Xuất các biện pháp sinh học sử dụng côn trùng ký sinh phòng trừ sâu khoang 1 Bảo vệ khích lệ các loài côn trùng ký sinh

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của sâu khoang (spodoptera litura fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện nghi lộc vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 67 - 68)

- Địa điểm điều tra nghiên cứu cố định: Cánh đồng lạc của huyện Nghi Lộc

3.6.xuất các biện pháp sinh học sử dụng côn trùng ký sinh phòng trừ sâu khoang 1 Bảo vệ khích lệ các loài côn trùng ký sinh

nS t a

3.6.xuất các biện pháp sinh học sử dụng côn trùng ký sinh phòng trừ sâu khoang 1 Bảo vệ khích lệ các loài côn trùng ký sinh

3.6.1. Bảo vệ khích lệ các loài côn trùng ký sinh

Từ thực tiễn cũng như tính cấp thiết của đề tài đã đề cập tới hiện nay, thuốc hóa học ngày càng được sử dụng rộng rãi với liều lượng và tần suất sử dụng thường vượt ngưỡng cho phép, số lần phun thuốc trong một vụ có thể lên tới 2-5lần/vụ lạc. Do chưa nhận thức đầy đủ được vai trò của kẻ thù tự nhiên của các loài sâu hại, cũng như tác hại của việc lạm dụng thuốc hoá học trong phòng trừ sâu hại trên đồng ruộng đã gây ra nhiều tác hại to lớn, không những làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thoái hóa đất mà còn dẫn đến việc hình thành tính kháng thuốc của sâu hại, ảnh hưởng đến côn trùng và động vật có ích, làm mất cân bằng sinh thái, để lại dư lượng

trong các sản phẩm nông nghiệp, tổn hao đến sức khỏe con người thông qua các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó cần phải bảo vệ và khích lệ CTKS đó chính là việc sử dụng nguồn thiên địch có sẵn trong tự nhiên để khống chế dịch hại cây trồng nói chung và sâu khoang nói riêng. Chúng ta vẫn biết rằng, trong tự nhiên giữa các loài sinh vật với nhau luôn luôn có các mối quan hệ khăng khít nhằm đảm bảo cho một cân bằng sinh học nhất định của một hệ sinh thái xác định. Đối với hệ sinh thái nông nghiệp thì mối quan hệ cạnh tranh giữa thiên địch và sâu hại là trọng tâm giúp cho hệ sinh thái giữ vững cân bằng động vốn có. Trong mối quan hệ giữa thiên địch và sâu hại thì côn trùng ký sinh có vai trò quyết định.

Hiện nay, bền vững trong nông nghiệp là điều mà nhân loại đang hướng đến. Vì vậy, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, không phát quang bụi rậm và cỏ hai bên bờ ruộng, sử dụng phân bón vi sinh… là đã góp phần bảo vệ và khích lệ các loài côn trùng ký sinh phát triển và thực thi nhiệm vụ của chúng trong việc kìm hãm sự phát triển của sâu hại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của sâu khoang (spodoptera litura fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện nghi lộc vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 67 - 68)