KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của sâu khoang (spodoptera litura fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện nghi lộc vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 69 - 71)

- Địa điểm điều tra nghiên cứu cố định: Cánh đồng lạc của huyện Nghi Lộc

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Đặc điểm sinh học của sâu khoang

(Spodoptera litura Fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện Nghi Lộc vụ xuân năm 2011 ” tác giả rút ra một số kết luận sơ bộ sau đây.

1. Trong vòng đời sâu khoang có 4 giai đoạn phát triển: Trứng, sâu non các tuổi (6 tuổi), nhộng và trưởng thành. Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 30,44o C; ẩm độ 59,01% RH thì vòng đời sâu khoang tương đối ngắn TB 33,72 ± 0,13 ngày. Trong đó thời gian trước đẻ trứng lần thứ nhất của bướm cái ngắn nhất TB 2,05 ± 0,58 ngày, đến thời gian phát triển của pha trứng TB 3,33 ± 0,33 ngày sau đấy là pha nhộng TB 9,67 ± 0,88 ngày, dài nhất là pha sâu non TB 18,67 ± 0,33 ngày.

2. Số ổ trứng đẻ trên 1 cặp bướm sâu khoang rất nhiều TB là 9,67 ± 0,67 ổ/cặp với số trứng từ 40 - 670 quả/ổ, tỷ lệ nở của trứng rất cao TB 97,22%. Thời gian đẻ trứng của bướm tương đối dài TB 7,17 ± 0,31 ngày. Số lượng ổ trứng đẻ tương đối đồng đều trong mỗi ngày, trừ ngày thứ nhất và ngày thứ 3, bướm cái đẻ 2 và 3 ổ trứng, còn lại mỗi ngày đẻ 1 ổ trứng.

3. Tỷ lệ sống sót có xu hướng giảm dần từ pha trứng đến sâu non tuổi 1 có tỷ lệ sống sót đạt 91,00% sau đó tỷ lệ sống sót giảm dần qua các pha phát triển. Đến pha nhộng tỷ lệ sống sót chỉ còn 40,97% , vũ hóa trưởng thành chỉ còn 37,42%.

4. Côn trùng ký sinh sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) trên sinh quần ruộng lạc Nghi Lộc, vụ xuân 2011 có 12 loài thuộc bộ Hymenoptera, toàn bộ côn trùng ký sinh pha sâu non. Trong tập hợp côn trùng ký sinh sâu khoang vị trí số lượng và chất lượng cao nhất thuộc về loài E. xanthocephalus Girault (chiếm 39.67%) tiếp đền là

Microplitis pallidipes Szepligetti (18.73%).

5. Số trứng ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus đẻ trên sâu non vật chủ thường là từ 1 đến 5 quả trứng. Số trứng trên vật chủ chiếm tỷ lệ cao nhất là 2 trứng (chiếm 32.25%) tiếp đến là 3 trứng/vật chủ (chiếm 27.70%). Và thấp nhất là 9 đến 10 trứng (chiếm 0.05%).

6. Tỷ lệ sống sót trước giai đoạn trưởng thành của ong ngoại ký sinh E.

xanthocephalus giảm dần theo số lượng trứng ký sinh trên một vật chủ. Tỷ lệ sống

trong thực nghiệm và ngoài đồng ruộng tương quan với số lượng trứng/vật chủ. Số lượng trứng trên vật chủ tăng từ 1 - 5 thì tỷ lệ cái/đực gần 1.4 còn khi số trứng trên vật chủ tăng từ 6 - 10 thì tỷ lệ cái/đực xấp xỉ 0.5.

7. Ong E. xanthocephalus chỉ ký sinh sâu non sâu khoang từ tuổi 1 đến tuổi 4, không ký sinh sâu non tuổi 5 và tuổi 6; trong đó sâu non tuổi 2 có tỷ lệ ký sinh cao nhất (chiếm 38.03%), thấp nhất là sâu non tuổi 1 (chiếm 14.53%). Số lượng trứng trên mỗi vật chủ sâu non sâu khoang cao nhất ở tuổi 4 (trung bình 3.29 trứng) và thấp nhất ở tuổi 1 (trung bình 2.42 trứng). Trong 13 đốt thân của sâu non sâu khoang thì ong E. xanthocephalus ký sinh hầu hết ở tất cả các đốt riêng đốt XI và XII không bị ký sinh.

Đốt thứ V bị ký sinh nhiều nhất (chiếm 25.38%), ký sinh ít nhất ở các đốt I, II và IX, XIII.

8. Vị trí ký sinh của ong E. xanthocephalus trên vật chủ sâu khoang chủ yếu ở phía mặt lưng (chiếm 72.06%), rất ít ký sinh phía bên cơ thể.

KIẾN NGHỊ

1. Côn trùng ký sinh sâu khoang khá phong phú và đa dạng, có vai trò quan trọng trong việc kìm hãm số lượng sâu hại, cần nghiên cứu một cách có hệ thống các loài côn trùng ký sinh đặc biệt là các loài ong họ Eulophidae, đây là nhóm ong ký sinh chính trên sâu khoang nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam.

2. Ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus có ý nghĩa quan trọng trong phòng trừ sâu khoang hại lạc vì vậy cần tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên đồng ruộng khả năng phòng trừ sâu hại của ong E. xanthocephalus. Đồng thời cần bảo vệ, khích lệ các loại côn trùng ký sinh ở ngoài đồng ruộng, hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu hại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của sâu khoang (spodoptera litura fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện nghi lộc vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 69 - 71)