ký sinh ở 3 giai đoạn là trứng, sâu non, nhộng. Trong đó, pha vật chủ bị ký sinh chủ yếu là pha sâu non với 35 loài chiếm 78,26% trong tập hợp loài ký sinh sâu hại lạc bộ cánh vảy. Tiếp đến là pha nhộng với 8 loài chiếm 17,39%, còn pha trứng 1 loài chiếm 2,17%, pha sâu non - nhộng chiếm 2,17%. Điều đó cho thấy hoạt động của các loài ký sinh theo pha vật chủ

bộ cánh vảy có vai trò quan trọng trong việc làm tăng đáng kể tỷ lệ chết của quần thể sâu hại, nhất là pha sâu non. Hoạt động của các côn trùng ký sinh diễn ra gần như suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của sâu hại (ký sinh trứng, nhộng, sâu non, sâu non - nhộng) nên có tác dụng lớn trong việc hạn chế sự tăng số lượng sâu hại bộ cánh vảy trên sinh quần ruộng lạc.

Bảng 3.5. Tỷ lệ các nhóm côn trùng ký sinh phân chia theo pha vật chủ bị ký sinh

TT Pha ký sinh Số loài Tỷ lệ (%)

1 Trứng 1 2,17

2 Sâu non 36 78,26

3 Nhộng 8 17,39

4 Sâu non - Nhộng 1 2,17

Hình 3.2. Tỷ lệ các nhóm ký sinh sâu hại lạc bộ cánh vảy, phân chia theo pha vật chủ bị ký sinh

3.4. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung và mật độ vật chủ đến tỷ lệ ký sinh của các loài ong phổ biến (Sympiesis sp1., Micrroplitis manilae)

3.4.1. Hiệu quả ký sinh của ong Sympiesis sp1. ở các mức độ số lượng vật chủ khác nhau

Mật độ vật chủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ký sinh của ong ký sinh. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ vật chủ sau cuốn lá đến tỷ lệ ký sinh của ong Sympiesis sp1. kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Khi số lượng sâu cuốn lá tăng lên từ 10 - 30 sâu/4 ong ký sinh thì tỷ lệ ký sinh có sự biến động nhưng không lớn, từ 26,67 - 42,2%. Như vậy, khi mật độ vật chủ càng tăng thì tỷ lệ ký sinh có xu hướng tăng nhưng không thể hiện quy luật rõ ràng; tăng 10 - 15 sâu thì tỷ lệ ký sinh giảm, nhưng nếu tiếp tục tăng lên 10, 25, 30 sâu thì tỷ lệ ký sinh lại tăng lên, tương ứng là 35 - 38,6%.

Bảng 3.6. Hiệu quả ký sinh của ong Sympiesis sp1. ở các mật độ số lượng vật chủ sâu cuốn lá Archips asiaticus Wal.khác nhau.

Mật độ sâu cuốn lá ∑ số sâu cuốn lá thí nghiệm ∑ sâu cuốn lá bị nhiễm ký sinh TLKS (%) 10 sâu 30 10 33,3 15 sâu 45 12 26,64 20 sâu 60 21 35,0 25 sâu 75 29 38,6 30 sâu 60 38 42,2

Ghi chú: Thời gian tiếp xúc 36 h

Nhiệt độ 27,4 0 C và độ ẩm 75%. Số ong thí nghiệm: 4 (3cái : 1đực)

Theo quy luật, khi tăng mật độ vật chủ đến một mức nhật định thì tỷ lệ ký sinh lại giảm, nhưng kết quả thí nghiệm ở 30 sâu thì tỷ lệ ký sinh tiếp tục tăng. Cho nên, cần thử nghiệm ở các mức độ vật chủ cao hơn (> 30 sâu) để xác định mật độ sâu cuốn lá/4 ong Sympiesis sp1. cho tỷ lệ ký sinh cao nhất, đây là cơ sở để áp dụng trong nhân nuôi ong phòng trừ sâu hại lạc.

Mặt khác, mật độ vật chủ sâu cuốn lá và tỷ lệ ký sinh của ong Simpiesis

sp1. có tương quan chặt (r = 0,8), được thể hiện qua hàm y = 0,5946x + 23,262 (hình 3.4). Như vậy, mật độ vật chủ sâu cuốn lá đã ảnh hưởng đến khả năng ký sinh của ong Simpiesis sp1. cho nên trong nhân nuôi cần lựa chọn mật độ vật chủ thích hợp cho tỷ lệ ký sinh cao nhất.

Hình 3.3. Mối quan hệ giữa mật độ vật chủ sâu cuốn lá và TLKS (%)

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh bộ cánh vảy hại lạc vụ xuân 2008 tại nghi lộc, nghệ an (Trang 39 - 82)