5 Chính trị luật pháp:

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu văn hoá philippin cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX (Trang 58 - 64)

Cuộc chiến tranh Mỹ - Philíppin kéo dài 3 năm cho đến 1901, nhng thực chất Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ kể từ ngày ký hiệp định Pari, tháng 12/1898. Trong giai đoạn chiến tranh (1899 - 1901), Philíppin nằm dới quyền cai quản của quân đội Mỹ do các viên toàn quyền quân sự đúng đầu. Giai đoạn này Philíppin không có Hiến pháp, Quốc hội và cũng không có chính quyền dân sự. Tuy nó biểu hiện dới hình thức khác nhau nhng lập pháp vẫn tồn tại. Thực chất thì công tác lập pháp bắt đầu đợc triển khai ngay từ năm 1898 để đổi cơ cấu chính quyền thời Tây Ban Nha và xác lập sự cai trị của ngời Mỹ. Từ năm 1898 đến 1906 ngời Philíppin hoàn toàn không đợc tham gia vào công việc lập pháp. Ngời Mỹ cai trị Philíppin bằng các đạo luật và sắc lệnh, không cho phép ngời Philíppin có Hiến pháp riêng. Ngời Mỹ thực thi chính sách thực dân mới của họ thông qua các viên toàn quyền. Trong suốt nữa thế kỷ thống trị Philíppin có tất cả 14 viên toàn quyền Mỹ tại thuộc địa này. Ba viên toàn quyền đầu tiên là sỹ quan quân đội đóng vai trò nh chính quyền quân cảnh và thực hiện nhiệm vụ bình định lãnh thổ Philíppin.

Năm 1901 Tổng thống Mỹ thành lập Uỷ ban Philíppin với chức năng nh một bộ chỉ huy quân sự và chuẩn bị để sau này quốc hội Mỹ thông qua đảo luật 1902. Uỷ ban Philíppin cũng chính là một cơ quan lập pháp thay thế quốc hội Mỹ cho đến năm 1907. Theo đạo luật 1902 có 3 ngời Philíppin đợc Tổng thống Mỹ mời tham gia quốc hội Mỹ nhng không có quyền biểu quyết và chỉ đợc tham gia một số cuộc họp nhất định. [2,50].

Căn cứ vào đạo luật 1902, Quốc hội đầu tiên của Philíppin dới chế độ Mỹ đợc triệu tập vào năm 1907 để tiến hành các công việc lập pháp cùng với Uỷ ban Philíppin. Quốc hội này là công cụ của Mỹ không có thực quyền và chỉ có một viện. Các thành viên Uỷ ban Philíppin do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm với sự nhất trí của Thợng viện. Các thành viên của quốc hội Philippin đợc bầu từ các tỉnh và chỉ có một số ít đợc làm việc cho uỷ ban Philíppin Thực tế thì quốc hội Philíppin đóng vai trò cố vấn trong công việc lập pháp nhng hầu nh không có quyền quyết định vì Uỷ ban Philíppin do ngời Mỹ nắm. Chỉ sau khi tổng thống Wilson thắng cử năm 1912 thì số lợng thành viên ngời Philíppin mới đợc tăng lên cả trong quốc hội lẫn uỷ ban Philippin.

Kể từ năm 1907 cùng với sự ra đời của quốc hội thì chế độ bầu cử cũng đợc áp dụng. Quốc hội Philíppin lúc đó có 170 đại biểu, trong đó có các nhân vật mà cuộc đời của họ gắn liền với giai đoạn lịch sử đau thơng nhng đầy biến động này. Đó là Sergio Oxmena và Manuel Quezon cùng 90 đại biểu đợc giành cho Đảng dân tộc. [2; 50].

Vậy trong thực tế hoạt động của Quốc hội Philíppin nh thế nào? cho đến năm 1916 thành viên của Quốc hội chủ yếu là ngời bản xứ nhng lại không có thực quyền. Ngời Philíppin tập trung thảo luận hai vấn đề cốt tử - đó là đòi chuyển giao nền độc lập và đòi quyền quyết định các vấn đề lập pháp. Vì thế đã liên tục gây ra xung đột căng thẳng về quan điểm trong Quốc hội, đặc biệt là trong quá trình ban hành chính sách của viên toàn quyền.

của họ. Đạo luật tự trị của Philíppin năm 1916 (còn gọi là đạo luật Jones - tác giả đạo luật) là một ví dụ, một trong những điều khoản chính của đạo luật là quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Philíppin nh sau:

+ Thành lập Quốc hội hai viện (theo mô hình Mỹ). + Thành viên của hai viện sẽ là ngời Philíppin.

+ Các thành viên của thợng viện do dân bầu nhng phải đợc viên toàn quyền nhất trí.

Uỷ ban Philíppin coi nh chấm dứt hoạt động và Quốc hội Philíppin là cơ quan lập pháp của ngời Philíppin. Ngay sau đó, Quốc hội đợc tổ chức lại thành Quốc hội hai viện: Thợng viên có 24 thành viên là thợng nghị sỹ; Hạ viện có 90 thành viên. Trong số 24 thành viên của Thợng viện có 22 nghế do bầu cử và 2 ghế đại diện cho dân chúng vùng không theo công giáo do viên toàn quyền bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Thợng nghị sỹ là 6 năm [2; 51].

Một sự kiện quan trọng của ngành lập pháp Philíppin là việc triệu tập Quốc hội năm 1934 để chuẩn bị tiếp nhận đạo luật Tyding - Mc Duffie. Quốc hội năm 1934 đợc coi là Quốc hội lập hiến vì nó ráo riết chuẩn bị cho sự ra đời của Hiến pháp năm 1935. Quốc hội này khai mạc vào tháng 7/2934 và kết thúc vào tháng 2/1935, có 202 đại biểu tham dự [2; 51]. Đạo luật Tyding - Mc Duffie quy định Philíppin có quyền lập pháp riêng, nhng phải đợc Tổng thống Mỹ phê chuẩn, Philíppin sẽ nhận đợc độc lập sau 10 năm thực quyền tự trị của mình. Hiến pháp năm 1935 có một ý nghĩa pháp lý và chính trị đặc biệt. Đó là thành quả của 40 năm đấu tranh của một dân tộc. Dĩ nhiên việc chuẩn bị trao trả độc lập cho Philíppin còn do ảnh hởng của nhiều yếu tố không kém phần quan trọng, nhng cũng là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 và tình hình quốc tế đang thay đổi khi mà phát xít Nhật đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh tại Thái Bình Dơng.

Năm 1941 phát xít Nhật xâm lợc Philíppin, Chính phủ của Tổng thống Queson chạy sang Mỹ tị nạn. Suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, quyền lập pháp thuộc về uỷ ban hành pháp Philíppin do Bộ chỉ huy quân sự Nhật điều

hành. Uỷ ban hành pháp Philíppin thực hiện cả chức năng hành pháp lẫn chức năng lập pháp. Thành viên của uỷ ban hành pháp đều là ngời Philíppin nhng mọi quyết định đều phải tuân thủ yêu cầu của Bộ chỉ huy quân sự Nhật.

C. Kết luận:

Văn hoá là thành quả lao động và sáng tạo của con ngời tạo dựng nên trong lịch sử của mình. Trải qua một quá trình lâu dài đấu tranh gìn giữ và phát triển nền văn hoá dân tộc trớc sự tấn công của các nền văn hoá bên ngoài, đặc biệt là văn hoá của kẻ đi xâm lợc (văn hoá Mỹ), văn hoá Philíppin vẫn tiếp tục phát triển và phát triển một cách mạnh mẽ trong những điều kiện hết sức khó khăn của dân tộc để đạt đợc những thành tựu hết sức tự hào. Điều đó chứng tỏ sức mạnh dân tộc và ý thức cội nguồn của ngời dân Philíppin.

Tuy văn hoá Philíppin không đồ sộ nh văn hoá Thái Lan, Lào, Mianma, Inđônêxia . nh… ng nền văn hoá này cũng đạt đợc những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực ngôn ngữ - chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc .… thể hiện sự tài tình, óc sáng tạo của con ngời Philíppin. Do thời kỳ này Philíppin còn đang chịu sự thống trị của Mỹ cho nên không thể thu hút đợc tất cả nội lực để xây dựng nên một nền văn hoá rực rỡ, nhng những gì mà ngời dân xứ sở này tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử của mình, đặc biệt là trong thời kỳ lịch sử đầy khó khăn này của đất nớc khiến chúng ta cũng phải khâm phục.

Do điều kiện lịch sử đất nớc chi phối cho nên nền văn hoá bản địa đã không đợc phát triển một cách tơng xứng và đã bị văn hoá bên ngoài chi phối, nhng văn hoá Philíppin giai đoạn này vẫn giữ đợc bản sắc riêng của mình và vẫn đủ sức để chống lại nền văn hoá ngoại nhập, ít nhiều đã bản địa hoá đợc một số yếu tố văn hoá bên ngoài để cho phù hợp hơn với tính cách và tâm hồn con ngời Philíppin.

Philíppin là một đất nớc tiêu biểu vừa mang tính khu vực vừa mang tính riêng biệt độc đáo của mình. Nằm trong khu vực Đông Nam á nên có nhiều nét tơng đồng với văn hoá Đông Nam á, nh điều có chung nền tàng văn hoá Nam

á, lấy sản xuất nông nghiệp làm phơng thức sinh hoạt kinh tế, chịu ảnh hởng của dòng văn hoá Châu á. Nhng bên cạnh đó Philíppin lại có đặc điểm riêng

mà các nớc trong khu vực không có, nh sớm ảnh hởng văn hoá phơng Tây và bị văn hoá phơng Tây chi phối.

Mặc dù vậy tất cả những thành tựu mà ngời dân Philíppin tạo nên trong thời kỳ này thật đáng tự hào, đó là sự thăng hoa do tài năng cũng nh nhiệt huyết của con ngời Philíppin, tạo nên một phong cách, một lối sống, một phong tục tập quán vừa trong sáng thuần khiết, vừa gần gũi hoà đồng. Nó nh dòng nớc mát ngọt ngào nuôi dỡng những mầm mống nghệ thuật, là nền tảng vững chắc để xây dựng nên bản sắc văn hoá hiện đại Philíppin.

Hiện nay Chính phủ và nhân dân Philíppin đang cố gắng lu giữ, bảo vệ và khôi phục lại những giá trị của các nền văn hoá trớc đây để văn hoá Philíppin ngày càng phát triển, sánh vai với các nền văn hoá trong khu vực và trên thế giới. Trong đó chúng ta tin tởng rằng văn hoá Philíppin giai đoạn này là một thời kỳ hết sức quan trọng không thể thiếu đợc trong tiến trình phát triển văn hoá Philíppin.

Đến với Philíppin chúng ta sẽ đợc tiếp xúc với những con ngời dạn dị, vị tha, yêu đời và tốt bụng, chúng ta sẽ đợc hoà mình vào những đêm hội mang giá trị nghệ thuật cao, để đợc thởng thức những món ăn đặc biệt của xứ dừa và đợc thả hồn du dơng theo nhịp trống thiên thai làm nức lòng ngời mà không một nơi nào có ở Đông Nam á. Đất nớc Philíppin tơi đẹp đang chờ đón chúng ta và chúng ta đừng nên bỏ lỡ một cơ hội đến với Philíppin.

D. tài liệu tham khảo

[1]. Các nớc Đông Nam á (1974). Nxb Sự thật

[2]. Cao Minh Chơng (1998). Nhà nớc cộng hoàPhilippin. Một số vấn đề về chính trị, luật pháp. Nghiên cứu Đông Nam á, số 3 (31) 1998, tr: 46 - 56

[3]. Phan Hữu Dật (1992). Văn hoá lễ hội các dân tộc Đông Nam á. Nxb Văn hoá dân tộc.

[4]. Ngô Văn Doanh (1998). Danh thắng và kiến trúc Đông Nam á. Nxb Văn hoá t tởng, Hà Nội.

[5]. Đinh Quý Độ (1997), kinh tế Philíppin. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [6]. Nguyễn Tấn Đắc (2003), Văn hoá Đông Nam á. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[7]. Địa lý kinh tế xã hội các nớc ASEAN (1999). Nxb Khoa học xã hội 1999.

[8]. Trịnh Huy Hoá (2002), Đối thoại với các nền văn hoá ở Philíppin. Nxb trẻ.

[9]. Phan Ngọc Liên (1998), Khái niệm thuật ngữ lịch sử phổ thông. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc Liên (1998), Lợc sử Đông Nam á. Nxb Giáo dục Hà Nội. [11]. Đức Ninh (1996), Tìm hiểu lịch sử văn hoá Philíppin. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[12]. Vũ Dơng Ninh (1991), Các nớc ASEAN Nxb T tởng lý luận, Thành phố Hồ Chí Minh.

[13]. Viện nghiên cứu Đông Nam á (1998), 25 năm nghiên cứu Philíppin. Nxb Khoa học xã hội.

[14]. Viện nghiên cứu Đông Nam á (1995), Tìm hiểu lịch sử kinh tế - văn hoá Đông Nam á Hải đảo. Nxb Văn hoá t tởng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu văn hoá philippin cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w