Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loại được sử dụng

Một phần của tài liệu Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh thời tiết, bệnh hô hấp, bệnh phụ nữ ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 57 - 58)

1. Lý do chọn đề tài

3.5.2.Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loại được sử dụng

Trong việc sử dụng cây thuốc theo kinh nghiệm y học cổ truyền cho thấy các bộ phận của cây thuốc được dùng chữa bệnh khác nhau tuỳ theo cách vận dụng chữa bệnh của các thầy thuốc. Kinh nghiệm của các lương y về sử dụng các cây thuốc cũng khác nhau tuỳ loài, có loài sử dụng toàn cây (thường đối với cây thân thảo, thân leo), hoặc 3 bộ phận (thân-lá-củ, rễ-vỏ-lá…), có loài sử dụng 2 bộ phận (lá-thân, rễ-thân, vỏ-quả…), những có loài chỉ sử dụng 1 bộ phận (thân, lá…) có những bài thuốc phải kết hợp các bộ phận cây khác nhau để chữa trị các bệnh mới có tác dụng.

Bảng 3.9. Số lượng bộ phận được sử dụng làm thuốc TT Bộ phận sử dụng Số lượng Tỷ lệ % 1 Cả cây 30 30 2 1 bộ phận 53 53 3 2 bộ phận 16 16 4 3 bộ phận 1 1

Từ số liệu điều tra, chúng tôi đã thống kê như sau: Khi sử dụng các bộ phận để làm thuốc thì thường lấy 1 bộ phận là nhiều hơn cả với 53 loài (chiếm 53%) so với tổng số loài cây thuốc được điều tra, tiếp đến là cả cây với 30 loài (chiếm 30%), 2 bộ phận với 16 loài (chiếm 16%) và thấp nhất là 3 bộ phận với 1 loài (chiếm 1%).

Với kết quả trên cho thấy, các bộ phận khi sử dụng làm thuốc thường lấy 1 bộ phận của cây là chủ yếu; cả cây được sử dụng khá nhiều, sử dụng 2 bộ phận của cây cũng nhiều. Việc sử dụng 3 bộ phận của cây để chữa chiếm ít nhất. Như vậy, việc sử dụng kết hợp các bộ phận khác nhau cho thấy sự đa dạng về các bộ phận được người dân dùng trong chữa trị các nhóm bệnh.

Một phần của tài liệu Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh thời tiết, bệnh hô hấp, bệnh phụ nữ ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 57 - 58)