PHÂN TÍCH YÊU CẦU VỀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ luận văn thạc sĩ (Trang 37)

3.3.1. Yêu cầu chung của hệ thống

- Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Đối với hồ sơ đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu hoặc hồ sơ đăng ký biến động, hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu:

+ Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ;

+ Ghi nhận tình trạng xử lý hồ sơ: Chưa được xử lý; đang xử lý; đã xử lý; đã trả người dân; bị hủy bỏ…

+ Phân quyền xem, chỉnh sửa và xử lý đối với thông tin trong hồ sơ: Xem thông tin hồ sơ; thêm mới hồ sơ vào hệ thống; chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ; xử lý hồ sơ; xem kết quả xử lý hồ sơ; lưu kết quả xử lý hồ sơ; hoàn thành việc xử lý hồ sơ, chỉnh lý biến động; hủy bỏ hồ sơ đã hoàn thành, khôi phục dữ liệu gốc…

- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địa chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại VPĐK cấp tỉnh đối với hồ sơ của tổ chức và cấp huyện đối với hồ sơ hộ gia đình/cá nhân và chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy nhập thông tin trong CSDL;

- Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu;

- Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử;

- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục BĐĐC đối với từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ;

- Ứng dụng công nghệ GIS để quản lý, chỉnh lý, cập nhật dữ liệu không gian.

3.3.2. Yêu cầu các chức năng.

3.3.2.1. Phần mềm đăng ký cấp giấy chứng nhận và cập nhật thông tin biến động đất đai. đất đai.

Phần mềm đảm bảo các nhóm chức năng sau đây:

- Quản trị người sử dụng: Quản lý cấp quyền đăng nhập sử dụng hệ thống (thêm người dùng, cấp quyền sử dụng các chức năng theo từng đơn vị hành chính, khóa quyền sử dụng của người dùng)

- Quản lý danh mục: Đơn vị hành chính; loại đất; mục đích sử dụng đất; các loại giấy tờ; tài sản gắn liền với đất.

- Tìm kiếm: Tìm kiếm thông tin theo thửa đất, theo chủ sử dụng; thông tin hồ sơ đăng ký.

- Đăng ký và xử lý biến động đất đai cho 23 loại biến động (Tách thửa; Gộp thửa; Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cả thửa; Cho thuê; Chấm dứt cho thuê; Thế chấp; Xóa thế chấp; Thừa kế quyền sử dụng đất cả thửa; Cho, tặng quyền sử dụng đất cả thửa; Giao đất thu hồi đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Thay đổi thời hạn sử dụng đất; Thay đổi về những hạn chế quyền sử dụng đất; Thay đổi nghĩa vụ tài chính về đất đai; Thu hồi GCN; Cấp đổi GCN; Thay đổi hình dạng thửa đất; Chỉnh lý thông tin chủ; Cấp mới GCN quyền sử dụng đất; Cấp lại GCN ; Sai sót,

nhầm lẫn về nội dung thông tin đã ghi trong CSDL; Thay đổi diện tích do đo đạc lập BĐĐC mới mà có; Thay đổi số thứ tự thửa đất, số thứ tự tờ bản đồ) theo quy trình một cửa gồm 06 bước như sau:

+ Bước 1: Tiếp nhận đăng ký biến động; + Bước 2: Nhập đơn đăng ký biến động; + Bước 3: Xử lý biến động;

+ Bước 4: Kê khai đăng ký sau xử lý biến động; + Bước 5: In GCN;

+ Bước 6: Trả kết quả và kết thúc hồ sơ. - Quản lý thông tin biến động;

- Tra cứu thông tin lịch sử thửa đất;

- Tổng hợp các sổ bộ: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN, sổ biến động; - Thống kê đất đai theo các biểu mẫu quy định của Bộ TNMT;

- Thống kê danh sách đủ điều kiện cấp GCN;

3.3.2.2. WebGis đất đai

Trang thông tin điện tử hỗ trợ việc tra cứu thông tin đất đai qua môi trường mạng Internet. Hệ thống đảm bảo các chức năng:

- Chọn đơn vị hành chính cần tra cứu thông tin;

- Các chức năng thao tác trên bản đồ: phóng to, thu nhỏ, di chuyển, hiển thị bản đồ…

- Xem thông tin thửa đất trực tiếp trên bản đồ

- Tìm kiếm thông tin thửa đất theo tờ, thửa và theo tên chủ; - Tra cứu kết quả xử lý hồ sơ biến động;

- Tra cứu thông tin lịch sử thửa đất; - Thống kê, tổng hợp thông tin đất đai.

3.4. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 3.4.1. Microsoft Visual Studiol và Visual Basic .NET 3.4.1. Microsoft Visual Studiol và Visual Basic .NET

Microsoft Visual Studio là môi trường phát triển tích hợp chính (Integrated Development Environment (IDE) được phát triển từ Microsoft. Đây là một loại phần mềm máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phần mềm.

Microsoft Visual Studio được phát triển dựa trên một mã ngôn ngữ gốc (native code) cũng như mã được quản lý (managed code) cho các nền tảng được hỗ trợ Microsoft Windows, Windows Mobile, .NET Framework, .NET Compact Framework và Microsoft Silverlight. Visual Studio hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ lập trình, có thể kể tên như sau: C/C++ ( Visual C++), VB.NET (Visual Basic .NET), và C# (Visual C#)… cũng như hỗ trợ các ngôn ngữ khác như F#, Python, và Ruby; ngoài ra còn hỗ trợ cả XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript và CSS…

Microsoft Visual Studio có những chức năng cơ bản sau: soạn thảo mã (code editor); Trình gỡ lỗi (debugger); và Thiết kế (Designer). Trong đó chức năng Designer được xem là một trong những điểm nhấn của Microsoft Visual Studio.

3.4.2. ArcGis Engine

3.4.2.1. Tổng quan về ArcGis Engine

Hình 3.3: Các thành phần của ArcGis Engine

ArcGIS Engine là một thư viện đầy đủ các thành phần để phát triển xây dựng các ứng dụng GIS. ArcGIS Engine được hỗ trợ trên Windows, Solaris, và Linux. Các thành phần chính của ArcGIS Engine bao gồm[10,13]:

Base services: Phần cốt lõi của GIS, ArcObjects cần thiết cho hầu như bất kỳ một ứng dụng GIS

Data access: ArcGIS Engine cung cấp khả năng truy cập tới một loạt các định dạng của CSDL không gian.

Map presentation: ArcObjects cung cấp khả năng tạo bản đồ, khả năng hiển thị đối tượng, nhãn mác và khả năng lập bản đồ chuyên đề.

Developer components: Các giao diện điều khiển cao cấp cho người dùng để phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng, hiệu quả và toàn diện.

Extensions: ArcGIS Engine Runtime được triển khai với các chức năng tiêu chuẩn hoặc có phần mở rộng bổ sung với các chức năng tiên tiến, cao cấp.

3.4.2.2. ArcGIS Engine Developer Kit

ArcGIS Engine Developer Kit là sản phẩm phát triển phần mềm cơ bản để xây dựng và triển khai ứng dụng GIS tùy chỉnh. ArcGIS Engine Developer Kit không phải là một sản phẩm người dùng đầu cuối, mà là một bộ công cụ cho các nhà phát triển ứng dụng. Nó có thể được sử dụng để xây dựng một ứng dụng GIS cơ bản hoặc toàn diện và là công cụ để tạo ra các công cụ biên tập GIS. ArcGIS Engine Developer Kit có thể tạo ra các giao diện tùy biến cho các bản đồ một cách linh hoạt, dễ dàng. ArcGIS Engine Developer Kit cung cấp các công cụ quản lý cơ bản của ArcGis để tạo APIs thân thiện, chất lượng. Các công cụ đó bao gồm: MapControl, PageLayoutControl, SceneControl, GlobeControl, ToolbarControl, TOCControl, ReaderControl.

3.4.2.3. ArcGIS Engine Runtime

Hình 3.4: Chức năng của ArcGis Engine và ArcGis Engine Runtime

Tất cả các ứng dụng được xây dựng với ArcGIS Engine Developer Kit khi triển khai thành công cần phải có bộ ArcGIS Engine Runtime với bản quyền tương ứng.

ArcGIS Engine Runtime cơ bản cung cấp chức năng cốt lõi của tất cả các ứng dụng GIS. Ở cấp độ này ArcGIS Engine Runtime cung cấp khả năng để làm việc với các định dạng khác nhau raster và vector; trình bày bản đồ và tạo CSDL; tìm kiếm không gian, thuộc tính. Cấp độ này cũng cho phép tạo ra dữ liệu cơ bản, chỉnh sửa shapefiles và personal geodatabase đơn giản, và phân tích GIS.

Chức năng cập nhật CSDL địa lý (Geodatabase Update Option) của ArcGIS Engine Runtime có khả năng để tạo và cập nhật một CSDL địa lý ở cấp độ lớn, đa người sử dụng. ArcGIS Engine truy cập vào hệ quản lý CSDL quan hệ (RDBMS) thông qua ArcSDE để hỗ trợ đa người sử dụng xử lý trên dữ liệu không gian. Ngoài

ra, các chức năng mở rộng của ArcGIS Engine Runtime còn có các chức năng phân tích không gian; chức năng hiển thị, phân tích 3D; phân tích mạng.

3.4.2.4. Giao diện lập trình ứng dụng (APIs) được ArcGIS Engine hỗ trợ

ArcGis Engine Developer Kit cung cấp 04 APIs cho người lập trình phát triển phần mềm ứng dụng GIS đó là: COM, .NET, Java, và C++. Mỗi APIs khác nhau cung cấp một môi trường hỗ trợ lập trình khác nhau. Khi làm việc với ArcGis Engine, ESRI khuyến cáo và hỗ trợ các nhóm môi trường phát triển (IDEs):

Các ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ trong COM-API: Visual Basic 6 sp3 trở lên; Visual C++ 6 sp3 trở lên; Visual C++ (Visual Studio .NET 2003 hoặc cao hơn).

Các ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ trong .NET-API: C# (Visual Studio .NET 2003 with .NET Framework 1.1 hoặc cao hơn); VB.NET (Visual Studio .NET 2003 with .NET Framework 1.1 hoặc cao hơn).

Các ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ trong Java-API: Eclipse v. 3.0 or 3.0.1; JBuilder™ X; NetBeans 3.6.

Các ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ trong C++ -API: Visual C++ sp3 (hoặc cao hơn) for Windows; Visual C++ (VS.NET 2003) for Windows; GCC 3.2 C++ for Linux (Intel); WorkShop 6 Update 2 for Sun Solaris;

3.4.3. ArcGis Server

Arcgis Server là một trong những sản phẩm của hãng Esri, là nền tảng để xây dựng một hệ thống GIS có quy mô lớn, đa người sử dụng, tích hợp nhiều tính năng GIS mạnh và được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn công nghiệp. ArcGis Server được xây dựng gồm nhiều thành phần nên có thể triên khai trên nhiều máy chủ khác nhau, mỗi thành phần nắm giữ một vai trò cụ thể trong quá trình vận hành hệ thống. ArcGis Server làm việc như một máy chủ ứng dụng phân tán dữ liệu không gian dưới nhiều định dạng tới các ứng dụng khác nhau qua mạng Internet[14].

Hình 3.5: Các thành phần của hệ thống ArcGIS Server

- Máy chủ GIS (GIS Server):

lưu trữ và chạy các ứng dụng server. Một GIS server bản thân nó có 2 phần: một SOM (Server Ob ect Manager) quản lý những dịch vụ chạy trên server và một hoặc nhiều SOC (Server Ob ect Containers) chứa những dịch vụ mà SOM quản lý. Phụ thuộc vào cách cấu hình, SOM và SOC có thể chạy trên cùng một máy hoặc các SOC có thể chạy trên nhiều máy.

- Máy chủ web (Web Server):

lưu trữ các ứng dụng và dịch vụ Web có sử dụng các thành phần chạy trên máy chủ GIS.

- Client: là các ứng dụng Web, Mobile, and Desktop kết nối đến ArcGis Server thông qua hệ thống mạng LAN hay Internet.

- Data Server: Các máy chủ chứa toàn bộ CSDL GIS. Trong đó, ArcSDE là một ứng dụng trên máy chủ dữ liệu, mà ứng dụng của nó là lưu trữ và quản lý dữ liệu không gian dựa trên những hệ quản trị CSDL thịnh hành hiện nay (IBM DB2, Informix, Microsoft SQL Server, và Oracle), nhằm tăng khả năng khai thác dữ liệu từ các ứng dụng đơn lẻ.

- Manager and ArcCatalog administrators: Là ứng dụng dùng để quản trị các CSDL GIS và các dịch vụ GIS

- ArcGIS Desktop: Là một ứng dụng GIS kết nối trực tiếp đến Data Server để tạo lập dữ liệu GIS.

Đặc điểm nổi bật của ArcGIS Server

- Khả năng làm việc với nhiều loại dữ liệu, hỗ trợ chuyển đổi nhiều hệ quy chiếu, khả năng kết nối với nhiều hệ quản trị CSDL như IBM DB2, IBM Informix,

Oracle, Microsoft Access, Microsoft SQL Server, PostgreSQL; khả năng làm việc với chuẩn Open Geospatial Consortium (OGC). ArcGIS Server hỗ trợ rất nhiều loại dịch vụ phục vụ cho từng chức năng riêng biệt (xem thêm tại http://resources.arcgis.com)

- ArcGIS Server có thể tương thích hoàn toàn với hệ thống phần mềm đa dạng của ESRI và của các hãng khác, bao gồm cả các phầm mềm mã nguồn mở.

- Ngoài ra ArcGIS Server cung cấp bộ thư viện đồ sộ tuỳ theo các ngôn ngữ cho lập trình ứng dụng mạng như: với Java có Java ADF, với .NET có .NET ADF, ứng dụng Rich Internet Applications (RIA) như Flex, Silverlight/WPF và JavaScript Application. ArcGIS Server đặc biệt mạnh với các ứng dụng RIA đáp ứng được xu thế xây dựng các ứng dụng Internet hiện nay, nhất là đối với các ứng dụng sử dụng dữ liệu không gian.

Hình 3.6: Các hướng phát triển ứng dụng ArcGIS Server

- Về cơ bản ArcGIS Server là công cụ để cung cấp các dịch vụ dữ liệu không gian do đó có thể hỗ trợ đa nền tảng Desktop, console, web, mobile… cho đến các ứng dụng điện toán đám mây.

Tóm lại, ArcGIS Server là gói phần mềm hỗ trợ rất nhiều cho lập trình ứng dụng GIS trên mạng. Những điểm mạnh sẽ bộc lộ khi sử dụng kèm với các sản phẩm khác của ESRI. Đây là một giải pháp toàn diện cho việc phát triển GIS.

3.4.4. Silverlight

Silverlight là một dạng plug-in dựa trên công nghệ của Microsoft .Net, nó độc lập với đa nền tảng và đa trình duyệt, cho phép phát triển các ứng dụng đa phương tiện đặc biệt là các ứng dụng trên web. Silverlight cung cấp một mô hình lập trình lập trình mềm dẻo và đồng nhất, nó hỗ trợ A ax, Python, Ruby và các ngôn ngữ lập trình .Net như VB.NET, C#.NET. Khả năng đa phương tiện của Silverlight thể hiện ở mức độ truyền tải âm thanh và hình ảnh chất lượng cao một cách nhanh chóng và hiệu quả trên tất cả các trình duyệt chính như IE, Firefox, Safari… Đây là một hướng đi để phát triển các sản phẩm web tương lai “Light up the web”.

3.4.4.1. Các đặc tính của Silverlight

Silverlight kết hợp nhiều công nghệ vào một nền tảng phát triển, nó cho phép chúng ta được lựa chọn nhiều công cụ và ngôn ngữ lập trình thích hợp để giải quyết các bài toán. Silverlight cung cấp các tính năng sau[15]:

- Sự kết hợp của WPF và XAML: Silverlight là một gói thu nhỏ của công nghệ Windows Presentation Foundation (WPF). Nó được mở rộng nhiều hơn các Element trong trình duyệt để tạo giao diện người dùng. WPF cho phép tạo ra đồ họa 3 chiều, hình ảnh động, đa phương tiện và nhiều tính năng phong phú khác trên máy khách. Ngôn ngữ XAML (eXtensible Application Markup Language) cung cấp các cú pháp đánh dấu đặc trưng cho việc tạo các Element.

- Mở rộng cho ngôn ngữ kịch bản: Silverlight cung cấp việc mở rộng cho các ngôn ngữ kịch bản (Javascript) ở một số các trình duyệt phổ biến để thể hiện việc trình bày giao diện và thao tác người dùng một cách phong phú hơn.

- Sự tích hợp với các ứng dụng đã có: Silverlight tích hợp liền mạch với ngôn ngữ avascript và mã A ax của ASP.Net để bổ sung các chức năng đã xây dựng được. Chúng ta có thể tạo những tài nguyên trên nền máy chủ có trong ASP.NET và sử dụng các khả năng của A ax trong ASP.NET để tương tác với tài nguyên trên nền máy chủ đó mà không làm gián đoạn người dùng.

- Sử dụng mô hình ngôn ngữ lập trình trên nền tảng .Net Framework và các công cụ để kết hợp: Có thể tạo các ứng dụng trên nền tảng Silverlight và sử dụng các ngôn ngữ động như Inron Python cũng như là các ngôn ngữ C# và Visual

Basic. Chúng ta cũng có thể sử dụng các công cụ phát triển như Visual Studio để tạo ứng dụng trên nền tảng Silverlight

- Hỗ trợ mạng: Silverlight bao gồm các hỗ trợ cho HTTP qua TCP. Chúng ta có thể kết nối tới các dịch vụ của WCF, SOAP, hoặc ASP.NET AJAX và nhận về

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ luận văn thạc sĩ (Trang 37)