Tổ chức tín dụng – ngân hàng

Một phần của tài liệu Giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng xuất khẩu mặt hàng tôm ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp việt nam (Trang 65 - 67)

- hí phí vốn, khác

2.3.4Tổ chức tín dụng – ngân hàng

Tổ chức tín dụng đống vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi đối tượng trong chuỗi về việc cấp vốn để duy trì và phát triển hoạt động Sản xuất kinh doanh. Trong thời gian vừa qua, mặc dù đã được Nhà nước chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho DN và hộ nuôi vay vốn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa phù hợp với điều kiện thực tế, như:

Đối với doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), trong thời gian qua, Hiệp hội đã nhận được rất nhiều ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp về nhu cầu vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động cho chế biến tôm xuất khẩu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nuôi tôm và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi.

Theo đó, trong số những doanh nghiệp đã khảo sát, có tới trên 90% doanh nghiệp muốn được tăng hạn mức vốn vay, mức thấp nhất là 10 tỷ đồng, mức cao nhất lên tới 1.400 tỷ đồng. Riêng trong quý 2 năm 2012 này, trong số các doanh nghiệp đã khảo sát, có tới 92,3% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khẩn cấp, trong đó mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất là 500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong số doanh nghiệp thủy sản vừa được khảo sát, có 53,85% đang có nhu cầu vay vốn đầu tư cho hoạt động phát triển với mức thấp nhất là 2 tỷ đồng và cao nhất là 300 tỷ đồng. Những doanh nghiệp này muốn vay vốn để bổ sung đầu tư cho vùng nuôi tôm chân trắng, trang bị máy móc, sửa chữa, bổ sung năng lực cấp đông, đồng bộ cán cân tự động và các thiết bị phụ trợ, vốn trung hạn cho hoạt động xuất khẩu, xây nhà máy thức ăn, phát triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị.

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp thủy sản, việc thiếu vốn đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản đã trở nên gay gắt từ đầu năm nay. Chính sách thắt chặt tín dụng của hệ thống ngân hàng và lãi suất cho vay từ 18%-20% vốn đã khiến cho hàng loạt doanh nghiệp thủy sản khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Đã thế, những sự kiện chẳng vui vẻ gì như vụ Công ty Bình An nợ nần đầm đìa tới trên ngàn tỷ đồng,

càng khiến cho các ngân hàng “lắc đầu” mạnh hơn với các hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp thủy sản.

Đối với hộ nông dân nuôi tôm

Hộ nuôi tôm là đối tượng ít vốn nhất, họ là những người cần vốn hơn ai hết để duy trì và phát triển nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc vay ngân hàng đối với họ là rất khó khăn, họ không có tài sản lớn để thế chấp, việc phân bổ quỹ người nghèo lại quá ít. Đặc biệt là khi có thiện tai, dịch bệnh xảy ra, họ mất trắng. Không trả nợ được ngân hàng và cũng không thể vay tiếp được. So với các hộ nông dân khác, họ không được xóa nợ, không được đền bù thiệt hại như “heo tai xanh”, “cúm gia cầm”,… Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với nghề nuôi tôm nói riêng và nghề nuôi thủy sản nói chung.

Kết luận: Qua phân tích, đánh giá vai trò của một số tổ chức điển hình lên chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ cho thấy, nguyên nhân của các tồn tại trên chủ yếu là do Nhà nước chưa thực hiện tốt vai trò điều tiết của mình trong vấn đề đảm bảo hành lang pháp lý, hệ thống chính sách thuế, tín dụng, đầu tư cơ sở hạn tầng và các chủ trương. Hiện nay, Nhà nước cũng chưa có một chính sách, quy định rõ ràng nào trong vấn đề điều tiết, tổ chức sản xuất để các đối tượng trong chuỗi liên kết với nhau, nhất là giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Đây là hai đối tượng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, tạo nên giá trị cho mặt hàng xuất khẩu. Do vậy, việc tạo mối liên kết giúp họ gắn bó với nhau là điều cấp thiết nhất hiện nay của ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng. Bên cạnh đó là quyền hạn của hiệp hội VASEP, hiệp hội chưa có được thực quyền trong vấn đề xử lý các vi phạm của hội viên trong vấn đề xuất khẩu hàng hóa, tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau làm cho năng lực cạnh tranh của ngành trở lên yếu so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Hơn nữa, vai trò của nhà khoa học rất quan trọng trong quá trình giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất… nhưng việc thiếu cơ chế rõ ràng đã khiến vai trò của "nhà khoa học" chưa được đề cao.

Một phần của tài liệu Giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng xuất khẩu mặt hàng tôm ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp việt nam (Trang 65 - 67)