Ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương [3]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ắc quy đồng nai (Trang 33 - 35)

™ Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp:

Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Đặc điểm của phương pháp này ở chỗ chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất.

Nếu mức độ tiêu hao của các khoản chi phí tương đương với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ cần quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:

- Ưu điểm : Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang tính chủ quan.

™ Công thức tính toán:

Theo phương pháp này, CPSXDDCK được tính bao gồm tất cả các khoản mục chi phí, gồm 2 nhóm chính:

- Chi phí NVLTT (gồm chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ) - Chi phí chế biến (gồm CPNCTT và CP SXC)

CPSXDDCK = CPVLTTDDCK + CPCBDDCK

CPVLTTDDCK: chi phí vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ CPCBDDCK: chi phí chế biến dở dang cuối kỳ

Chi phí vật liệu phụ bỏ ngay từđầu quá trình sản xuất

- Trường hợp này được tính theo công thức chi phí vật liệu trực tiếp CPVLTTDDĐK + CPVLTTPS CPVLTTDDCK = x SLSPDDCK SLSPHTNK + SLSPDDCK - Chi phí chế biến: CPCBDDĐK + CPCBTTPS CPCBDDCK = x SLSPHTTĐ SLSPHTNK + SLSPHTTĐ

CPCBTTPS: chi phí chế biến thực tế phát sinh

Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất (chi phí vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)

Nếu tỷ lệ hoàn thành sản phẩm dở dang = 50% gọi là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ắc quy đồng nai (Trang 33 - 35)