- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DNNVV TẠI VPBANK CNĐN.
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện gói sản phẩm phù hợp dành cho DNNVV, đa dạng hóa các sản phẩm.
hóa các sản phẩm.
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp sẽ tạo nhiều thuận lợi cho giao dịch tín dụng của ngân hàng và khách hàng. Một hệ thống các sản phẩm đa dạng phù hợp với các DNNVV giúp ngân hàng mở rộng tín dụng và phân tán rủi ro, nhất là nhu cầu đa dạng của DNNVV.
Chi nhánh cần nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới thông qua điều tra nhu cầu khách hàng, khảo sát, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước. Triển khai một số sản phẩm mới như cho vay nhượng quyền thương mại, cung cấp các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, ủy thác,…, bên cạnh đó, chi nhánh nên áp dụng những sản phẩm đã có trong hoạt động của hệ thống vào chi nhánh như thấu chi doanh nghiệp, tài trợ dự án trọn gói.
So với thực trạng các sản phẩm truyền thống mà VPBank đang sử dụng thì tính chất đa dạng về sản phẩm truyền thống của ngân hàng còn quá thấp so với các ngân hàng khác như Sacombank có đến 11 loại sản phẩm huy động vốn thì ngân hàng chỉ có 3 loại. Bên cạnh đó, các NHTM cổ phần lớn như ACB, Sacombank luôn tung ra thị trường những dòng sản phẩm mới, mang tính công nghệ cao, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của các DNNVV như quản lý ngân quỹ, internet banking, mobile banking, home banking,…, vì thế việc đa dạng hóa các sản phẩm là cần thiết nhằm mở rộng khách hàng, lôi kéo những khách hàng tiềm năng và của những đối thủ cạnh tranh về với ngân hàng. Việc đa dạng hóa sản phẩm phải dựa trên nền tảng là lợi thế sẵn có của ngân hàng và phân khúc thị trường để cung ứng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.