Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Một phần của tài liệu Giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng xuất khẩu mặt hàng tôm ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 63)

- hí phí vốn, khác

2.3.1Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Bộ NN & PTNT đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, đề ra các chiến lược và giải pháp, chính sách phát triển ngành thủy sản. Trong những năm vừa qua, ngành thủy sản đạt được những thành công nhất định là nhờ sự định hướng đúng đắn, quản lý tốt của Bộ về các vấn đề sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người nông dân đảm bảo phát triển ngành theo chủ trương, định hướng của Nhà nước bằng những quyết định, thông tư rõ ràng, cụ thể như:

Phát triển vùng nuôi tôm theo hướng bền vững:

- Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg-20/6/2005: Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS phê duyệt “Quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn”, 28 TCN 191-2004 Vùng nuôi tôm – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quy chế quản lý số 56/2008/QĐ-BNN về “Quy chế Kiểm tra, Chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững”. Văn bản này đã quy định hệ thống kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản…

- Công văn số 1063, chỉ đạo nuôi thủy sản nước lợ năm 2008; Chỉ thị 228/CT- BNN-PTNT về phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng; …

Kiểm soát chất lượng vùng nuôi và sản phẩm xuất khẩu

- Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS-24/12/2005: Về việc ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

- Thông tư số 56/2009/TT-BNNPTNT- 7/9/2009: Kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường.

- Quyết định số 10/2007/QĐ-BTS-31/7/2007: Về việc ban hành danh mục thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN-6/4/2007: Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

- Thông tư số 73/2009/TT-BNNPTNT-20/11/2009: Ban hành Quy định tạm thời về thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

- Thông tư số 71/2009/TT-BNNPTNT- 10/11/2009: Ban hành “Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam”

2.3.1.2 Tồn tại

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự phát triển nhanh của ngành đã gây tác động xấu đến môi trường, xã hội. Tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế của từng đối tượng trong chuỗi cung ứng, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu nguyên liệu sản xuất cả về số lượng và chất lượng, tác động xấu tới doanh nghiệp; tình trạng rớt giá khi vào chính vụ khiến nông dân lao đao; quy hoạch vùng nuôi bị phá vỡ, các ao nuôi phát triển một cách ồ ạt làm cho ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước,… dẫn đến tình trạng mất mùa do dịch bệnh. Mặc dù, các vấn đề về cơ chế, chính sách và cả đề án quy hoạch phát triển ngành đã được Bộ đề ra, nhưng việc thực hiện lại chưa đi đến đâu. Cụ thể như sau:

Đối với ngành nuôi trồng

- Việc phát triển quy hoạch vùng nuôi chưa theo kịp thực tế.

- Việc đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đầy đủ.

- Mô hình nuôi trồng còn phát triển theo hướng tự phát, nhỏ lẻ. Do đó, không đầu tư hệ thống xử lý nước thải sau vụ nuôi, khiến cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh phát triển nhanh.

- Chương trình quản lý và sản xuất giống không được kiểm soát chặt chẽ. Giống được các hộ nuôi sản xuất tràn nan, chất lượng giống không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được cung cấp cho nhà nuôi. Do đó, rủi ro về con giống rất cao, làm cho người nuôi bị thất bại trong vụ nuôi.

- Chương trình áp dụng các tiêu chuẩn nuôi quốc tế như Global GAP, BMP… chưa được thúc đẩy mạnh mẽ, chỉ mới dừng lại ở bước kêu gọi. Cho tới thời điểm đầu năm 2011, Việt Nam mới chỉ có một vùng nuôi tôm và 4 vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP, vài chục DN đạt tiêu chuẩn BRC và IFS. Đây là tỷ lệ rất nhỏ các DN, vùng nuôi đạt được trình độ quản lý theo yêu cầu, quy định của EU.

- Chính sách hỗ trợ người nuôi về vốn còn rất hạn chế. Khi người nuôi bị thiệt hại do thiện tai, dịch bệnh... thì hầu như vốn làm ăn đều theo đó mà mất đi. Việc vay ngân hàng thì khó khăn, dẫn đến tình trạng nhiều người dân “treo ao”. Điều này góp phần

mất cân đối trong vấn đề cung ứng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Đối với doanh nghiệp

- Chưa quản lý được giá xuất khẩu của các DN và cũng chưa có biện pháp chế tài các DN cố tình giảm giá nhờ bán những sản phẩm chất lượng kém, gian lận trong vấn đề chất lượng (bơm tạp chất vào nguyên liệu, tỷ lệ mạ băng tôm lên đến 20% thay vì chỉ 10%...), ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của con tôm Viện Nam.

- Bộ cũng chưa có sự hỗ trợ nào cho các DN trong vấn đề kiện chống bán phá giá của các thị Mỹ, EU. Nguyên nhân là các DN xuất khẩu tôm cạnh tranh không lành mạnh để tranh giành khách hành dẫn đến việc giảm giá xuất khẩu.

- Đề án liên kết “4 nhà” dừng lại ở bước kêu gọi mà không có những chính sách, quy định nào cụ thể để việc “4 nhà” thực sự gắn bó với nhau. Trên thực tế, “nhà ai nấy ở, việc ai nấy làm”, nhất là việc DN và nhà nông chưa có sự gắn kết với nhau thực sự.

Một phần của tài liệu Giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng xuất khẩu mặt hàng tôm ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 63)