Tình hình dư nợ DNNVV phân theo ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng VPBank chi nhánh đồng nai (Trang 45 - 50)

- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó

2.4.4Tình hình dư nợ DNNVV phân theo ngành kinh tế.

DNNVV Kinh Tế Cá Thể

2.4.4Tình hình dư nợ DNNVV phân theo ngành kinh tế.

Bảng 2.8: Dư nợ DNNVV phân theo ngành kinh tế.

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Quý III-2009 Quý III-2010 Giá trị Tỉ

trọng Giá trị trọng Tỉ Giá trị trọng Tỉ Giá trị trọng Tỉ Dư Nợ 70,097 100% 77,343 100% 55,492 100% 138,189 100% Thương Mại – Dịch Vụ 18,225 26.0% 29,390 38.0% 22,086 39.8% 48,643 35.2% Công Nghiệp Chế Biến 27,338 39.0% 22,971 29.8% 16,814 30.3% 48,366 35.0% Xây Dựng 14,790 21.1% 14,850 19.2% 9,600 17.3% 27,634 20.0% Nông – Lâm – Thủy Sản 9,603 13.9% 10,132 13.0% 6,881 12.4% 13,515 9.78%

(Nguồn : Phòng Quan Hệ Khách Hàng – VPBank CNĐN)[4]

Bảng 2.9: So sánh chênh lệch dư nợ DNNVV phân theo phân theo ngành kinh tế.

Với thị trường mục tiêu của ban quản trị đề ra cho chi nhánh là ưu tiên cho vay đối với các DNVV hoạt động trong các lĩnh vực như chế biến gỗ, chăn nuôi, thủ công mĩ nghệ, thương mại – dịch vụ. Đây là những ngành mà Đồng Nai có thế mạnh và luôn được ưu tiên để phát triển. Chi nhánh đã tích cực khai thác thị trường mục tiêu của mình và đạt một số kết quả như sau:

 Dư nợ ngành thương mại – dịch vụ năm 2009 đạt 29,390 triệu đồng tăng 61.26% tương đương tăng 11,165 triệu đồng so với năm 2008 là 18,225 triệu đồng.

Chỉ tiêu

Chênh lệch năm 2009/2008

Chênh lệch Quý III 2010/2009

Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng

Dư Nợ 7,246 10.34% 82,697 149.03%

Thương Mại – Dịch Vụ 11,165 61.26% 26,557 120.24% Công Nghiệp Chế Biến (4,367) -15.97% 31,552 187.65%

Xây Dựng 60 0.41% 18,034 187.85%

 Dư nợ ngành công nghiệp chế biến năm 2009 đạt 22,971 triệu đồng giảm 15.97% tương đương giảm 4,367 triệu đồng so với năm 2008 là 27,338 triệu đồng.

 Dư nợ ngành xây dựng năm 2009 đạt 14,850 triệu đồng tăng 0.41% tương đương tăng 60 triệu đồng so với năm 2008 là 14,790 triệu đồng.

 Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản năm 2009 đạt 10,132 triệu đồng tăng 5.51% tương đương tăng 529 triệu đồng so với năm 2008 là 9,603 triệu đồng.

Trong năm 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng, lạm phát cao làm cho chi phí đầu vào của các DNNVV tăng từ đó làm tăng giá thành sản phẩm, trong khi thị trường tiêu thụ hàng hóa giảm sút, dẫn đến hàng tồn kho của các DNNVV lớn, doanh nghiệp co cụm sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí, sa thải lao động, các DNNVV thiếu vốn để đầu tư trong khi tình hình lãi suất cho vay của ngân hàng thời điểm đó tăng cao đã làm nhiều DNNVV chùn bước trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dẫn đến dư nợ năm 2009 so với 2008 giảm 15.97% tương đương giảm 4,367 triệu đồng. Trước tình hình đó chi nhánh đã tích cực sàng lọc các khách hàng truyền thống, làm ăn uy tín và có các phương án kinh doanh khả thi để cho vay, đồng thời tăng tỉ trọng cho vay đối với các ngành thương mại – dịch vụ.

Biểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ DNNVV phân theo ngành kinh tế.

Nền kinh tế tiếp tục phục hồi nhanh trong 9 tháng đầu năm 2010. Tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mức tăng trưởng quý

sau cao hơn quý trước trong đó khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 2.4%, công nghiệp và xây dựng tăng 14.6%, dịch vụ tăng 14.5% so với cùng kì và đạt 76,8% kế hoạch cả năm. Có 8/9 nhóm ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng so cùng kỳ. Trong đó có 4 ngành tăng cao hơn mức bình quân chung là ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tăng 26,1%. Ngành công nghiệp dệt, may và giày dép tăng 20,6%. Ngành công nghiệp chế biến gỗ, tre tăng 17,9%, ngành công nghiệp cơ khí tăng 19,2%. Các ngành còn lại có mức tăng có mức tăng khá từ 8,5% trở lên như: Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Ngành công nghiệp giấy, xuất bản; Ngành công nghiệp hóa chất, cao su và plastic; Ngành công nghiệp điện- điện tử. [7]

Các ngành đều có sự tăng trưởng khi nền kinh tế hồi phục, thị trường tiêu thụ mạnh, các DNNVV bắt đầu đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh, chi nhánh tích cực tìm kiếm khách hàng và đẩy mạnh cho vay đối với các DNNVV trong các ngành công nghiệp chế biến. Trong quý III/ 2010 tình hình dịch lợn tai xanh tại Đồng Nai bùng phát nhanh và lan rộng khắp các địa phương trong tỉnh, để hạn chế rủi ro chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với các DNNVV hoạt động trong ngành chăn nuôi có nhu cầu vay vốn, thị trường bất động sản hồi phục, chi nhánh ưu tiên cho vay đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng khu đô thị. Mặc dù tính đến quý III/2010, chi nhánh có sự tăng trưởng tín dụng so với quý III/2009 nhưng vẫn không đạt kế hoạch đề ra, nguyên nhân là do lãi suất cho vay của chi nhánh vẫn cao hơn so với các ngân hàng khác. Tính đến quý III năm 2010 chi nhánh đạt được những kết quả sau:

 Dư nợ ngành thương mại – dịch vụ tính đến quý III năm 2010 đạt 48,643 triệu đồng tăng 120.24% tương đương tăng 26,557 triệu đồng so với lũy kế quý III năm 2009 là 22,086 triệu đồng.

 Dư nợ ngành công nghiệp chế biến tính đến quý III năm 2010 đạt 48,366 triệu đồng tăng 187.65% tương đương tăng 31,552 triệu đồng so với lũy kế quý III năm 2009 là 16,814 triệu đồng.

 Dư nợ ngành xây dựng tính đến quý III năm 2010 đạt 27,634 triệu đồng tăng 187.85% tương đương tăng 18,034 triệu đồng so với lũy kế quý III năm 2009 là 9,600 triệu đồng.

22,08616,814 16,814 9,600 6,881 48,643 48,366 27,634 13,515 Thương Mại – Dịch Vụ Công Nghiệp Chế Biến Xây Dựng Nông – Lâm – Thủy Sản

Quý III/ 2009 Quý III/ 2010

 Dư nợ ngành Nông – Lâm – Thủy Sản tính đến quý III năm 2010 đạt 13,515 triệu đồng tăng 96.41% tương đương tăng 6,634 triệu đồng so với lũy kế quý III năm 2009 là 6,881 triệu đồng.

Biểu đồ 2.8: Tình hình dư nợ DNNVV phân theo ngành kinh tế. 2.4.5 Tình hình dư nợ DNNVV phân theo mục đích sử dụng vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Dư nợ DNNVV phân theo mục đích sử dụng vốn.

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Quý III-2009 Quý III-2010 Giá trị trọng Tỉ Giá trị trọng Tỉ Giá trị trọng Tỉ Giá trị trọng Tỉ Dư Nợ 70,097 100% 77,343 100% 55,492 100% 138,189 100% Cho vay bổ sung vốn kinh doanh 41,848 59.7% 45,787 59.2% 33,628 60.6% 72,687 52.6% Tài trợ mua sắm tài sản 13,739 19.6% 13,303 17.2% 9,212 16.6% 28,605 20.7% Cho vay đầu tư 8,342 11.9% 9,436 12.2% 6,437 11.6% 25,150 18.2% Cho vay khác 6,186 8.83% 8,817 11.4% 6,215 11.2% 11,747 8.5%

(Nguồn: Phòng Quan Hệ Khách Hàng – VPBank CNĐN)[4]

Bảng 2.11: So sánh tình hình dư nợ phân theo mục đích sử dụng vốn.

Trong dư nợ DNNVV của chi nhánh khi xét theo mục đích sủ dụng vốn vay thì cho vay bổ sung vốn kinh doanh (chủ yếu là bổ sung vốn kinh doanh thương mại) luôn chiếm tỉ trọng cao. Trong thời gian quý III năm 2009 và 2010 thì dư nợ cho vay bổ sung vốn kinh doanh tăng mạnh do nhu cầu vay vốn bổ sung đáp ứng hoạt động kinh doanh cuối năm của các DNNVV tăng cao. Năm 2010 với nhiều thông tin tốt từ nền kinh tế, tất cả các ngành kinh tế đều hồi phục và tăng trưởng, thị trường bất động sản sôi động trở lại với nhiều dự án nhà ở xã hội được Chính Phủ thông qua, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tăng cao, các ngân hàng vào cuộc và chi nhánh cũng không nằm ngoài cuộc đua để giành thị phần, chi nhánh đã tập trung cho vay lĩnh vực bất động sản như cho vay xây dựng nhà xưởng, cho vay xây nhà để cho thuê, phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng chung cư. Ngoài ra, chi nhánh còn tập trung cho vay đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư dự án công nghiệp chế biến, cho vay tiêu dùng,…

 Dư nợ cho vay bổ sung vốn kinh doanh năm 2009 đạt 45,787 triệu đồng, so với năm 2008 là 41,848 triệu đồng thì năm 2009 tăng về giá trị 3,939 triệu đồng tương đương tăng 9.41%. Tỷ trọng trong nhóm sản phẩm năm 2009 thì dư nợ cho vay bổ sung vốn kinh doanh chiếm 59.2%. Tính đến quý III năm 2010 thì dư nợ cho vay bổ sung vốn kinh doanh đạt giá trị 72,687 triệu đồng tăng 116.15% tương ứng 39,059 triệu đồng so với lũy kế quý III năm 2009 là 33,628 triệu đồng.

 Dư nợ tài trợ mua sắm tài sản năm 2009 đạt 13,303 triệu đồng, so với năm 2008 là 13,739 triệu đồng thì năm 2009 giảm về giá trị 4,360 triệu đồng tương đương giảm 3.17%. Tính đến quý III năm 2010 thì dư nợ tài trợ mua sắm tài sản đạt giá trị 28,605

Chỉ tiêu

Chênh lệch năm 2009/2008

Chênh lệch Quý III 2010/2009 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng

Dư Nợ 7,246 10.34% 82,697 149.03%

Cho vay bổ sung vốn kinh doanh 3,939 9.41% 39,059 116.15% Tài trợ mua sắm tài sản (4,360) -3.17% 19,393 210.52%

Cho vay đầu tư 1,094 13.11% 18,713 290.71%

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000

Năm 2008 Năm 2009 Quý III/ 2009 Quý III/ 2010 Dư Nợ DNNVV Phân Theo Tài Sản Đảm Bảo

Bất Động Sản Giấy Tờ Có Giá Tài Sản Khác

triệu đồng tăng 210.52% tương ứng 19,393 triệu đồng so với lũy kế quý III năm 2009 là 9,212 triệu đồng.

 Dư nợ cho vay đầu tư năm 2009 đạt 9,436 triệu đồng, so với năm 2008 là 8,342 triệu đồng thì năm 2009 tăng về giá trị 1,094 triệu đồng tương đương tăng 13.11%. Tính đến quý III năm 2010 thì dư nợ cho vay đầu tư đạt giá trị 25,150 triệu đồng tăng 290.71% tương ứng 18,713 triệu đồng so với lũy kế quý III năm 2009 là 6,437 triệu đồng.

 Dư nợ cho vay khác năm 2009 đạt 8,817 triệu đồng tăng 42.53% tương đương 2,631 triệu đồng so với năm 2008 là 6,186 triệu đồng. Tính đến quý III năm 2010 thì dư nợ cho vay khác đạt giá trị 11,747 triệu đồng tăng 89.01% tương ứng 5,532 triệu đồng so với lũy kế quý III năm 2009 là 6,215 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng VPBank chi nhánh đồng nai (Trang 45 - 50)