- hí phí vốn, khác
2.3.2 Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (Nafiqaved)
2.3.2.1 Thành tựu
Chức năng chính của cục là quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các doanh nghiệp chế biến và kiểm soát chất lượng vùng nuôi. Cục đã đạt được thành công đáng kể, tạo uy tín trên thị trường thế giới, các chứng chỉ chất lượng do NAFI cấp được thế giới chấp nhận. Điều này giúp cho DN thuận lợi trong vấn đề xuất khẩu khi đạt được sự đồng ý của Nafi, thay vì các tổ chức kiểm tra chất lượng của thế giới.
2.3.2.2 Tồn tại
Bên cạnh những mặt đạt được như trên, trên thực tế, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu và chất lượng con nguyên liệu tại các vùng nuôi vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Chẳng hạn:
Đối với vùng nuôi
- Việc sử dụng các thuốc kháng sinh cấm, sử dụng không tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật vẫn được người nuôi sử dụng. Làm cho nguyên liệu cung cấp cho DN bị nhiễm dư lượng vượt mức cho phép. Tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế, uy tín của doanh nghiệp, của ngành, của quốc gia.
- Nguồn thuốc cấm, độc hại vẫn trôi nổi trên thị trường. - Con giống không được kiểm soát chặt chẽ.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện bằng việc kiểm tra mẫu. Do đó, tình trạng sản phẩm không đạt chất lượng vẫn được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, khi sang nước nhập khẩu thì bị phát hiện ra. Điều này được minh chứng bởi việc hàng ngày, các sản phẩm nông lâm thủy sản của nước ta bị trả về do không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, là tình trạng gian lận trong việc tăng tỷ lệ phần trăm mạ băng để giảm giá bán, dẫn đến cạnh tranh không lạnh mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau còn khá phổ biến. Do đó, việc các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, điển hình là cá tra và tôm thường phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của thị trường thế giới. Gây thiệt hại nhiều về kinh tế cho tất cả các đối tượng trong chuỗi cung ứng.