Nâng cao hiệu quả hoạt động huy dộng vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng VPBank chi nhánh đồng nai (Trang 72 - 76)

- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó

3.2.3Nâng cao hiệu quả hoạt động huy dộng vốn.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DNNVV TẠI VPBANK CNĐN.

3.2.3Nâng cao hiệu quả hoạt động huy dộng vốn.

Để mở rộng hoạt động cho vay thì ngân hàng phải có đủ nguồn vốn để cho vay, nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn là thiết yếu để thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền. Để đạt được kết quả thì ngân hàng phải đề ra những chính sách ưu đãi, những biện pháp huy động vốn hiệu quả:

 Về lãi suất huy động: thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng, tăng lãi suất cho các khách hàng có khoản tiền lớn, các khách hàng truyền thống của chi nhánh.  Áp dụng hình thức khi khách hàng gửi tiền được lĩnh lãi trước, khách hàng rút tiền

trước hạn thì được tính kỳ hạn gần nhất. Như vậy mới hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.

 Mở nhiều chương trình khuyến mãi, tặng quà ngay tại quầy khi khách hàng đến gửi tiền, tăng cường công tác marketing về các sản phẩm huy động đến khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên giao dịch, thành lập bộ phận giao tiếp với khách hàng nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc về những lợi ích của các sản phẩm huy động sẵn có và những sản phẩm mới.

 Hiện nay chi nhánh chỉ có 3 máy ATM (1 máy tại chi nhánh và 1 máy tại phòng giao dịch và 1 máy tại siêu thị Coopmart Biên Hòa) nhưng luôn bị trục trặc hệ thống nên chi nhánh cần sữa chữa lại các máy ATM này, tăng số lượng máy và phát hành thẻ ATM tại các điểm đông dân cư, trung tâm mua sắm, trường đại học,…, để tăng số lượng người sử dụng thẻ và gửi tiền, triển khai dịch vụ chi trả lương qua thẻ để thu hút các DNNVV sử dụng dịch vụ.

3.2.4 Mở rộng địa bàn đầu tư đến các huyện, thị xã trong tỉnh.

Hiện tại VPBank chỉ có 1 chi nhánh cấp một và 1 phòng giao dịch nên chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường, đặc biệt là những huyện Long Thành, Trảng Bom, Xuân Lộc, Vĩnh Cữu, Thị xã Long Khánh đây là những địa bàn tiềm năng với nhiều khu công nghiệp có nhiều DNNVV đã, đang và sẽ xây dựng và hoạt động, dân cư đông đúc. Có như vậy sẽ rút ngắn khoảng cách địa lý, dễ dàng tiếp thị hình ảnh của VPBank đến khách hàng như thế sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng ở những địa bàn này đến giao dịch và vay vốn.

3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động marketing và quan hệ công chúng (PR).

 Chi nhánh cần có cuộc điều tra nghiên cứu tổng thể về các khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng đồng thời cử cán bộ nhân viên túc trực tại các trung tâm mua sắm, hội chợ triễn lãm,…, để từ đó nắm bắt những nhu cầu, những thông tin khách hàng cung cấp để phục vụ cho việc phát triển sản phẩm mới, cải tổ cách làm việc, tư vấn các thủ tục vay vốn, quyết định cho các thay đổi về lãi suất, tỷ giá,…

 VPBank vừa thay đổi tên gọi, logo mới vào tháng 08/2010, đồng thời qua kết quả khảo sát cho thấy số lượng khách hàng biết đến VPBank thông qua phương tiện thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ ít, chi nhánh mới chú trọng trong việc phát các brochure đến khách hàng nên sẽ hạn chế số lượng khách hàng biết đến VPBank. Do đó, chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm quảng bá thương hiệu VPBank đến tất cả các khách hàng bằng cách tham gia tài trợ một trong những chương trình mang tính nhân văn và có số lượng khán giả xem nhiều như các chương trình vì người nghèo, game show giải trí,…, của đài truyền hình Đồng Nai, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên tại các trường trong tỉnh.

 Chi nhánh cần chú trọng trong công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, đưa dịch vụ của ngân hàng tiếp cận rộng rãi với công chúng như mở rộng quảng cáo trực quan tại địa bàn hoạt động, tại các khu du lịch đông khách tham quan trong tỉnh, tại sân thi đấu thể thao.

 Tạo sự liên kết giữa chi nhánh với các Công ty Bảo Hiểm đang hoạt động trong tỉnh để tạo sức mạnh cạnh tranh thông qua việc quảng bá thương hiệu cho nhau; tăng thu nhập cho chi nhánh nhờ vào việc bán sản phẩm bảo hiểm, cho thuê vị trí làm việc, tăng lượng tiền gửi của công ty Bảo Hiểm tại ngân hàng.

 Tổ chức các hội nghị khách hàng là dịp để lắng nghe những ý kiến phản hồi của các DNNVV đang sử dụng các dịch vụ của chi nhánh, nên có cuốn sổ tay để đưa những thông tin hoạt động của ngân hàng và những thông tin bổ ích cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tìm hiểu và khơi thông những nhu cầu mới, là dịp để bày tỏ lòng cảm ơn của ngân hàng với các DNNVV, tuyên dương những khách hàng lớn bằng những phần quà tặng vì đã có doanh số sử dụng dịch vụ cao, bốc thăm may mắn, tặng quà cho khách hàng nhân dịp sinh nhật để bày tỏ lòng “tri ân khách hàng” của chi nhánh, tổ chức chương trình văn nghệ và nhân dịp này chi nhánh sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới của ngân hàng.

3.2.6 Nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ngày nay chất lượng dịch vụ được xem là một tiêu thức quan trọng nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Với sự lớn mạnh của các NHTM cổ phần hoạt động chuyên nghiệp và linh hoạt thì đã làm cho ngành ngân hàng trở thành ngành cạnh tranh mạnh mẽ nhất, điều này đã làm cho thị phần của các NHTM càng ngày càng thu hẹp trong đó có VPBank, thu nhập từ dịch vụ của VPBank nói chung và chi nhánh nói riêng quá thấp so với những ngân hàng khác, bởi vì ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh ngoài việc đa dạng hóa các sản phẩm thì chi nhánh cũng cần:

 xây dựng được một đội ngũ cán bộ nhân viên giao dịch có trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc nghiêm chỉnh, tránh thái độ thờ ơ, lãng tránh hay tranh cãi những khiếu nại của khách hàng và luôn xem khách hàng là “thượng đế”, là “ân nhân” vì khách hàng là người nuôi sống ngân hàng. Phải đem lại được sự thoải mái và phục vụ tận tình cho khách hàng khi đến giao dịch ngay từ ngoài vào trong, từ nhân viên bảo vệ đến giao dịch viên, bằng chính sự niềm nở, vui vẻ và luôn mỉm cười với khách hàng. Mỗi cán bộ, nhân viên giao dịch phải hiểu và nhận biết được sự sống còn của ngân hàng chính là khách hàng, vì vậy phải biết quan tâm những khách hàng truyền thống cũng như những khách hàng mới, điều đó sẽ giúp khách hàng truyền thống gắn bó lâu dài với ngân hàng hơn. Để làm được như vậy thì ban lãnh đạo chi nhánh cần

quan tâm đến việc cho bộ phận giao dịch tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp, đàm phán chuyên nghiệp và kỹ năng chăm sóc khách hàng bằng các chương trình đào tạo nghiệp vụ thường xuyên và nên thành lập bộ phận chấm điểm thi đua gắn với quyền lợi về lương thưởng và các đãi ngộ khác.

 Tiếp tục hoàn thiện biểu phí giao dịch đảm bảo tính cạnh tranh. 3.2.7 Đa dạng hóa tài sản đảm bảo.

Một trong những khó khăn lớn nhất của các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là không đáp ứng được TSĐB. Như phân tích ở phần thực trạng, điều này xuất phát từ hai phía, thứ nhất các DNNVV không có TSĐB, thứ hai yêu cầu về TSĐB của ngân hàng quá cao (điều này thể hiện ở việc ngân hàng yêu cầu TSĐB trong tất cả các sản phẩm tín dụng), TSĐB thường được chấp nhận không kể đến bảo lãnh và giấy tờ có giá là bất động sản. Chính vì thế, việc đa dạng hóa TSĐB sẽ giúp ngân hàng mở rộng được khách hàng và tăng thu nhập.

 Ngân hàng nên mở rộng tỷ lệ TSĐB là hàng hóa & khoản phải thu của DNNVV: Hiện tại, với thuận lợi của phòng giao dịch nằm gần khu tập trung của các DNNVV

hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản xuất gỗ và thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu cao, vì vậy chi nhánh nên sàng lọc các DNNVV làm ăn uy tín, có đầu ra ổn định và có hoạt động xuất khẩu thì chi nhánh có thể nhận hàng hóa của DNNVV làm TSĐB cho các khoản vay ngắn hạn với lãi suất vay cao hơn các loại TSĐB khác, mặc dù có thể có rủi ro về đạo đức nhưng chi nhánh sàng lọc thẩm định kỹ và thường xuyên cử cán bộ đến kiểm tra nhằm quản lý được hàng hóa thì cũng sẽ có hiệu quả. Đối với những DNNVV làm ăn với những đối tác lớn, có uy tín, khoản phải thu của DNNVV không phải trên hình thức thương phiếu nhưng được ngân hàng xác định một cách chắc chắn dựa trên các chứng từ có tính pháp lý như hợp đồng, hóa đơn mua bán,…, thì ngân hàng có thể chấp nhận làm TSĐB. Tính khả thi của hình thức này thể hiện ở chỗ có nhiều DNNVV trên địa bàn sản xuất các mặt hàng là đầu vào hoặc nhận gia công cho các doanh nghiệp có quy mô lớn đang hoạt động tại các khu công nghiệp trong tỉnh, TP.HCM và Bình Dương.

 Ngân hàng có thể chấp nhận toàn bộ giá trị của doanh nghiệp làm TSĐB:

Trong dài hạn khi nền kinh tế đất nước phát triển, các chính sách của Chính phủ về luật doanh nghiệp, luật thương mại,…, có những quy định chi tiết, cụ thể và thực tiễn thì hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A: Mergers and Acquisitions) sẽ trở thành một lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ

này. Hiện nay có nhiều DNNVV làm ăn rất hiệu quả, có thương hiệu trên thị trường, khi những doanh nghiệp này cần đến một khoảng vốn lớn để thay đổi toàn bộ máy móc, công nghệ hay đầu tư vào một sản phẩm mới có tính khả thi cao nhưng lại không có đủ bất động sản làm TSĐB cho khoản vay thì có thể thỏa thuận với ngân hàng dùng toàn bộ giá trị doanh nghiệp làm TSĐB. Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ theo đúng thỏa thuận thì ngân hàng có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp để thu hồi nợ. Để làm được điều này thì ngân hàng phải có một bộ phận chuyên thẩm định và mua bán doanh nghiệp (M&A) hoặc liên kết với một công ty độc lập làm nghiệp vụ này. Điểm khác biệt của hình thức này so với tài trợ dự án ở chỗ tài sản dùng làm đảm bảo là toàn bộ doanh nghiệp chứ không phải chỉ là tài sản hình thành từ vốn vay (một phần tài sản của doanh nghiệp), khi đó doanh nghiệp sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn với khoản nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng VPBank chi nhánh đồng nai (Trang 72 - 76)