Phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh thời tiết, bệnh hô hấp, bệnh phụ nữ ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 28 - 30)

1. Lý do chọn đề tài

1.5.2.Phát triển kinh tế

Là một huyện vừa giáp biển, vừa là đồng bằng, vừa có miền núi, nền sản xuất nông nghiệp và thủy sản chiếm phần lớn. Năm 2006 nghành sản xuất nông nghiệp chiếm 77,4%, nghành thủy sản chiếm 64,9%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2006 là 20.218.13 tấn. Bình quân lương thực/

người/ năm đạt 202,2 kg/ người/ năm, thu nhập bình quân đạt 350.000 đ/ người/ tháng. So với các huyện khác trong tỉnh và trong toàn quốc những con số này là thấp.

Năm 2008, huyện Nghi Xuân tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững. Tốc độ phát triển kinh tế vẫn đạt khá với mức 15,7%; trong đó, lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng 10,2%, CN - TTCN - XDCB, vận tải đạt 23,1%, thương mại - du lịch - dịch vụ đạt 16,8%. Riêng lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, giá trị sản xuất ước đạt 371,2 tỷ đồng, tăng 7,4 % so với cùng kỳ, chiếm 41,7% tổng giá trị sản xuất. Nhờ sự hỗ đắc lực cũng như triển khai cụ thể các phương án phòng chống bão lụt, chủ động đối phó, giảm nhẹ thiên tai... nên diện tích và năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên. Hình thức chăn nuôi tập trung bước đầu mang lại hiệu quả cao. Công tác phòng chống cháy rừng được chủ động triển khai kịp thời.

Toàn huyện đã trồng được 71 ha rừng sản xuất với khoảng 25 vạn cây phân tán. Xây dựng mô hình trồng phi lao. Tổng sản lượng thuỷ sản 7.600 tấn; chỉ đạo việc cải tạo, xử lý dịch bệnh, vệ sinh phục vụ nuôi trồng trên diện tích 710 ha ao đầm, đã nuôi thả được 65 triệu con tôm giống, 3 triệu con cua và 7 triệu con cá giống nước ngọt.

Là địa phương có vị trí địa lý giao thông thuận lợi cũng như có nguồn tài nguyên phục vụ công nghiệp xây dựng phong phú nên công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - giao thông - xây dựng... đều có điều kiện tạo nên những bước tiến vượt bậc. Cho đến nay, toàn huyện đã có tới 870 cơ sở sản xuất CN - TTCN, trong đó có 26 doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã, thu hút gần 2,6 nghìn lao động thường xuyên, thu nhập bình quân đạt 1,2 triệu đồng/ người/ tháng.

Huyện cũng đã phát triển du lịch biển mà bãi tắm Xuân Thành là một ví dụ. Hằng năm, bãi tắm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong,

ngoài tỉnh và quốc tế. Nghi Xuân còn có nhiều các danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử văn hóa Ðại thi hào Nguyễn Du, Ðại tướng quân Nguyễn Công Trứ, làng Cổ Ðảm - nôi ca trù Việt Nam vừa được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, tạo thành một khu du lịch văn hóa hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc của Danh nhân văn hóa Thế giới - Ðại thi hào Nguyễn Du. Ðây sẽ là điểm hút du khách nhiều nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp đến với Nghi Xuân nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh thời tiết, bệnh hô hấp, bệnh phụ nữ ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 28 - 30)