Hoàn thiện mô hình dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp biên hòa 2 (Trang 48 - 49)

Hoàn thiện dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa

3.3.1.Hoàn thiện mô hình dự toán

Lựa chọn mô hình lập dự toán phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập dự toán và tác dụng của dự toán trong hoạch định và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, để báo cáo dự toán trong doanh nghiệp hiệu quả thì trước hết doanh nghiệp phải lựa chọn mô hình dự toán phù hợp với quy mô hoạt động, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức quản lý của mình.

Kết quả khảo sát chương 2 cho thấy, đa số các doanh nghiệp có lập dự toán là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không lập dự toán ngân sách. Đây cũng là một cản trở trong việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Do đó, để có thể phát triển từ quy mô siêu nhỏ thành quy mô nhỏ thì tác giả để xuất các doanh nghiệp siêu nhỏ cũng nên lập dự toán.

Tác giả để xuất giải pháp hoàn thiện dự toán cho các doanh nghiệp theo quy mô hoạt động như sau:

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: áp dụng mô hình dự toán ấn định thông tin từ trên xuống.

Đối với doanh nghiệp vừa: mô hình thông tin từ dưới lên o Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống

Khi áp dụng mô hình này, đòi hỏi các nhà quản trị phải có tầm nhìn tổng quát, toàn diện về mọi mặt của doanh nghiệp và nhà quản lý cấp cao phải nắm vững chặt chẽ chi tiết hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp cả về mặt định tính và định lượng để đưa ra những chỉ tiêu phù hợp, điều này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có ít sự phân cấp về quản lý hoặc được sử dụng

49

trong những trường hợp hoặc tình thế đặc biệt, buộc doanh nghiệp phải tuân theo sự chỉ đạo của cấp cao hơn.

o Mô hình thông tin từ dưới lên

Lập dự toán theo mô hình này rất thoáng, hầu như mọi việc đều để cho các bộ phận tự quyết định. Người trực tiếp tham gia trong công tác lập dự toán của doanh nghiệp thì số liệu sẽ chính xác hơn và thực tế hơn. Tâm lý chung thì mọi người sẽ thích làm những gì do chính mình đặt ra, vì vậy dự toán mang tính khả thi cao và kéo mọi người trong tổ chức cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

Việc để cho các bộ phận tự lập dự toán của bộ phận mình sẽ phát huy tích cực vai trò kiểm tra của dự toán, buộc mọi người trong tổ chức phấn đấu đạt được kế hoạch do chính mình lập ra. Nếu các bộ phận không đạt được các chỉ tiêu như trong dự toán thì họ chỉ có thể trách mình chứ không đổ lỗi cho bất kỳ ai được. Dự toán theo mô hình này rất phù hợp với công ty lớn hoặc các tập đoàn, vì thể hiện sự phân quyền trong quản lý.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của mô hình này chính là việc để cho các bộ phận tự định dự toán của mình nên có thể xảy ra tình trạng lập dự toán thấp hơn năng lực thật sự mà họ có thể thực hiện được. Lúc này dự toán không phát huy được tính tích cực của nó mà còn làm trì truệ các hoạt động sản xuất, lãng phí tài nguyên và năng lực của doanh nghiệp, không khai thác hết khả năng tiềm tang của doanh nghiệp. Vì vậy nhà quản lý cấp cao cần kiểm tra, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chấp nhận ngân sách tự định của cấp dưới. Nếu có những khoản mục nào đáng nghi ngờ thì phải thảo luận với quản lý các cấp dưới cho đến khi đạt được sự chấp thuận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp biên hòa 2 (Trang 48 - 49)