Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của ong ký sinh E xanthocephalus

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của sâu khoang (spodoptera litura fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện nghi lộc vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 31 - 33)

- Địa điểm điều tra nghiên cứu cố định: Cánh đồng lạc của huyện Nghi Lộc

2) Phương pháp định loại côn trùng ký sinh

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của ong ký sinh E xanthocephalus

xanthocephalus

Phương pháp nhân nuôi ong ký sinh E. xanthocephalus

Thí nghiệm 1. Đặc điểm hình thái của ong E. xanthocephalus

Ong trưởng thành sau khi vũ hoá cho ghép đôi trong các hộp nhựa có thức ăn bổ sung là nước đường 50% hoặc mật ong 50%. Đặt sâu non sâu khoang ở tuổi thích hợp vào trong đó, thời gian tiếp xúc giữa ký sinh và vật chủ là 24 giờ. Thí nghiệm được

lặp lại nhiều lần để có số lượng vật chủ và vật ký sinh đủ lớn. Hàng ngày lấy vật chủ bị ký sinh ra quan sát dưới kính hiển vi để mô tả hình dạng, màu sắc, đếm số lần lột xác, vẽ hình thái, đo đếm kích thước, tính thời gian phát triển các pha,… Công việc thực hiện cho đến khi ấu trùng hoá nhộng. Quan sát và vẽ hình thái, đo kích thước trưởng thành.

Thí nghiệm 2. Tập tính lựa chọn vật chủ sâu non các loại sâu: sâu khoang, sâu

xanh, sâu đo,... của ong Euplectrus xanthocephalus Bố trí thí nghiệm:

+) CT1: Sâu non sâu khoang tuổi 2 - tuổi 3 (10 sâu non) và ong Euplectrus xanthocephalus (tỷ lệ giới tính: 2 cái : 1 đực)

+) CT2: Sâu non sâu xanh tuổi 2 - tuổi 3 (10 sâu non) và ong Euplectrus

xanthocephalus (tỷ lệ giới tính: 2 cái : 1 đực)

+) CT3: Sâu non sâu đo tuổi 2 - tuổi 3 (10 sâu non) và ong Euplectrus

xanthocephalus (tỷ lệ giới tính: 2 cái : 1 đực)

+) CT4: Sâu non sâu cuốn lá tuổi 2 - tuổi 3 (10 sâu non) và ong Euplectrus

xanthocephalus (tỷ lệ giới tính: 2 cái : 1 đực)

+) CT5: Sâu non sâu xám tuổi 2 - tuổi 3 (10 sâu non) và ong Euplectrus xanthocephalus (tỷ lệ giới tính: 2 cái : 1 đực)

Thí nghiệm 3. Đặc điểm ký sinh sâu khoang của ong E. xanthocephalus

Cho một cặp ong ký sinh trưởng thành tiếp xúc với vật chủ sâu non sâu khoang ở từng tuổi riêng biệt trong hộp nhựa sạch. Với số lượng vật chủ phù hợp để không bị lãng phí vật chủ. Mỗi công thức được lặp lại nhiều lần, thời gian tiếp xúc là 24 giờ. Vật chủ bị ký sinh được lấy ra quan sát đếm số lượng sâu và số lượng trứng từng tuổi bị ký sinh.

Thí nghiệm 4. Đặc điểm ký sinh ở các tuổi sâu khoang của ong E.

xanthocephalus

Cho một cặp ong ký sinh trưởng thành tiếp xúc với vật chủ sâu non sâu khoang ở từng tuổi riêng biệt trong hộp nhựa sạch. Với số lượng vật chủ phù hợp để không bị lãng phí vật chủ. Mỗi công thức được lặp lại nhiều lần, thời gian tiếp xúc là 24 giờ.

Vật chủ bị ký sinh được lấy ra quan sát đếm số lượng sâu và số lượng trứng từng tuổi bị ký sinh.

Thí nghiệm 5. Đặc điểm ký sinh ngoài trên sâu non sâu khoang của ong E.

xanthocephalus

Cho ong trưởng thành tiếp xúc với vật chủ sâu non sâu khoang trong hộp nhựa có thức ăn bổ sung là mật ong 50% hoặc nước đường 50%. Với số lượng vật chủ thích hợp, thời gian tiếp xúc là 24 giờ, lấy ra quan sát đếm số lượng sâu khoang bị ký sinh và các vị trí trên thân sâu non bị ký sinh là đốt trên thân và các phía cơ thể (phía lưng, phía bên và phía dưới bụng).

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của sâu khoang (spodoptera litura fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện nghi lộc vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 31 - 33)

w