Phong tục tập quán và lễ hội:

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu văn hoá philippin cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX (Trang 47 - 58)

Khi bàn về phong tục tập quán và lễ hội của một dân tộc, ngời ta thờng đề cập đến những tập tục truyền thống đợc duy trì qua nhiều thời đại và những tập tục xuất hiện gần đây do sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc và gắn liền với những phơng thức sản xuất tiên tiến, với lối sống hiện đại. Ngời ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa những ngày hội mùa, hội rớc thành hoàng làng truyền thống với những nghi lễ hiện đại nh lễ kỷ niệm quốc khánh, hay sinh nhật của một vị Tổng thống, dù rằng vẫn là những bài ca, những đêm biểu diễn nghệ thuật, những trò giải trí vui chơi. Nhng những ngày lễ hiện đại ấy sẽ thiếu hẳn niềm say mê hoà nhập, gắn bó của mỗi con ngời, điều đó chỉ ở những lễ hội dân gian truyền thống mới có đợc. Dù chúng ta đến với những con ngời sống trong ngôi nhà sang trọng, hiện đại với nếp sống văn minh, chúng ta sẽ không thể hiểu đợc họ nếu bỏ qua quá khứ nhất là cái quá khứ, quá gần gũi và vẫn song song tồn tại với đời sống hiện đại của một dân tộc, nhất là dân tộc nh dân tộc Philíppin, dân tộc vốn rất gần gũi với thiên nhiên và còn giữ lại nhiều nghi lễ truyền thống.

ở Philíppin có một điều rất khác biệt là tất cả các tập tục truyền thống đều có nguồn gốc, hoặc ít nhiều gắn liền với một tôn giáo hoặc tín ngỡng nào đó. Chính vì lẽ đó ở đề tài này chúng tôi sẽ đề cập đến những phong tục tập quán và lễ hội truyền thống của Philíppin trong khung cảnh tín ngỡng tôn giáo của họ. Hơn nữa những vấn đề đề cập ở đây là quá trình tiếp nối và phát triển những giá trị truyền thống trớc đó chứ không phải là quá trình hình thành của nó.

* Phong tục tập quán: Phong tục tập quán thể hiện nét văn hoá đặc sắc

của ngời Philíppin. Qua mỗi thời kỳ lịch sử nó có những biểu hiện khác nhau, nhng cái cốt lõi vẫn là sự thể hiện nét văn hoá truyền thống của ngời dân Philíppin vốn rất gần gũi với tự nhiên.

chủ yếu. Thức ăn chính của họ là cơm và sản phẩm nông nghiệp khác. Từ bao đời nay họ vẫn sống thanh bình trong các ngôi nhà sàn rất phù hợp với khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa. Kiểu nhà sàn ngời Tagan trớc đây thật đáng lu ý. Những ngôi nhà cao cách mặt đất 1m50 đến 2m, dựng trên những thân cây gỗ lớn. Phần dới các ngôi nhà này chỉ dùng làm nơi cất giữ nông cụ, lơng thực hoặc nhốt gia súc. Thờng thì nó chỉ có một tầng duy nhất. Đồ dùng trong nhà thật đơn giản - một chiếc bàn, vài ba chiếc ghế, họ ít dùng giờng mà chỉ trải chiếu trên sàn để ngủ.

Xung quanh nhà thờng là một mảnh vờn nhỏ có các loại cây ăn trái và một vờn rau đủ loại. Mùa nớc lớn, xuồng nhỏ là phơng tiện đi lại thuận lợi nhất.

Ngời Philíppin ít ăn thịt, món ăn chủ yếu của họ là cá, rau và các loại hoa quả. Tuy nhiên họ chế biến món ăn khá cầu kỳ và ngon miệng. Món ăn mà họ a thích nhất là món thịt hoặc cá hầm với me chua và thêm vài loại gia vị và lá cây trồng đợc. Thịt trâu bò, gia súc mang ớp muối, phơi khô làm thành món Tapa. Tuy thế ngời Philíppin cũng có thể hài lòng với chút cơm ăn với ớt đỏ hoặc hạt tiêu, họ sẵn lòng ăn cơm với đờng, mật, những thứ rất sẵn trong tự nhiên. Tuy vậy ngời Philíppin luôn mến khách và luôn thiết đãi rất thịnh soạn, nhất là vào các dịp hội hè, ma chay, cới xin .…

Ngời Philíppin cũng rất thích hút thuốc lá, lúc nào họ cũng ngậm một điếu thuốc lá lớn trên miệng. Phụ nữ có khi còn hút nhiều hơn nam giới. Tập tục này mới chỉ xuất hiện khi ngời Tây Ban Nha đến đây, tuy nhiên tục nhai trầu thì đã tồn tại từ ngàn xa ở Philíppin.

2- Tục nhai trầu: Tục nhai trầu phổ biến ở các nớc Đông Nam á. Ngời ta nhai trầu không chỉ vì nghiện mà nó còn mang nhiều nét văn hoá. Xung quanh chuyện nhai trầu mỗi dân tộc trong khu vực đều xây dựng những truyền thuyết để giải thích tập tục này. Các chi tiết câu chuyện ở mỗi dân tộc có khác nhau, nhng tựu trung nội dung đều phản ánh tình cảm gắn bó của anh em, vợ chồng trong đó mỗi thành phần của miếng trầu là biểu tợng của mỗi nhân vật. "Miếng

họ hàng, bè bạn. Trong tiệc cới miếng trầu còn thể hiện sự gắn bó thuỷ chung của cặp vợ chồng trẻ. Trong quà cới hỏi mà nhà trai trao cho nhà gái vẫn thờng có hộp trầu cau. Nhà gái nhận quà tức là đã đồng ý gả con gái. Không chỉ trong ngày vui, mà trong những dịp tang lễ ngời ta cũng mang trầu ra mời khách để mọi ngời cùng chia buồn với mình.

Trong sinh hoạt hàng ngày ngời Philíppin không thể thiếu miếng trầu. Thành phần chính của miếng trầu cũng nh ở các dân tộc Đông Nam á, bao gồm lá trầu có quyệt vôi với miếng cau. Ngời ta có thể nhai thêm một miếng vỏ cây và một ít thuốc lào cho thêm vị đậm. Lá trầu thờng đợc quấn theo chiều dọc xung quanh miếng cau cắt hình con suối. Vôi ăn trầu là thứ vôi đợc làm từ vỏ sò rất sẵn trên bờ biển Philíppin. Theo ngời Philíppin ăn trầu làm cho răng bền và đẹp, không bị sâu. Trầu kích thích tiêu hoá. Rõ ràng nhờ nhai trầu mà ngời ta có thể không uống rợu. Thậm chí có thể nhịn ăn suốt ngày. Nớc cốt của trầu dùng để chữa một số bệnh và xoa lên cơ thể trẻ nhỏ làm cho chúng cứng cáp hơn. Bã trầu gọi là Sapo thờng bị quẳng đi nh một thứ vô dụng, nhng đôi khi ngời ta nuốt nói hoặc rệt nó lên thợng vị của trẻ con bị ốm rất có hiệu nghiệm. Nếu ai đó không ghiện trầu, ngời ta cũng có thể nhai đôi ba miếng sau bữa ăn tối. Những ngời giàu có, quyền quý bao giờ cũng có những hộp đựng trầu cau thật đẹp - một thứ tang trí biểu hiện của sự giàu sang. Đối với ngời Hồi giáo Môrô thì tục lễ này không cấm nhng cũng không đợc khuyến khích, song nhiều ngời theo đạo Hồi vẫn nhai trầu.

3- Trang phục: Trang phục của các dân tộc Philíppin rất đa dạng và tuỳ thuộc vào điều kiện sống của họ. Các dân tộc đồng bằng mặc tơng đối giống nhau, chỉ khác về màu sắc. Ngời Tagan có trang phục khá tiêu biểu cho các dân tộc này. Nam giới mặc quần dài ống hẹp gọi là Jarata, áo sơ mi dài có cổ đứng may bằng thứ vải thô của địa phơng, bỏ ngoài quần, họ thờng đội chiếc mũ đan bằng tre hoặc mây. Quần áo phụ nữ gồm có chiếc Sarông rộng, áo ngắn với hai ống tay rộng và một áo khoác ngoài, đầu quấn khăn, cuối cùng là chiếc dây lng.

Những ngời giàu có thờng mặc quần áo may bằng vải thêu, cúc áo làm bằng vàng, bạc hoặc đá quý, kim cơng.

Trang phục của ngời Vizaya lại hơi khác với ngời Tagan. Nam giới cũng nh phụ nữ Vizaya đều để tóc dài, đôi khi giống ngời MãLai, họ buộc tóc bằng chiếc khăn thêu xếp hình chiếc khăn xếp. Đàn ông không xăm mình mà vẽ các màu sắc khác nhau lên khắp cơ thể trừ mặt, tai đeo vòng vàng hoặc ngà voi. Trang phục của họ gồm một chiếc áo lót không cổ, bên ngoài là áo bằng sợi bông hoặc lụa dài đến bắp chân. Họ không mặc áo sơ mi và quần dài. Phụ nữ không vẽ hình nh nam giới song lại rất duyên dáng từ cử chỉ đến bớc đi với mớ tóc dài đen quấn quanh đầu. Cả hai giới đều để ngực trần và chân trần. Những chiếc nhẫn, tràng hạt, vòng vàng với những viên đá quý màu sắc sặc sỡ làm hoàn chỉnh thêm bộ trang phục thờng ngày của họ.

ở các tỉnh phía Bắc đảo Luson, các c dân thờng mặc trang phục màu nâu hoặc xanh đen. Nhng ở các tỉnh khác ngời ta mặc quần áo có màu sắc khá sặc sở hoặc có sọc vằn có đủ các màu, đặc biệt là màu trắng, xanh hoặc đen.

Các dân tộc miền núi nh các dân tộc thiểu số khác ở Đông Nam á họ ăn mặc đơn giản. Nam giới đóng khố cởi trần, phụ nữ mặc Sarông, gần đây có thêm áo ngắn. Ngày nay nam nữ các dân tộc Philíppin thờng mặc quần áo theo lối thành thị và chỉ mặc quần áo dân tộc mình trong những ngày lễ hội.

4- Hôn nhân: ở Philíppin hôn nhân đợc xây dựng trên cơ sở đời sống một vợ một chồng, song ở mỗi nơi, tuỳ thuộc vào các tập tục tôn giáo tín ngỡng, các hình thức tổ chức và nghi lễ đợc tiến hành khác nhau. Trong các khu vực đạo Thiên chúa thì lễ đính hôn phải đợc tổ chức tại nhà thờ do cha cố đảm nhiệm. Trong các vùng Hồi giáo hôn lễ bao giờ cũng có phần đọc kinh cầu nguyện và trao tiền cới . tuy nhiên, dù theo tôn giáo nào thì hôn lễ vẫn đ… ợc tiến hành từng bớc theo tập tục truyền thống và ở các dân tộc, các tập tục này giống nhau về cơ bản.

Theo truyền thống các c dân đồng bằng, hôn nhân đợc thu xếp đơn giản giữa hai gia đình. Phía nhà trai phải trao cho nhà gái một số tiền chi phí trầu cau, quà cáp . sau đó nhà gái sẽ thách c… ới. Nếu nhà trai không đủ tiền trả dần thì phải để con đến ở và lao động ở nhà gái một thời gian nhất định. Theo tục lễ chú rể tơng lai phải trao của hồi môn và chỉ đợc quyền sử dụng khi bố mẹ vợ đã qua đời. Của hồi môn bao gồm tiền trao cho bố mẹ vợ để trả tiền nuôi cô dâu khôn lớn, thứ hai là tiền trả trớc cho lễ cới và quần áo cô dâu, công lao động của chàng trai ở nhà vợ tơng lai đợc xem là của hồi môn thứ ba. Đôi khi anh ta bị mất oan món hồi môn này khi gặp phải nhà vợ tham lam. Lúc ấy chàng trai phải tay không trở về nhà nhờng chỗ cho chàng trai khác. Điều này có thể gây tai tiếng cho cô gái, song không hề gì, bố mẹ cô chỉ quan tâm đến lợi ích trớc mắt mà không nghĩ đến danh dự con gái và gia đình. Hơn nữa hình nh đàn ông cũng không quá quan tâm đến vấn đề trinh tiết của vợ, bởi vì theo tục lệ thì cô gái tr- ớc khi đi lấy chồng phải đợc phá trinh, hoặc từ nhỏ hoặc thuê ngời làm việc này. Tuy nhiên thông thờng sau một thời gian lao động nghĩa vụ, đám cới sẽ đ- ợc tiến hành. Đám cới càng to, càng long trọng bao nhiêu thì hạnh phúc của đôi vợ chồng càng lớn bấy nhiêu. Lễ cới thờng kéo dài trong ba ngày tiệc tùng, ca hát, nhảy múa.

Sau khi cới, họ có thể ra ở riêng, cha mẹ sẽ giúp họ làm nhà và vốn kinh tế. Cũng có trờng hợp ở rể nhất là khi nhà vợ không có con trai. ở Philíppin vẫn còn tồn tại những gia đình lớn từ 15 - 20 ngời thuộc nhiều thế hệ sinh sống. Trong cuộc sống gia đình ngời phụ nữ phải chịu nhiều vất vả. Bao công việc nặng nhọc đều trút lên đầu họ, từ việc bếp núc đến đồng áng, kinh doanh . ng… - ời đàn ông ngoài việc đồng ruộng chỉ biết hút thuốc, thởng thức âm nhạc và chơi chọi gà.

Các dân tộc miền núi có một số nét đặc sắc trong hôn nhân. Ngời Negito xây dựng gia đình trên cơ sở thích hợp về thể vóc. Khi các chàng trai, cô gái yêu nhau họ đến gần nhau để đo chiều cao và vóc dáng, nếu thấy tơng ứng thì

kiện con trai phải hơn con gái dù chỉ 1 - 2 ngày. Một số dân tộc khác nh Manavô cũng thoả thuận hôn nhân cho con khi chúng còn nhỏ, nhng lễ cới đợc tổ chức khi chúng đã trởng thành. Dân tộc Iphugao cũng duy trì kiểu gia đình lớn và gia đình nhỏ, song là gia đình phụ hệ. Ngời đàn ông có thể lấy 2 - 3 vợ, song chỉ có bà cả là vợ chính thức và chỉ con bà ta mới có quyền thừa kế tài sản của cha. Trong trờng hợp vợ cả không có con thì ngời cha có quyền để tài sản cho con nào mình muốn.

Các dân tộc theo Hồi giáo tổ chức hôn nhân theo tập tục riêng, mỗi ngời đàn ông có thể lấy 4 vợ và có thể ly dị vợ này hay vợ kia bất kỳ lúc nào mà mình muốn. Song trên thực tế c dân Hồi giáo vẫn xây dựng gia đình trên nguyên tắc một vợ một chồng và những trờng hợp ly dị ít khi xẩy ra. Chỉ những ngời giàu có và có quyền thế mới có khả năng lấy nhiều vợ. ở Philíppin cha mẹ có quyền lực rất lớn đối với con cái, nhất là trong vấn đề chọn vợ gả chồng cho con. Tuy nhiên ngày nay hôn nhân thuộc về quyền của thế hệ trẻ, họ có quyền lựa chọn ngời bạn đời theo ý muốn mà không phụ thuộc vào bố mẹ.

5- Sinh đẻ: Ngày nay phụ nữ các dân tộc Philíppin cũng nh phụ nữ ở các nớc Đông Nam á đều đợc hởng chế độ bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh theo phơng pháp y học hiện đại. Khi sinh con họ đợc các bác sỹ chăm sóc, bảo vệ cho họ đ- ợc "Mẹ tròn con vuông". Nhng trớc đây phụ nữ Philíppin đã phải qua những cuộc "Vợt cạn" một mình, khiến nhiều trờng hợp tử vong cả mẹ lẫn con. Các dân tộc miền núi Philíppin cho đến nay vẫn còn sinh nở theo truyền thống xa.

Phụ nữ Montesca khi trở dạ họ đứng dậy, tựa bụng vào cây tre và áp thật mạnh cho đến khi đa bé lọt lòng. Lúc đó bà tự đặt nó vào tro ấm và tự cắt rốn cho con bằng mọi dụng cụ có sẵn quanh đó. Xong việc, bà ôm con xuống nớc tắm rửa, rồi trở lại đống tro để giữ ấm và giữ mình. Phụ nữ Negrito sống trên núi cao cũng tự lực sinh đẻ. Họ sinh con ngay trong đống tro nóng mà mình vừa đốt bên bờ suối. Sau khi sinh mẹ con sẽ xuống suối tắm và lại lên cuộn mình vào đống tro. Ngời ta cho rằng, khi sinh con ngời phụ nữ bị hôi hám nên phải

tắm rửa ngay. Điều này rất nguy hiểm, nhiều khi khiến cho họ bị băng huyết và dẫn đến tử vong. Trong khi đó các dân tộc ở đồng bằng lại có rất nhiều bà đỡ. Họ có thể giải quyết những tình huống phức tạp và đẻ khó. Với kinh nghiệm của mình, các bờ đỡ có thể dự đoán đợc giới tính của thai nhi ngay khi chúng mới đợc vài tháng tuổi.

Cũng nh các nớc Đông Nam á nông nghiệp khác, khi ngời phụ nữ mang thai họ phải tuân thủ những điều kiêng kỵ để tránh đẻ khó và tai biến khi sinh. Đặc biệt là họ rất sợ các linh hồn ác làm hại và họ sẽ có những nghi lễ giải bùa chú, hay để đảm bảo cho đứa trẻ sau khi sinh đợc khoẻ mạnh. Các nghi lễ đó còn tuỳ thuộc vào tôn giáo và tín ngỡng mà họ theo.

6- Ma chay: ở Philíppin tục thờ cúng linh hồn tổ tiên và các thần linh còn ảnh hởng rất lơn đến đời sống tinh thần của ngời dân. Bởi vậy cái chết là một sự kiện quan trọng và thiêng liêng. Mỗi dân tộc ở Philíppin đều mai táng xác chết theo phong tục riêng, kèm theo các nghi lễ phù hợp với tín ngỡng và tôn giáo của họ.

Đối với ngời theo đạo Cơ Đốc thì xác chết sẽ đợc đa đến nhà thờ để làm lễ và đọc kinh cầu nguyện. Họ hàng và bạn bè đến để tỏ lòng tôn kính và vĩnh biệt ngời quá cố ở nhà thờ hoặc ở nhà nơi đặt tử thi trong 24 giờ trớc khi mai

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu văn hoá philippin cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX (Trang 47 - 58)