Những khó khăn dẫn đến hạn chế trong hoạt động tín dụng DNNVV của CN.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng VPBank chi nhánh đồng nai (Trang 64 - 67)

- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó

2.7.2Những khó khăn dẫn đến hạn chế trong hoạt động tín dụng DNNVV của CN.

DNNVV Kinh Tế Cá Thể

2.7.2Những khó khăn dẫn đến hạn chế trong hoạt động tín dụng DNNVV của CN.

 Cán bộ tín dụng luôn xem trọng tài sản đảm bảo khi cho vay DNNVV.

Khi tiếp cận với các DNNVV lần đầu, các cán bộ tín dụng đã yêu cầu tài sản đảm bảo khi chưa xem xét, thẩm định về khách hàng và phương án vay ảnh hưởng đến cách nhìn của khách hàng đối với chi nhánh. Bởi khi phương án đã được thẩm định khả thi rồi thì biện pháp này chỉ mang ý nghĩa bảo đảm an toàn vốn. Nguyên nhân tâm lý do đã có nhiều vụ án hình sự về kinh tế khi khách hàng lừa đảo, lợi dụng sơ hở của cán bộ tín dụng trong giám sát vốn vay để chiếm đoạt tiền vay nên nhiều cán bộ tín dụng có tâm lý an toàn cao hơn hiệu quả kinh doanh và mở rộng khách hàng.  Chi nhánh chưa có quy trình cấp tín dụng riêng đối với DNNVV.

VPBank chưa xây dựng một quy trình cấp tín dụng dành riêng cho khách hàng là các DNNVV, vẫn sử dụng quy trình tín dụng chung nên rõ ràng hiệu quả chưa cao và gây cản trở cho cả phía DNNVV và ngân hàng. Trong quy trình này, cán bộ tín dụng chịu toàn bộ trách nhiệm từ tiếp cận khách hàng cho đến thẩm định khách hàng, thẩm định dự án và phương án sản xuất kinh doanh, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng trả nợ. Điều này có ích trong việc chịu trách nhiệm về khoản vay của cán bộ tín dụng, cũng như khả năng thiết lập mạng lưới quan hệ khách hàng, tuy vậy cũng gặp nhiều hạn chế như thiếu tính chuyên nghiệp trong công việc, dễ dẫn đến quá tải và việc quản lý dễ phát sinh tiêu cực do quen thân với khách hàng nên có sự nể nang, không quản lý chặt chẽ khách hàng sau khi vay vốn. Bên cạnh đó, việc một số các DNNVV sử dụng vốn không đúng mục đích xuất phát từ môi trường kinh tế phi chính thức như việc các DNNVV mua hàng hóa, thanh toán các chi phí không có hóa đơn chứng từ nên mặc dù vốn được đưa vào sử dụng đúng mục đích là phục vụ sản xuất kinh doanh, đã làm ảnh hưởng đến tính khả thi của công tác kiểm tra sau cho

vay của chi nhánh mặc dù chi nhánh đã có quy định rất chặt chẽ về thời hạn kiểm tra cũng như lưu giữ chứng từ sử dụng vốn vay.

 Chất lượng công tác thẩm định chưa cao do nguồn thông tin sử dụng để thẩm định còn hạn chế.

Vấn đề thẩm định do không có nguồn thông tin độc lập và khách quan làm cơ sở nên thường chỉ dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp và tự tìm hiểu qua các mối quan hệ của khách hàng, thông tin này chỉ mang tính chất chủ quan và không chính thức. Bên cạnh đó, việc phân tích tài chính chỉ dựa vào báo cáo tài chính của khách hàng, không có nguồn thông tin để dự báo thị trường,…, nên chất lượng thẩm định chưa cao. Bởi vậy, từ chỗ lẽ ra phải xem xét tài sản đảm bảo là nguồn dự phòng lại là vấn đề chính khi quyết định một khoản vay. Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác là một trong những yếu tố quan trọng để phân tích, đánh giá đúng về khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Hệ thống thông tin về DNNVV còn hạn chế, chi nhánh hiện rất thiếu thông tin đáng tin cậy về DNNVV vay vốn. Các thông tin hoạt động của DNNVV về thuế, chấp hành pháp luật, xuất nhập khẩu, thị trường,…, rất manh mún và khó khai thác.

 Công tác marketing chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức.

Chi nhánh chưa thực hiện marketing một cách toàn diện, chi nhánh chỉ thực hiện một công đoạn rất nhỏ của marketing là quảng cáo và thường hướng vào các hoạt động như huy động vốn, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, chưa có sự tiếp cận hướng đế n đối tượng DNNVV, chưa có bộ phận chuyên trách về phát triển khách hàng DNNVV. Chi nhánh chưa chủ động tìm kiếm khách hàng và lựa chọn khách hàng để thiết lập quan hệ, chủ yếu giao dịch với những khách hàng tự tìm đến với chi nhánh. Do đó, đã làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô tín dụng, đồng thời bỏ lỡ cơ hội cung ứng vốn cho những khách hàng có uy tín và có dự án khả thi.

 Chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng và các định chế tài chính khác .

Chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh gây gắt với các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng khác về chính sách tín dụng, chất lượng dịch vụ, lãi suất cho vay và phí dịch vụ vay vốn của chi nhánh nhìn chung luôn cao hơn các ngân hàng khác. Các quỹ tín dụng, công ty tài chính với những đặc thù riêng nên có những chính sách rất thông thoáng và hợp lý ngày càng thu hút các DNNVV.

 Tình hình tài chính của DNNVV thiếu minh bạch.

Các doanh nghiệp nhỏ thường làm sai lệch báo cáo tài chính cuối năm bằng cách làm giả hay mua bán hóa đơn, chứng từ nhằm làm giảm số thuế phải nộp. Ngay cả những báo cáo nội bộ, cán bộ tín dụng phải mất rất nhiều thời gian để xem xét, xác minh và chi phí phát sinh lớn nên chi nhánh ít “mặn mà” với các doanh nghiệp nhỏ này.  Tài sản đảm bảo của DNNVV thường không đáp ứng yêu cầu được cấp tín dụng.

Không phải lúc nào DNNVV luôn có sẵn bất động sản để thế chấp nhưng nhiều DNNVV lại có nhu cầu vốn rất lớn trong khi tài sản thế chấp của DNNVV như máy móc, thiết bị, hàng hóa,…, rất ít khi chi nhánh chấp nhận bởi lẽ các DNNVV đang sử dụng công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới nên khi thanh lý tài sản rất khó khăn và thị trường thanh lý cũng bị hạn hẹp. Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu thì hiện tại các ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng chưa có kho lưu giữ, còn để lưu giữ tại kho của doanh nghiệp thì không đủ tin tưởng, hoặc thuê kho thì phát sinh chi phí lớn nên ngân hàng không chấp nhận cho vay.

 Các DNNVV rất yếu trong việc lập phương án kinh doanh do sự thiếu ổn định và chất lượng quản lý của các DNNVV không cao nên các phương án kinh doanh thiếu độ tin cậy, tính bền vững trong nội lực tài chính cũng không mạnh.

 Các chính sách của Chính phủ mặc dù đã ban hành nhưng trong thực tế thì việc áp dụng rất hạn chế như quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động cho Quỹ Bảo Lãnh Tín Dụng Cho DNNVV, quyết định 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM, quyết định 60/2009/QĐ-TTg quyết định sửa đổi, bổ sung, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay với lãi suất hỗ trợ 4% từ chương trình kích cầu,…, nhưng không nhiều DNNVV tiếp cận được nguồn vốn vay do những quy định mà DNNVV thực tế không đáp ứng được.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng VPBank chi nhánh đồng nai (Trang 64 - 67)