Thực trạng chợ nổi Cái Răng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi cái răng thành phố cần thơ báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 67)

Thực tế, bên cạnh những thuận lợi cũng như những hiệu quả mà chợ nổi Cái Răng mang lại cho du lịch của thành phố Cần Thơ nói riêng và du lịch đồng bằng sông Cửu Long nói chung thì chợ nỗi Cái Răng vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế cần khắc phục:

Nạn kẹt tàu

Tuy trước đây, để giải quyết tình trạng kẹt tàu chính quyền đã dời chợ nổi Cái Răng về vị trí ngay nay, nhưng vào những giờ cao điểm, do chưa có sự phân luồng trong buôn bán hàng hóa, ghe xuồng neo đầu một cách lộn xộn nên tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Đặc biệt, vấn đề an toàn giao thông đường thủy, vì vốn là người dân vùng sông nước họ coi chiếc thuyền như nhà và nhà cũng là thuyền, không có tâm lý coi trọng ngôi nhà của mình là tính cách cố hữu của người dân Nam Bộ cho nên cư dân nơi đây không bao giờ chịu đầu tư để sửa sang lại chiếc thuyền của mình, có khi chiếc thuyền đó đã được sử dụng hàng chục năm trời mà chưa một lần nâng cấp. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của họ là không có cơ sở, thực tế này không chỉ đối với những chiếc thuyền của giới thương hồ mà còn là tình trạng chung của những chiếc tàu du lịch trên chợ nổi Cái Răng.

Tình trạng trộm cƣớp

Một vấn đề khác là do chợ nổi Cái Răng mang tính tự phát, không chịu sự ràng buộc, kiểm soát của chính quyền địa phương vì thế khi xảy ra tranh chấp hay bất cứ vấn đề nào khác thì sự can thiệp của cơ quan chức năng rất hạn chế. Đây là một sơ hở rất lớn, cũng là một hạn chế dẫn đến tình trạng trộm cướp thường xảy ra

- 62 -

ở khu vực này, gây nguy hiểm và thiệt hại tài sản cho cả người dân và khách tham quan đến chợ.

Ô nhiễm rác thải

Đó chính là ý thức của người dân sinh sống trên khu vực chợ nổi. Không có sự quản lý, không ai nhắc nhở, nhận thức và ý thức kém, hơn nữa cũng không còn cách nào khác hơn là vất rác ngay xuống sông, vì thế cứ mặc nhiên mà rác thải được đổ trực tiếp ngay xuống lòng sông. Đây là một vấn đề cần phải khắc phục ngay lập tức vì nó vừa ảnh hưởng tới đời sống của cư dân vùng chợ nồi, vừa làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới mỹ quan du lịch và nhiều vấn đề khác.

Sản phẩm du lịch nghèo nàn, trùng lập và đơn điệu

Các công ty du lịch mới chỉ thiết kế những tour tham quan chợ nổi một cách hời hợt, chưa đúng cách, và hầu như trùng lặp giữa các địa phương với nhau. Chưa tạo ra được sự khác biệt giữa những tour đến chợ nổi Cái Răng với các chợ nổi khác. Do đó, khi du khách đến tham quan thì không thấy được sự độc đáo của chợ nổi, tình trạng trên dẫn đến việc khách đến chợ nổi Cái Răng “một đi không trở lại”. Theo khảo sát tình hình thực tế ở chợ nổi Cái Răng vào năm 2010 :

Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của du khách nội địa và quốc tế sau khi tham quan chợ nổi Cái Răng

STT Thành Phần Mức độ hài lòng (%) Rất hài lòng Hài lòng Khá hài lòng Chƣa hài lòng 1 Khách nội địa 12,9 35,3 47,1 4,7 2 Khách quốc tế 3,3 53,3 43,3 0,0

- 63 -

Bảng 3.2: Dự định của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế quay trở lại chợ nổi Cái Răng những lần tiếp theo.

STT Thành Phần

Dự định quay lại du lịch ở chợ nổi Cái Răng các lần tiếp theo (%) Chắc chắn đến Có khả năng Chƣa dự định Chắc chắn không đến 1 Khách nội địa 29,4 56,5 12,9 1,2 2 Khách quốc tế 23,3 40,0 36,7 0,0

[Nguồn: Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh 2011]

Dựa vào số liệu bảng biểu 3.1 và 3.2 thì mức độ khá hài lòng và chưa hài lòng của du khách vẫn chiếm tỷ lệ rất cao (khách nội địa: 51,1%; khách quốc tế 43,3%), đồng thời dự định quay trở lại thì rất thấp (khách nội địa: 29,4%; khách quốc tế: 23,3%). Vì thế có thể thấy rằng công tác tổ chức du lịch và thể hiện được nét độc đáo vốn có của chợ nổi Cái Răng vẫn chưa được nhà nước và nhân dân làm tốt. Để trở thành một sản phẩm độc đáo thiết nghĩ các công ty du lịch cùng với các đoàn thể và cá nhân có liên quan cần phải có sự thay đổi chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại.

Chèo kéo, thách giá

Ngoài ra thì tình trạng chèo kéo, thách giá khách vẫn là một đặc tính cố hữu của người Việt Nam, tuy người Nam Bộ mang đặc trưng tính cách phong khoáng nhưng vì người buôn bán trên chợ nổi thuộc nhiều thành phần nên tình trạng ép giá vẫn là một tình trạng không tránh khỏi.

Nhu cầu vệ sinh cho du khách và ngƣời dân địa phƣơng trên chợ nổi

Tuy đã nghĩ đến việc giải quyết tình trạng này nhưng trên thực tế hiện nay ở chợ nổi Cái Răng mới chỉ có một nhà vệ sinh nổi được xây dựng thí điểm, trong tương lai thì mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhưng cũng mất rất nhiều thời gian

- 64 -

và nguồn kinh phí vận động cho việc thực hiện dự án này chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều công sức, của cải.

Sự cạnh tranh của các điểm du lịch khác ở Cần Thơ cũng nhƣ sự phát triển của các chợ trên bờ

Hiện nay, chợ nổi Cái Răng tuy đã có những phát triển đáng kể và vẫn là một trong những chợ nổi đông đúc nhất so với các chợ nổi ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long , tuy nhiên với sự phát triển của giao thông đường bộ và các điểm du lịch khác của thành phố Cần Thơ thì chợ nổi Cái Răng đang dần mất đi vị thế của mình, bên cạnh đó việc đầu tư về phát triển du lịch của nơi đây vẫn chưa hiệu quả và đúng cách khiến cho chợ nổi này chưa phát huy được hết thế mạnh vốn có của mình.

3.4 Một số giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng nhƣ một sản phẩm du lịch của miền Tây Nam Bộ

Như đã nói ở trên, nếu chợ nổi Cái Răng biết phát huy những lợi thế của mình kết hợp với mô hình kinh doanh độc đáo của chợ nổi Thái Lan thì chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này rất khó, đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều biện pháp để khắc phục những mặt hạn chế đồng thời đẩy mạnh phát triển chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác ở Việt Nam như: Tác giả Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh với đề tài Thực trạng và giải pháp phát

triển chợ nổi Cái Răng-Thành phố Cần Thơ, tác giả Đỗ Văn Xê với đề tài Vai trò

của chợ nổi đối với sự phát triển kinh tế-Xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long, tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giả Nhâm Hùng với tác phẩm Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long…Mặc dù vậy nhưng đến nay chỉ một số ít trong những biện pháp đó là có thể thực hiện và trên thực tế tình hình chợ nổi vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể.

3.4.1 Những biện pháp đã đƣợc đề xuất

Thứ nhất, thành lập ban quản lý chợ

Biện pháp này không khó thực hiện nhưng lại là một vấn đề đáng được lưu ý. Nếu không có ban quản lý thì chợ nổi không đi vào nề nếp, những vấn đề trật tự an ninh cũng không được bảo đảm, người dân hoạt động không có nguyên tắc, không

- 65 -

được hướng dẫn…Vì vậy, nếu có ban quản lý chợ thì tình trạng trên sẽ được khắc phục.

Nhưng chợ nổi Cái Răng độc đáo và mang nét khác biệt so với chợ nổi Thái Lan cũng là ở chỗ chợ mang tính tự phát, không chịu sự ràng buộc, quản lý cho nên chợ mang nét mộc mạc, đậm nét văn hóa dân dã của miền quê sông nước. Đây cũng chính là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách. Sau khi phân tích những ưu nhược điểm của giải pháp này, người viết nhận thấy rằng biện pháp này nên thực hiện và nên áp dụng càng sớm càng tốt ở chợ nổi Cái Răng cũng như các chợ nổi khác ở Tây Nam Bộ. Điều chú ý là phải làm sao đưa chợ nổi vào hoạt động một cách có hệ thống nhưng không nên can thiệp quá sâu như chợ nổi Thái, như thế sẽ làm mất một nét đẹp văn hóa đồng thời chợ nổi Việt lại mất đi bản sắc Việt. Tất nhiên, sau khi thành lập ban quản lý chợ sẽ tiến hành thu thuế để sử dụng cho những hoạt động chung trên chợ nổi.

[x. tr 97, 19; tr 70, 46]

Thứ hai, quy hoạch sắp xếp lại hoạt động chợ

Đây là một việc làm hết sức quan trọng, nhưng cần phải có một tầm nhìn bao quát. Biện pháp này có thể thực hiện nhưng không thể thực hiện trong một thời gian ngắn mà có thể mất khá nhiều thời gian. Trong đó, quy hoạch cả về không gian, quy hoạch cả về ngành hàng, quy hoạch cả những ngành nghề gắn liền với hoạt động chợ nổi. Nếu biện pháp này được thực hiện thì hiệu quả hoạt động mua bán trên chợ nổi Cái Răng sẽ có một bước chuyển mình khá lớn.

Việc quy hoạch, phân luồng hàng hóa sẽ giúp cho hoạt động giao thương trên chợ nổi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, khi nhìn vào “cây bẹo”, khách hàng dễ dàng di chuyển đến mua sản phẩm ở một khu bán hàng hóa nhất định: như khu bán trái cây, khu bán đồ ăn, khu bán đồ thủ công mỹ nghệ…

Việc tổ chức nơi neo đậu của tàu thuyền là rất quan trọng, vừa đảm bảo an toàn vừa thể hiện được nét mỹ quan trên chợ nổi Cái Răng. Xét vị trí của chợ nổi Cái Răng hiện nay, thì ta có thể áp dụng việc sắp xếp thuyền bè tương tự như chợ nổi Thái Lan:ở phía bên bờ sông An Bình và phía bên bờ sông Cái Răng sẽ là nơi

- 66 -

neo đậu của ghe thương hồ, còn khu vực giữa sông sẽ dành riêng cho tàu du lịch chở khách tham quan, mua sắm. Như vậy, biện pháp này rất khả thi.

[x. tr 96, 19; tr 15-16, 46; tr 11, 43]

Thứ ba, thu gom xử lý rác thải, nơi vệ sinh cho khách du lịch và giới thƣơng hồ

Về vần đề rác thải chủ yếu là do ý thức của mỗi người, nhưng do điều kiện trên chợ nổi Cái Răng hiện này thì không vất rác xuống sông người ta cũng không biết nên bỏ nơi nào. Vì thế, vấn đề ở đây là cần phải tổ chức những đội thu gom rác thái như trường hợp ở Vịnh Hạ Long, cứ sau mỗi buổi tan chợ, ban quản lý sẽ cử một đội thu gom rác thải trên chợ nổi Cái Răng, chi phí để thực hiện vấn đề này được trích ra từ việc thu thuế trên chợ nổi.

Về vấn đề nơi vệ sinh cho khách du lịch và giới thương hồ là một giải pháp rất cần thiết và mang tính khả thi, mới đây vào ngày 25-5-2012 tại chợ nổi Cái Răng đã xuất hiện mô hình nhà vệ sinh nổi. Đây là dự án đã đoạt giải ứng dụng của cuộc thi Holcim Prize 2010 do công ty xi măng Holcim Việt Nam và công ty khoa học công nghệ Petech thực hiện. Công trình này sẽ giúp thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân, bảo vệ nguồn nước trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Dự tính, mô hình này sẽ được nhân rộng ra khắp các chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.

- 67 -

Hình 3.3: Nhà vệ sinh nổi trên chợ Cái Răng

[Nguồn: http://www. Khoahocphothong.com.vn]

Thứ tƣ, cải thiện chất lƣơng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm

Đây là một giải pháp bắt buộc phải thực hiện không riêng gì ở chợ nổi Cái Răng. Theo khảo sát tình hình hiện nay, thì phần lớn du khách tham quan chợ nổi về đều phàn nàn về chất lượng dịch vụ, nhiều người sẽ không có ý định trở lại. Từng đi thực tế ở chợ nổi Cái Răng, bản thân người viết nhận thấy rằng chợ nổi Cái Răng chưa phát huy hết được tiềm năng vốn có, khách chỉ đi thuyền ra chợ chụp hình, mua trái cây, rồi về, nếu đi đến lần thứ hai, thứ ba thử hỏi rằng còn ai đến chợ nổi Cái Răng nữa. Cùng nhận định được vấn đề, nên các tác giả đều đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhưng chưa có một ý kiến nào mang tính hoàn thiện và cụ thể để có thể triển khai vấn đề này.

[x. tr 98, 19;,tr 68, 43]

Thứ năm, đẩy mạnh quảng bá, thu hút đầu tƣ, tạo nguồn tài chính cho việc phát triển du lịch

Vấn đề quảng bá du lịch ở chợ nổi Cái Răng đang được thực hiện rất tốt, đối với khách nội địa chủ yếu là qua truyền miệng, còn đối với khách quốc tế chủ yếu là qua các ấn phẩm tạp chí. Hiện nay, mỗi chợ nổi đều có một webside riêng, vì thế du khách có thể dễ dàng tiếp cận và biết về chợ nổi Việt Nam ngày càng nhiều hơn.

- 68 -

Đây là một giải pháp không mới và cũng đã được chính quyền địa phương thực hiện từ trước đó.

Thu hút vốn đầu tư là một điều cần thiết nhưng phải có những quy định, những thỏa thuận giữa các chủ đầu tư một cách hợp lý. Các tác giả đưa ra giải pháp là phải thu hút vốn đầu tư, nếu thành công thì cơ hội phát triển đối với chợ nổi Cái Răng rất lớn, tuy nhiên càng nhiều đối tượng kinh doanh trên một địa điểm mà thiếu sự thống nhất, sẽ rất dễ gây ra tình trạng có thu mà ít có chi, tranh giành lợi nhuận dẫn đều hoạt động thiếu động bộ, thậm chí không làm chợ nổi phát triển ngược lại hạn chế, dẫn đến việc lúng túng trong phương thức hoạt động và quản lý.

[x. tr 69, 43] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2 Những đề xuất của ngƣời viết

Những giải pháp trên đều rất đúng đắn vì được xây dựng dựa trên quan sát thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại như nó vốn có, vẫn là nơi dập dìu thuyền bè đi lại trao đổi hàng hóa và giữ vai trò đầu mối cho những mặt hàng nông sản, bất kể là có khách du lịch hay không. Cho nên, những giải pháp của các tác giả nêu trên, chủ yếu đều nhắm đến việc gia cố chợ về phương diện tổ chức, quản lý, giữ gìn không gian chợ và quan tâm đến cơ sở vật chất của chợ. Tuy nhiên, theo ý kiến của người viết, muốn chợ nổi tồn tại và phát triển bền vững thì vừa phải đưa ra những giải pháp hiệu quả, sáng tạo nhưng vẫn giữ được yếu tố văn hóa trên chợ nổi.

Điều quan trọng nhất chính là duy trì nét đẹp văn hóa đặc thù của vùng sông nƣớc miền Tây Nam Bộ.

Sông nước ở Việt Nam thì đâu cũng có, miền Bắc cũng có, miền Trung cũng có và vùng Đông Nam Bộ cũng có. Tuy nhiên, không phải cứ ở đâu có sông ngòi kênh rạch thì ở đó chợ Nổi hay có thể phát triển chợ nổi. Ví dụ: ở miền Bắc là nơi hội tụ nhiều con sông lớn như: sông Hồng Hà, sông Đà, sông Mã, sông Thái Bình… hay miền Trung có sông Bến Hải… Tuy nhiên, không phải nơi nào có sông, có hồ là nơi đó có chợ nổi. Chợ nổi chỉ hình thành và chỉ tồn tại ở khu vực Nam Bộ vì nó gắn liền với tính cách đặc thù của người Nam Bộ. Nếu như người miền Bắc hay

- 69 -

miền Trung luôn luôn gắn bó với làng, và hình ảnh cây đa, giếng nước, lũy tre làng luôn gắn liền với người miền Bắc, được xem là hào lũy bất khả xâm phạm, nhưng người miền Nam lại hào sảng hơn. Ở miền Tây Nam Bộ, người ta quen sống ven kênh ven rạch chứ không có thói quen quần cư bên trong lũy tre làng như người

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi cái răng thành phố cần thơ báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 67)