Đa dạng phương pháp bào chế và sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh thời tiết, bệnh hô hấp, bệnh phụ nữ ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 59 - 61)

1. Lý do chọn đề tài

3.6. Đa dạng phương pháp bào chế và sử dụng thuốc

Dược tính của các cây thuốc do các hợp chất thứ cấp tồn tại trong các bộ phận của cây thuốc quy định nhưng cách bào chế làm cho hoạt chất của cây thuốc thay đổi. Dược liệu khi được bào chế sử dụng theo các phương pháp khác nhau thì có thể tăng, giảm dược tính hướng dược liệu vào mục đích điều trị tốt nhất. Chúng tôi sử dụng các tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam’ của Võ Văn Chi [12], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi [28], chia theo cách bào chế và phương pháp sử dụng thuốc sau khi được thu hái như sau:

 Dùng tươi (không qua bào chế): Cây thuốc được dùng tươi hoặc giã nát, vò lấy dịch dược liệu pha với nước uống.

 Thuỷ hoả chế hợp: Vừa dùng nước vừa dùng lửa bào chế bằng nấu (cho nước vào ngập rồi cho lửa làm chín), sắc (cho nước ngập rồi cho lửa chưng đến lúc đặc thì dừng (3 bát nước lạnh lấy 1 bát nước thuốc để uống).

 Hoả chế: để dược liệu trực tiếp hoặc gián tiếp với lửa bằng các cách: sao, rang hơ lửa, đốt…trong quá trình bào chế có thể tẩm rượu và các chất khác tuỳ theo từng vị và kinh nghiệm của thầy lang.

Bảng 3.11. Thống kê cách bào chế và sử dụng cây thuốc TT Cách bào chế Số lượng Tỷ lệ %

1 Dùng tươi 31 26,96 2 Thuỷ hoả chế hợp / sắc 77 66,96 3 Hoả chế / sao 7 6,08

Qua thống kê ở trên, cho thấy cách sử dụng mà bà con ở Nghi Xuân thường dùng nhất là Thuỷ hoả chế hợp với 77 loài (chiếm 66,96%) tổng số loài cây thuốc được điều tra, thứ đến là dùng tươi (không qua sao chế) với 31 loài (chiếm 26,96%). Dùng ít nhất là hoả chế với 7 loài (chiếm 6,08%). Tỷ lệ % của cách bào chế được thể hiện ở hình sau:

Một phần của tài liệu Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh thời tiết, bệnh hô hấp, bệnh phụ nữ ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 59 - 61)