Đặc điểm sinh học của sâu khoang Spodoptera litura Fabr 1 Vòng đời sâu khoang Spodoptera litura

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của sâu khoang (spodoptera litura fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện nghi lộc vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 36 - 46)

- Địa điểm điều tra nghiên cứu cố định: Cánh đồng lạc của huyện Nghi Lộc

3.1.Đặc điểm sinh học của sâu khoang Spodoptera litura Fabr 1 Vòng đời sâu khoang Spodoptera litura

nS t a

3.1.Đặc điểm sinh học của sâu khoang Spodoptera litura Fabr 1 Vòng đời sâu khoang Spodoptera litura

3.1.1. Vòng đời sâu khoang Spodoptera litura

Vòng đời sâu khoang có 4 pha: trứng – sâu non (6 tuổi) – nhộng – trưởng thành (Hình 3.1).

Hình 3.1. Vòng đời của sâu khoang Spodoptera litura.

Tên Việt Nam: Sâu khoang, sâu ăn tạp. Tên khoa học: Spodoptera litura Fabricius. Họ Ngài đêm: Noctuidae.

Bộ Cánh vảy: Lepidoptera.

Vòng đời của sâu khoang Spodoptera litura trong điều kiện phòng thí nghiệm: Thực hiện thí nghiệm nuôi 3 ổ trứng sâu khoang trong phòng thí nghiệm cho đến khi hoàn thành vòng đời (Trứng - sâu non các tuổi - nhộng - trưởng thành), để xác định khả năng nở của trứng, thời gian phát triển của các giai đoạn phát triển.

Nhộng

Sâu non Trưởng thành

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhiệt độ 30,440C, ẩm độ 59,01% RH, sâu khoang S. litura có vòng đời trung bình 33,72 ± 0,13 ngày, trong đó thời gian phát dục của các pha là khác nhau.

Pha trứng có thời gian phát dục giao động trong khoảng 2 – 5 ngày, trung bình 3,33 ± 0,33 ngày.

Tổng pha sâu non (6 tuổi) có thời gian phát dục 18,67 ± 0,33 ngày, trong đó thời gian phát dục của sâu non tuổi 2 ngắn nhất trung bình 2,00 ± 0,00 ngày, dài nhất là thời gian phát dục sâu non tuổi 5 với trung bình 4,00 ± 0,00 ngày.

Pha nhộng có thời gian phát dục là 9,67 ± 0,88 ngày. Ngài sâu khoang trưởng thành sau khi vũ hóa tiến hành ghép đôi giao phối ngay và đẻ trứng lên giá thể, thời gian trước đẻ trứng lần thứ nhất của ngài cái trung bình 2,05 ± 0,58 ngày.

Như vậy thời gian trước đẻ trứng lần thứ nhất của bướm cái ngắn nhất đến thời gian phát triển của pha trứng sau đấy là pha nhộng, dài nhất là pha sâu non (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Vòng đời sâu khoang S. litura ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 30,440C; ẩm độ 59,01% RH).

Pha phát triển theo dõiSố sâu Thời gianphát dục (ngày) TB ± SE

Min-Max (ngày)

Trứng 310 3,33 ± 0,33 2,00 - 5,00

Sâu non tuổi 1 282 3,67 ± 0,33 3,00 - 4,00

Sâu non tuổi 3 207 2,67 ± 0,33 2,00 - 3,00

Sâu non tuổi 4 180 3,00 ± 0,00 3,00 - 3,00

Sâu non tuổi 5 170 4,00 ± 0,00 4,00 - 4,00

Sâu non tuổi 6 138 3,33 ± 0,33 3,00 - 4,00

Tổng pha sâu non 18,67 ± 0,33 17,00 – 20,00

Nhộng 127 9,67 ± 0,88 8,00 - 11,00

Trước đẻ trứng lần thứ nhất (lần 1)

52 2,05 ± 0,58 2,00 – 3,00

Vòng đời 33,72 ± 0,13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2. Vòng đời sâu khoang ở điều kiện phòng thí nghiệm. 3.1.2. Đặc điểm hình thái của sâu khoang Spodoptera litura

Sâu khoang Spodoptera litura Fabricius (Lep: Noctuidae) thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời sâu khoang có 4 pha phát triển: trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.

Trứng: Trứng sâu khoang được đẻ thành từng ổ, có hình dạng bán cầu, khi mới

đẻ ổ trứng có màu vàng nhạt, có lớp lông bao phủ bề mặt, sau vài ngày ổ trứng chuyển sang màu nâu xám, sắp nở có màu đen. Trứng đẻ từng ổ trên bề mặt của lá cây. Thường một ổ trứng sâu khoang có từ 40 - 670 quả trứng, tùy vào kích thước ổ trứng.

Sâu non tuổi 1: Lúc mới nở, sâu non tuổi 1 có màu vàng nhạt sau chuyển sang

biểu bì của lá. Sâu non tuổi 1 có chiều dài cơ thể trung bình 3,16 ± 0,03 mm; độ rộng của đầu trung bình 0,21 ± 0,01 mm và trọng lượng cơ thể sâu non tuổi 1 là 0,05g.

Sâu non tuổi 2: Cơ thể sâu non tuổi 2 có màu nâu xám, nhìn thấy rõ các đốt thân và

các chân giả ở phía dưới của bụng. Sâu non tuổi 2 bắt đầu phân tán xa ổ trứng, di chuyển sang những cây trồng xung quanh, sức ăn của sâu non cũng bắt đầu mạnh. Sâu non tuổi 2 có chiều dài cơ thể trung bình 7,77 ± 0,04 mm; độ rộng của đầu trung bình 0,55 ± 0,01 mm và trọng lượng cơ thể là 0,11g.

Sâu non tuổi 3: Cơ thể sâu non tuổi 3 có màu xám, có 2 đốm đen ở phía đầu lộ rõ, trên lưng sâu non xuất hiện 3 vạch màu vàng. Ở tuổi 3 sâu non phân tán rộng hơn và ăn cũng nhiều hơn, nhìn từ xa có thể phát hiện một khóm lá cây bị ăn sơ xác chỉ còn lại những gân lá. Sâu non tuổi 3 có chiều dài cơ thể trung bình là 15,42 ± 0,09 mm; độ rộng đầu trung bình 0,81 ± 0,02 mm và trọng lượng cơ thể 0,21g.

Sâu non tuổi 4: Cơ thể sâu non tuổi 4 có màu xanh xám, có 2 đốm đen ở phần đầu và các vạch trên lưng rất rõ. Sức ăn của sâu non tuổi 4 là rất lớn, gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Sâu non tuổi 4 có chiều dài cơ thể trung bình 20,61± 0,19 mm, độ rộng đầu trung bình 1,59 ± 0,02 mm và trọng lượng cơ thể 0,32g.

Sâu non tuổi 5: Cơ thể sâu non tuổi 5 có màu nâu đen hoặc nâu tối, một số ít có

màu xanh xám. Sâu non tuổi 5 phá hại mạnh nhất, những sâu non vừa to vừa đen ăn trọc trụi lá cây chỉ còn lại những gân lá chính, đôi khi chỉ còn lại cuống lá. Sâu non tuổi 5 có chiều dài cơ thể trung bình là 30,12 ± 0,36 mm; độ rộng đầu trung bình 2,21± 0,02 mm và trọng lượng cơ thể 0,48g.

Sâu non tuổi 6: Ở sâu non tuổi 6 cơ thể có màu nâu đen. Cuối tuổi 6 sâu hoạt

động ít, ăn ít, bắt đầu ngừng hoạt động vào cuối tuổi 6. Cơ thể co ngắn lại và chuẩn bị hóa nhộng. Sâu non tuổi 6 có chiều dài cơ thể trung bình 25,69 ± 0,86 mm, độ rộng đầu trung bình 2,46 ± 0,02 mm và trọng lượng cơ thể 0,45g.

Pha nhộng: Nhộng có màu nâu tươi hoặc nâu tối, các đốt bụng thứ 4, 5, 6, 7 có

nhiều chấm nhỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Nhộng hình ống tròn, ngực cao to tạo thành góc nổi lên ở hai bên phần bụng thành nếp gồ. Chiều dài nhộng trung bình 18,0 – 20,0 mm.

Pha trưởng thành (ngài, bướm): Bướm có chiều dài cơ thể từ 16,0 – 21,0 mm,

Cánh trước có màu nâu vàng, phần giữa từ mép cánh trước tới mép cánh sau có một vân ngang rộng màu trắng, trong đường vân trắng có 2 đường vân màu nâu.

Cánh sau có màu nâu loáng và phản quang màu tím. Ở giữa thân trên cánh các đường vân từ phần cổ đến mép sau của cánh.

3.1.3 Đặc điểm phát triển của sâu khoang S.litura

Chiều dài cơ thể, độ rộng của đầu và trọng lượng là các đặc điểm để thấy được các giai đoạn phát triển của sâu non sâu khoang. Trong quá trình phát dục của giai đoạn ấu trùng thì sâu khoang lột xác 5 lần. Sự lột xác là quá trình tăng trưởng về kích thước của cơ thể (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Kích thước cơ thể sâu non sâu khoang S. Litura.

Qua bảng 3.2 thì chiều dài cơ thể TB và trọng lượng cơ thể của sâu khoang tăng dần từ tuổi 1 đến tuổi 5 và giảm ở tuổi 6.

Trong khi đó độ rộng của đầu lại tăng dần từ tuổi 1 đến tuổi 6. Tuổi sâu non Chiều dài cơ thể

TB ± SE (mm) Độ rộng của đầu TB ± SE (mm) Trọng lượng cơ thể (g) Sâu non tuổi 1 3,16 ± 0,03 0,21 ± 0,01 0,05 Sâu non tuổi 2 7,77 ± 0,04 0,55 ± 0,01 0,11 Sâu non tuổi 3 15,42 ± 0,09 0,81 ± 0,02 0,21 Sâu non tuổi 4 20,61 ± 0,19 1,59 ± 0,02 0,32 Sâu non tuổi 5 30,12 ± 0,36 2,21 ± 0,02 0,48 Sâu non tuổi 6 25,69 ± 0,86 2,46 ± 0,02 0,45

Như vậy chiều dài và trọng lượng cơ thể là tương ứng với nhau trong quá trình phát triển của giai đoạn ấu trùng sâu khoang.

Từ tuổi 1 đến tuổi 5 sâu phát triển nhanh, ăn lượng thức ăn nhiều nên chiều dài và trọng lượng cơ thể tăng dần.

Đến tuổi 6 sâu ăn ít thậm chí không ăn dẫn đến cơ thể ngắn và nhỏ lại, trọng lượng giảm dần và lúc này sâu chuẩn bị để chuyển sang giai đoạn nhộng.

Từ đó có thể thấy từ tuổi 2 đến tuổi 5 là giai đoạn sâu phá hại nặng nề nhất đối với cây trồng, lúc này cần phải có biện pháp thích hợp để diệt trừ chúng.

Hình 3.3. Diễn biến của chiều dài cơ thể, chiều rộng đầu và khối lượng cơ thể sâu non sâu khoang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4. Sức sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của bướm cái sâu khoang S.litura

Thí nghiệm nuôi 6 cặp bướm cái, đực sâu khoang, kết quả cho thấy, thời gian sống của bướm cái trung bình là 9,00 ± 0,26 ngày cao hơn, so với thời gian sống của bướm đực 8,50 ± 0,56 ngày. Thời gian đẻ trứng của bướm cái trung bình 7,17 ± 0,31 ngày, trung bình mỗi bướm cái đẻ được 9,67 ổ trứng.

Chiều dài ổ trứng giao động từ 4,00 – 19,00 mm; chiều rộng ổ trứng giao động từ 2,50 – 7,00 mm; chiều cao ổ trứng giao động từ 0,70 – 2,50 mm.

Tỷ lệ nở của trứng sâu khoang S. litura tương đối cao, trung bình đạt 99,91± 0,22% (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Sức sinh sản của bướm cái và tỷ lệ nở của trứng sâu khoang S. Litura.

Yếu tố sinh học Trung bình ± SE Min – Max 1. Tuổi thọ bướm cái

sâu khoang S. litura (ngày)

9,00 ± 0,26 8,00 – 10,00 2. Tuổi thọ bướm đực

sâu khoang S. litura (ngày) 8,50 ± 0,56 7,00 –11,00 3. Thời gian đẻ trứng

của bướm cái sâu khoang (ngày) 7,17 ± 0,31 6,00 – 8,00 4. Số ổ trứng đẻ/1 bướm cái

sâu khoang S. litura 9,67 ± 0,67 7,00 – 11,00 5. Chiều dài ổ trứng (mm) 8,74 ± 0,39 4,00 – 19,00 6. Chiều rộng ổ trứng (mm) 4,41 ± 0,14 2,50 – 7,00 7. Chiều cao ổ trứng (mm) 1,60 ± 0,09 0,70 – 2,50 8. Tỷ lệ nở của trứng (%) 99,91 ± 0,22 97,33 – 100,00

Bướm sâu khoang sau khi cặp đôi giao phối 1 ngày, bướm cái bắt đầu đẻ trứng. Mỗi một bướm cái sâu khoang đẻ 11 ổ trứng và đẻ được 1078 quả trứng. Tỷ lệ nở của trứng rất cao đạt 97,22%.

Bảng 3.4. Nhịp điệu đẻ trứng của bướm cái và tỷ lệ nở của trứng sâu khoang S. litura.

Số lượng ổ trứng đẻ tương đối đồng đều trong mỗi ngày, trừ ngày thứ nhất và ngày thứ 3, bướm cái đẻ 2 và 3 ổ trứng, còn lại mỗi ngày đẻ 1 ổ trứng. Tuy nhiên số lượng quả trứng trên mỗi ổ là khác nhau. Số trứng cao nhất là ngày thứ 5 đẻ 1 ổ trứng có 195 quả, trong khi đó ngày thứ 3 đẻ 3 ổ trứng nhưng chỉ có 145 quả trứng, ngày thứ nhất đẻ 2 ổ cũng chỉ có 125 quả trứng. Như vậy xét về số lượng quả trứng đẻ trong mỗi ngày có 2 ngày cuối cùng là ngày thứ 7 và ngày thứ 8 số lượng trứng đẻ giảm xuống 100 và 60 quả, còn lại các ngày khác số lượng trứng đẻ không chênh lệch nhau nhiều.

Do số lượng trứng đẻ trong ngày của bướm sâu khoang không nhiều nên chất lượng trứng nở cao. Tỷ lệ nở của trứng thấp nhất là ngày cuối cùng (ngày thứ 8) cũng đạt 73,33%, cao nhất là ngày thứ 2 và ngày thứ 4 tỷ lệ nở đạt 100%.

Ngày đẻ trứng Số ổ trứng (ổ) Số trứng

đẻ (quả) Số sâu non tuổi1 nở ra (con) Tỷ lệ trứng nở (%) Ngày thứ 1 2 125 120 96,00 Ngày thứ 2 1 130 130 100,00 Ngày thứ 3 3 154 150 97,40 Ngày thứ 4 1 150 150 100,00 Ngày thứ 5 1 195 190 97,44 Ngày thứ 6 1 164 160 97,56 Ngày thứ 7 1 100 85 85,00 Ngày thứ 8 1 60 45 73,33 Tổng số 11 1078 1048 97,22

Hình 3.4. Nhịp điệu đẻ trứng của bướm cái sâu khoang S. litura. 3.1.5. Tỷ lệ sống sót của các giai đoạn phát dục của sâu khoang S. litura trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ 30,400C, độ ẩm 59,01%)

Nuôi theo dõi 310 quả trứng sâu khoang để xem xét tỷ lệ sống sót qua từng tuổi của sâu non sâu khoang. Số liệu ở (bảng 3.5) cho thấy, tỷ lệ sống sót có xu hướng giảm dần từ pha trứng đến sâu non tuổi 1 có tỷ lệ sống sót đạt 91,00% sau đó tỷ lệ sống sót giảm dần qua các pha phát triển. Đến pha nhộng tỷ lệ sống sót chỉ còn 40,97% , vũ hóa trưởng thành chỉ còn 37,42%.

Tỷ lệ chết qua các pha phát dục: pha trứng có 9,00% quả trứng không nở; tỷ lệ chết của sâu non tuổi 1 sang sâu non tuổi 2 là 29,03%, từ sâu non tuổi 2 đến sâu non tuổi 3 là 4,20% (ở mức thấp), từ sâu non tuổi 3 sang sâu non tuổi 4 là 8,73%, từ sâu non tuổi 4 đến sâu non tuổi 5 tỷ lệ sâu non chết là 3,20% (thấp nhất), từ sâu non tuổi 5 sang sâu non tuổi 6 là 10,32%, từ sâu non tuổi 6 đến pha nhộng và pha nhộng sang pha trưởng thành tỷ lệ chết là 3,55%.

Như vậy, tỷ lệ sống sót từ pha sâu non tuổi 4 sang sâu non tuổi 5 là cao nhất, thấp nhất là từ pha sâu non tuổi 1 sang sâu non tuổi 2.

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, giữa các pha phát dục và tỷ lệ sống sót có tương quan nghịch và rất chặt với R2 = 0,948.

Bảng 3.5. Tỷ lệ sống sót của các pha phát dục sâu khoang S.litura.

Pha phát dục Số sâu

sống sót (n)

Tỷ lệ sống sót (%)

Trứng 310

Sâu non tuổi 1 282 91,00

Sâu non tuổi 2 220 70,97 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sâu non tuổi 3 207 66,77

Sâu non tuổi 4 180 58,06

Sâu non tuổi 5 170 54,84

Sâu non tuổi 6 138 44,52

Nhộng 127 40,97

Trưởng thành 116 37,42

Hình 3.5. Tương quan giữa tỷ lệ sống sót và các pha phát dục của sâu khoang.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của sâu khoang (spodoptera litura fabricius) và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng lạc ở huyện nghi lộc vụ xuân năm 2011 luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 36 - 46)