Bảng tổng hợp ba nhóm bệnh thời tiết, hô hấp, phụ nữ

Một phần của tài liệu Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh thời tiết, bệnh hô hấp, bệnh phụ nữ ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 62 - 83)

1. Lý do chọn đề tài

3.8.Bảng tổng hợp ba nhóm bệnh thời tiết, hô hấp, phụ nữ

Bản 3.12. Bảng tổng hợp 3 nhóm bệnh thời tiết, hô hấp, phụ nữ

TT Nhóm bệnh Thời tiết Hô hấp Phụ nữ

1 Số lượng loài 48 35 34 2 Dạng thân Leo 2 1 3 Thảo 31 28 19 Gỗ 7 2 9 Bụi 7 5 3 Lá 19 11 13 Thân và cành 4 4 3 Cả cây 16 12 9 Rễ 3 2 3 3 Quả 1 3 3 Hạt 2 1 1 Củ 2 3 5 Vỏ 1 1 1 Ngọn 2 1 0 Hoa 1 2 2 Gai 0 0 1 4 Số lượng các bộ phận sử dụng Cả cây 16 12 9 1 bộ phận 32 24 26 2 bộ phận 11 4 7 3 bộ phận 1 1 0 5 Cách sử dụng Dùng tươi 21 8 4 Sắc 32 26 28 Sao 1 4 4 6 Bài thuốc 5 5 7

Nhóm bệnh thời tiết chiếm ưu thế hơn cả về số lượng loài là 48 loài, dạng thân thảo 31 loài, sử dụng 1 bộ phận 32 loài chủ yếu là lá 19 loài, cách sử dụng dùng sắc 32 loài.

Trong khi đó nhóm bệnh Hô hấp 35 loài, dạng thân thảo 28 loài, sử dụng 1 bộ phận 24 loài chủ yếu là cả cây 12 loài, cách sử dụng dùng sắc 26 loài

Nhóm bệnh phụ nữ có 34 loài, bộ phận sử dụng là lá 13 loài và cả cây 9 loài và dùng sắc 28 loài. Điều này chứng tỏ người dân nơi đây chú trọng trồng những cây thuốc chữa nhóm bệnh thời tiết (cảm cúm, cảm lạnh, sốt,...) là chủ yếu còn nhóm bệnh hô hấp và nhóm bệnh phụ nữ chiếm tỉ lệ ít hơn.

KẾT LUẬN

1. Qua điều tra ban đầu ba nhóm bệnh làm thuốc ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã xác định được 100 loài với 95 chi, 52 họ của 3 ngành thực vật bậc cao là Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Mộc Lan (Magnoliophyta); trong đó ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 98% tổng số loài.

2. Có 7 họ nhiều loài nhất chiếm 40,00% so với tổng số loài đã xác định được. Trong đó họ Cúc (Asteraceae) có 12 loài chiếm 12,00%, họ Hoa môi (Lamiaceae) có 7 loài chiếm 7,00% và họ Lúa (Poaceae) có 5 loài chiếm 5,00%. Các họ khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Trong các dạng thân được sử dụng, nhóm cây thân thảo với 63 loài chiếm 63,00%, tiếp đến là nhóm cây thân bụi với 14 loài chiếm 14,00%, nhóm cây thân gỗ có 17 loài chiếm 17,00%, nhóm thấp nhất là thân leo với 6 loài chiếm 6,00% .

3. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá có tới 41 loài chiếm 34,74% so với tổng số bộ phận sử dụng. Sử dụng cả cây với 30 loài chiếm 25,42%. Sử dụng rễ và củ cùng với 9 loài chiếm 7,62%. Còn lại là các bộ phận khác như: quả, thân và cành, hoa, vỏ, ngọn, hạt và gai cũng được sử dụng không nhiều, nhưng tác dụng trong chữa trị bệnh cũng rất hiệu quả.

4. Trong 3 nhóm bệnh thì nhóm bệnh về thời tiết (cảm cúm, cảm lạnh, sốt,…) chiếm ưu thế với 48 loài (chiếm 41,03%) vì đây là nhóm bệnh thông thường dễ chữa, tiếp đến là nhóm bệnh hô hấp (ho, phế quản, phổi,...) với 35 loài (chiếm 29,91%), bệnh về phụ nữ (đẻ, dạ con,…) với 34 loài (chiếm 29,06%).

5. Chúng tôi đã điều tra giá trị chữa bệnh của các loài cây thuốc với 17 bài thuốc dân gian để chữa ba nhóm bệnh: Bệnh phụ nữ 7 bài, bệnh thời tiết 5 bài, bệnh hô hấp 5 bài.

Các cây thuốc mà bà con nhân dân thường dùng nhất là thủy hỏa chế hợp với 77 loài (chiếm 66,69%), dùng tươi (không qua sao chế) với 31 loài (chiếm 26,96%). Dùng ít nhất là hỏa chế với 7 loài (chiếm 6,08%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Nguyễn Tiến Bân (2001 – 2005), Danh lục các loài Thực vật Việt Nam, Tập II – III, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc, Tập 1, 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007), Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật), Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (1973), Sổ tay thuốc nam thường dùng ở cơ sở, Nxb Y học Hà Nội. 5. Bộ Y tế (1983), Dược liệu Việt Nam, tập II (Thuốc Dân Tộc) in lần thứ

nhất, Nxb. Y Học Hà Nội.

6. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội.

7. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Võ Văn Chi (1991), Cây thuốc An Giang, UBKH & KT, Nxb An Giang. 9. Tạ Duy Chân (sưu tầm và biên dịch) (1989), Những phương thuốc hay

“Rau cỏ trị bệnh”, Nxb Nghệ An.

10.Vũ Thế Dân (2005), Những bài thuốc dân gian chữa bệnh, Nxb Văn hóa - Thông tin.

11.Lê Trần Đức (1970), Thân thế và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông, NXB Y học và thể dục thể thao Hà Nội.

12. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Lê Trần Đức (1995), Y dược học dân tộc – Thực tiễn trị bệnh, NXB Y học, Hà Nội.

14.Lê Trần Đức (1990), Lược sử thuốc nam và dược họa Tuệ Tĩnh, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.

15.Trần Phương Hạnh (1992), Theo dòng lịch sử Y học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

16.Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

17.Hội đông Y Việt Nam (1965), 50 bài thuốc chữa vết thương bỏng, Nxb Y học Hà Nội.

18.IUCN, UNEP, WWF (1993), Cứu lấy trái đất, chiến lược cho cuộc sống bền vững (Trung tâm tài nguyên và Môi trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội).

19.Nguyễn Khang, Vũ Văn Chương (1995), Tình hình dược liệu và xuất khẩu dược liệu ở Việt Nam. Việt Nam Business, 5(3): 1-15.

20.Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, In lần thứ XI, Nxb Khoa học & Kỹ thuật.

21.Nguyễn Đức Minh (1993), Thuốc chữa bệnh nhiễm khuẩn từ cây cỏ trong nước, Nxb Y học Hà Nội.

22.Nguyễn Đức Minh (1975), Tính kháng khuẩn của cây thuốc Việt Nam, Nxb Y Học, Hà Nội.

23.Lê Quy Ngưu, Trần Thị Như Đức (1999), Dược tài Đông y, Nxb Thuận Hóa. 24.Nguyễn Văn Nhung - Đinh Sỹ Hoàn (1981), Sổ tay dùng thuốc gia đình,

NXB Nghệ Tĩnh.

25.Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (2001), Hải thượng y tôn tâm lĩnh, NXB Y học, Hà Nội.

26.Diệu Phương (2001), Cây Thương lục, Báo Thuốc và Sức khỏe, (số 181, 1/2/2001), Tổng hội Y dược học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam. 27.Phó Đức Thành (1963), 450 cây thuốc nam, Nxb Y Học Hà Nội.

28.Bùi Trọng Thái (2007), Y học cổ truyền, dùng đào tạo cao đẳng điều dưỡng, Nxb Y học.

29.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

30.Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật học Dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông – Nghệ An, Nxb Nông Nghiệp.

31.Tuệ Tĩnh (1996), Nam dược thần hiệu (bản dịch tái bản lần thứ 4), Nxb Y học Hà Nội.

32. Ngô Văn Thu (1980), Những chất kháng khuẩn bậc cao, NXB Y học Hà Nội.

33.Viện Dược liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Chương trình tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc (KY, 02) Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 34.Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu phát triển dược liệu và Đông dược –

Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng anh

35. Brummitt R.K., (1992), Vascular Plant Families and Genera, Kew, Royal Botanic Gardens.

MỘT SỐ BÀI THUỐC THU THẬP ĐƯỢC

I. Bệnh về Hô hấp

Chữa viêm phế quản mãn tính Bài 1

Gừng tươi (Zingiber officinale Rosc): 50g

Rễ cây chè (Camellia sinensis (L.) Kuntee): 100g

Mật ong, nước vừa đủ. Sắc gừng, rễ chè cho sôi độ 10 – 15 phút, rót nước ra, cho mật ong vào khuấy đều, bỏ vào lọ, dùng dần. Ngày uống 2 lần mỗi lần 20g.

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

Bài 2

Lá mã đề (Pantago major L.) 20g, hạt mã đề 12g. Sắc uống ngày một thang

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

Chữa ho viêm họng Bài 3

Hái vài lá húng chanh (Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.), nhai ngậm nuốt nước.

(Theo Lương y Nguyễn Khánh Toàn, thôn Yên Hợp, xã Xuân Yên)

Bài 4

Lá mã đề (Pantago major L.) 20g, bồ công anh (Lactuca indica L.) 20g, Kim ngân hoa 16g, Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.) 16g, sắc uống ngày một thang.

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

Bài 5. Chữa hen suyễn

Lá nhót (Elaceagnus latifolia L.) phơi khô tán bột 30g, hòa nước cơm uống.

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

Chữa tắc tia sữa, sưng vú. Bài 1

Lá Bồ công anh tươi (Lactuca indica L.): 40g

Rửa sạch cho thêm ít muối giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi sưng đau.

(Theo Lương y Nguyễn Khánh Toàn, thôn Yên Hợp, xã Xuân Yên)

Bài 2

Lá Ngãi cứu tươi (Artemisia Vulgaris L.): 1 nắm Tía tô (Perilla ocymoides L.): 1 nắm.

Tất cả rửa sạch sắc uống.

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

Bài 3. Động thai

Củ Gai (Boehmeria nivea L) Gaudin); 100g (thái mỏng sao vàng) Cành Tía tô (perilla ocymoides L.): 50g

Lá Ngãi cứu tươi (Artemisia Vulgaris L.): 50g Tất cả sao lên sắc uống ngày 2 lần.

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

Bài 4. Chữa động thai, băng huyết

Trắc bách diệp (Platycladus orientalis (L.) Franco), Ngãi cứu (Artemisia Vulgaris L.), cỏ mực (Eclipta prostrata L.) mỗi vị 16g, cành tía tô Tía tô (Perilla ocymoides L.), củ gai (Boehmeria nivea L.) Gaudin) mỗi vị 12g, sắc uống làm một lần trong ngày.

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

Bài 5. Chữa đau bụng kinh

Ích mẫu (Leonurut faponicus Houtt) 12g, củ gấu (Cyperus rotundus L.) chế 12g, Nghệ 10g, Cam thảo dây 6g, sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bài 6. Chữa kinh nguyệt không dứt.

Lá ngãi cứu khô (Artemisia Vulgaris L.): 10g sắc uống ngày một thang hàng ngày vào những ngày hành kinh.

(Theo Lương y Nguyễn Khánh Toàn, thôn Yên Hợp, xã Xuân Yên)

Bài 7. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh trước kỳ (ngắn vòng), kinh ít, đau bụng trước khi thấy kinh.

Ích mẫu (Leonurut faponicus Houtt) dùng 20g thân lá sắc uống 10 ngày kể từ ngày thứ 14 sau kỳ kinh. Hoặc dùng cao ích mẫu 6 – 8g mỗi ngày.

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

III. Bệnh Thời tiết

Chữa cảm cúm, nhức đầu, cảm sốt, nóng rét, không ra mồ hôi Bài 1

Húng chanh (Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.) 15 – 20g giã vắt lấy nước cốt uống, hoặc thêm Gừng (Zingiber offcianle Rosc), Hành (Allium schoenoprasum L.) mỗi vị 12g, cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi

(Theo Lương y Nguyễn Khánh Toàn, thôn Yên Hợp, xã Xuân Yên)

Bài 2

Húng chanh (Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.) 20g Lá Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton) 15g

Gừng tươi (Zingiber offcianle Rosc) 5g cắt lát mong

Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.) 10g sắc uống nóng cho ra mồ hôi.

(Theo Lương y Nguyễn Khánh Toàn, thôn Yên Hợp, xã Xuân Yên)

Bài 3

Lá cúc tần (Pluchea indica (L.) Less), lá Sả (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf), lá Chanh (Citrus aurantifolia(Christm.et Panzi), lá Bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck), mỗi thư một nắm sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

(Theo Lương y Nguyễn Khánh Toàn, thôn Yên Hợp, xã Xuân Yên)

Bài 4. Chữa sốt cao, sốt thành cơn

Rễ Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less) 15 – 20g, sao vàng. Sắc uống ngày một thang

(Theo Lương y Nguyễn Văn Mao, xóm 6, xã Xuân Hồng)

Bài 5. Chữa cảm lạnh

Gừng tươi (Zingiber offcianle Rosc) 10g Lá Chè (Camellia sinensis (L.) Kuntee) 6g Lá Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton) 10g

Lá Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland) 10g

Đường đỏ 30g. Cho nước vừa đủ, đun sôi 20 phút rồi cho đường đỏ vào, hòa tan. Uống khi nước nóng ấm, ngày 2 lần.

Phụ lục II:

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC

PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY THUỐC

Họ và tên người được điều tra:...

Thuộc bản (làng):...xã...huyện... Số hiệu:... Tên phổ thông:... Tên khoa học:... Họ:... Nơi thu:...

Mức độ gặp: (rất nhiều, nhiều, ít, hiếm)...

Đặc điểm thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt...

...

...

Công dụng:...

...

Bộ phận sử dụng (cả cây, lá, hoa, quả, vỏ...):...

...

Liều dùng và cách dùng:...

...

Phối hợp điều trị với các cây khác:...

...

Người điều tra:...

Ngày tháng năm 2011

Phụ lục ảnh:

1. Species: Hibiscus rosa-sinensis L. (Dâm bụt) Fam. Malvaceae

2. Species: Ageratum conyZoides L. (Cỏ cứt lợn) Fam. Asteraceae

3. Species: Polyscias fruticosa L. (Đinh lăng) Fam. Ariliaceae

4. Species: Euphorbia thymifoliaL. (Cỏ sữa lá nhỏ) Fam. Euphorbiaceae

5. Species: Belamcanda chinensis (L.) DC (Rẻ quạt) Fam. Iridaceae

6. Species: Lactuca indica L. (Bồ công anh) Fam. Asteraceae

7. Species: Boehmeria nivea (L.) (Cây gai) Fam. Urticaceae

8. Species: Excoecaria cochinchinensis Lour. (Đơn lá đỏ) Fam. Euphorbiaceae

9. Species: Pantago major L. (Mã đề) Fam. Plantaginaceae

10. Species: Annona squamosa L. (Na) Fam. Annonaceae

11. Species: Terminalia catappa L. (Bàng) Fam. Combretaceae

12. Species: Ficus racemosa L. (Sung) Fam. Moraceae

13. Species: Ziziphus mauritiana Lamk. (Táo ta)

Fam. Rhamnaceae

14. Species. Phyllanthus urinaria L. (Chó đẻ răng cưa) Fam. Euphorbiaceae

15. Species: Piper lolot C. DC. (Lá lốt) Fam. Piperaceae

16. Species: Portulaca oleracea L. (Rau sam)

17.Species: Aloe vera L. var. chinensis (Haw.) Berger. (Lô hội) Fam. Aloacea

18. Species: Paederia foetida L. (Mơ lông) Fam. Rubiaceae

19. Speciaes. Curcuma longa L. (Nghệ vàng) Fam. Zingiberaceae

20. Speciaes: Artocarpus hetarophyllus Lamk. (Mít) Fam. Moraceae

21. Species: Leonurut faponicus Houtt. (Ích mẩu) Fam. Lamiaceae

22. Species: Averrhoa carambola L. (Khế) Fam. Oxalidaceae

23. Species: Artemisia Vulgaris L. (Ngãi cứu) Fam. Asteraceae

24. Species: Clerodendrum Petasites (Lour.) Moore (Mò hoa trắng) Fam. Verbenaceae

25. Species: Lantana camara L. (Bông ổi) Fam. Verbenaceae

26. Speciaes. Zingiber officinale Rosc (Gừng) Fam. Zingiberaceae

27. Species: Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb. (Sâm đại hành) Fam. Iridaceae

28. Species: Momordica charantia L. (Mướp đắng) Fam. Cucurbitaceae

29. Species: Elaceagnus latifolia L. Fam. Elaeagnaceae

30. Species:Kaempferia galanga L. (Địa liền) Fam. Zingiberaceae

31. Speciaes. Allium schoenoprasum L. (Hành tăm) Fam. Alliaceae

32. Species: Sauropur androgynus (L.) Merr (Rau ngót) Fam. Euphorbiaceae

33. Species: Mangifera indica L. (Xoài) Fam. Anacardiaceae

.

34. Species: Dimocarpus longan Lour(Nhãn) Fam. Sapindaceae

35. Species: Citrus grandis (L.) Osbeck (Bưởi) Fam. Rutaceae

36. Species: Amaranthus spinosus L. (Rau dền gai)

37. Species: Eleusine indica (L.) Gaetn. (Cỏ mần trầu) Fam. Poaceae

38. Species: Apium graveolens L. (Cần tây)

Fam. Annonaceae

39. Species: Andrographis paniculata (Burm.f) Wall. Ex Nees (Xuyên tâm liên)

Fam. Acanthaceae

Một phần của tài liệu Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh thời tiết, bệnh hô hấp, bệnh phụ nữ ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 62 - 83)