2.1.1 Những ngƣời tham gia chợ nổi
Theo Trần Nam Tiến cho rằng:
“ Điểm lý thú của chợ nổi là nơi hội tụ của các loại người tứ xứ đến mua bán, làm ăn. Từ những người dân bình thường cho đến những người tứ cố vô thân, rời bỏ quê hương tha phương kiếm sống, với: ki-ốt nổi là chiếc ghe bán hàng hóa, trái cây, khi thì nơi này, khi thì nơi khác. Chỉ cần có một chiếc ghe và sản phẩm hàng hóa là có thể hợp chợ mua bán…”
Những người mua bán trên sông chính là chủ thể sản sinh ra chợ nổi, họ thuộc đủ mọi thành phần và lứa tuổi, từ già trẻ, lớn bé, gái trai tất cả đã góp phần hình thành nên chợ. Có kẻ mua mới có người bán, có “cầu” mới có “cung”, hai thành phần bổ sung hỗ trợ cho nhau, góp phần làm nên một diện mạo mới cho chợ nổi Cái Răng.
2.1.1.1 Giới thƣơng hồ
Cũng giống như những quán xá trên bờ, tiểu thương trên chợ nổi Cái Răng cũng thuộc nhiều tầng lớp và thuộc nhiều dân tộc khác nhau: có người giàu kẻ nghèo, có người làm ăn phát đạt nhưng lại cũng có kẻ phải chèo chống gian nan. Những người đó có thể là người Kinh, người Hoa hay cả người Khmer, mỗi dân tộc có một cách thức buôn bán kinh doanh khác nhau: người Kinh bán trái cây tự trồng, người Hoa lại bán những món ăn ngon truyền thống, và người Khmer bán những món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo được làm ra từ đôi tay khéo léo của họ. Tất cả những cá thể này góp phần tạo ra quy luật và cách thức bán buôn ở chợ nổi Cái Răng.
Người bán ở chợ nổi Cái Răng có thể phân thành hai nhóm chính sau:
Nhóm bán thường xuyên: Bao gồm những thương nhân với những thuyền buôn lớn, những tiểu thương với thuyền buôn nhỏ, những người bán những hàng hóa dịch vụ ở chợ nổi.
- 29 -
Nhóm bán không thường xuyên: Thường là những thuyền buôn chỉ về chợ nổi Cái Răng vào những dịp như lễ, tết.
Nhóm bán thƣờng xuyên
Đối với những thƣơng nhân lớn
Thuyền buôn của họ có trọng tải rất lớn, họ đi thu mua những trái cây, rau củ từ các vựa trái cây quanh vùng, sau đó đem đến chợ nổi bán lại cho những thuyền buôn nhỏ hơn để kiếm lời. Giá bán lại chỉ cao hơn giá thu mua từ 3-4 ngàn đồng/kg, tuy nhiên lợi nhuận họ kiếm được rất nhiều vì thường giao dịch hàng hóa với số lượng lớn.
Thường một thuyền buôn lớn bao gồm khá nhiều người: ngoài chủ thuyền còn có rất nhiều người làm thuê, chủ yếu là những thanh niên. Những thanh niên này thường là những người không nhà cửa, không có vốn làm ăn, họ làm công việc khuân vác thuê để kiếm sống và thường định cư luôn trên những thuyền buôn này.
Vì là những người buôn bán lâu năm, hàng nhiều, vốn lớn nên họ chỉ cần neo đậu tại chỗ để cho những tàu ghe khác đến nhận hàng. Những thương nhân này có đời sống kinh tế khá ổn định, ngay cả khi thị trường biến động, họ cũng ít bị ảnh hưởng vì vẫn có bạn hàng mặc dù mức độ giao dịch hàng hóa có giảm.
Đối với những tiểu thƣơng
Thuyền của họ thường là những ghe, xuồng nhỏ. Họ đi lấy hàng hóa của những thuyền buôn lớn về bán lại với giá cao hơn để kiếm lời.
Đối với những thuyền buôn này thì chủ yếu là việc kinh doanh nhỏ lẻ của một người hay của một hộ gia đình. Đôi khi chiếc thuyền này chính là ngôi nhà của họ với gia đình. Ban ngày, họ dùng nó làm phương tiện buôn bán, tối đến chiếc thuyền lại chính là mái ấm, nơi vợ chồng con cái quây quần bên nhau.
Vốn kinh doanh thường không lớn, nên khi hàng hóa “rớt giá” họ là người chịu thiệt hại nhất, nhiều khi trái cây để vài ngày không bán hết họ phải đổ cả một lô hàng xuống sông. Đời sống của những tiểu thương này rất bấp bênh, không ổn định.
- 30 -
Đối với những xuồng, ghe dịch vụ
Xuồng, ghe của họ rất nhỏ, trước đây chủ yếu là những xuồng ghe “tự chế”
như: xuồng Ba Lá hay ghe Tam Bản.
Chợ nổi hình thành kéo theo nhiều nhu cầu cũng phát sinh: nhu cầu phục vụ cho những thương nhân và tiểu thương buôn bán trên chợ nổi hay những nhu cầu phục vụ cho khách du lịch tham quan chợ nổi. Ngay từ buổi đầu chợ nổi Cái Răng mới bắt đầu hình thành thì các dịch vụ ngày cũng đã xuất hiện, tuy nhiên hiện nay thì những dịch vụ này không những phát triển mà còn ngày càng đa dạng và hấp dẫn hơn rất nhiều. Có thể kể đến các dịch vụ như: ghe bán đồ ăn; ghe bán nước uống, cà phê; ghe bán vé số; ghe bán đồ gia dụng…Họ luôn nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng, để từ đó ngày càng tạo ra những mặt hàng phù hợp với những nhu cầu đó.
Người buôn bán những loại hàng hóa này chủ yếu là những cư dân sống cạnh khu vực chợ nổi, họ có nhà cửa ở trên bờ và những chiếc xuồng đơn thuần chỉ là phương tiện làm ăn buôn bán. Đời sống luôn ổn định và có phần sung túc, những biến động của giá cả hàng hóa ở chợ nổi không tác động đến đời sống của họ.
Nhóm bán không thƣờng xuyên
Những người buôn bán này thường từ nơi khác đến, họ không buôn bán cố định ở một nơi nào, có khi buôn bán ở chợ này, khi thì đến chợ khác, tùy từng mặt hàng và thị trường mà họ đến.
Những thương nhân này chủ yếu xuất hiện ở chợ nổi Cái Răng vào những dịp lễ, tết. Đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đến chợ nổi Cái Răng vào lúc này sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm và thu về lợi nhuận cao. Chính những thương nhân này cũng đã góp phần làm cho những mặt hàng ở chợ nổi thêm đa dạng và phong phú hơn. Nếu đến chợ nổi Cái Răng vào dịp tết, thì mặt hàng mà họ đem đếm chủ yếu là những loại hoa và đồ dùng phục vụ ngày tết như: hoa Cúc, hoa Huệ, hoa Hồng, hoa Mai…Ngoài ra, còn có: vàng mã, quần áo mới và nhiều mặt hàng tết khác nữa.
- 31 -
2.1.1.2 Ngƣời Mua
Một thành phần cũng không thể thiếu góp phần hình thành nên chợ nổi, đó chính là người mua. Người mua tiêu thụ hàng hóa, tiêu thụ càng nhiều thì đòi hỏi khối lượng hàng hóa cung cấp càng lớn, từ đó người nông dân tăng năng suất cây trồng, giới thương hồ bán thêm nhiều hàng, việc buôn bán ở chợ nổi Cái Răng càng thêm tấp nập, đời sống và nhu cầu càng tăng cao, thúc đẩy nền kinh tế nơi đây ngày càng phát triển hơn nữa.
Có thể chia người mua ở chợ nổi Cái Răng thành hai nhóm chính: Nhóm người dân địa phương
Nhóm khách du lịch
Nhóm ngƣời dân địa phƣơng
Đây là một thành phần chiếm số lượng lớn, trực tiếp và thường xuyên tiêu thụ một khối lượng hàng hóa lớn cho chợ nổi Cái Răng.
Nhóm khách du lịch
Bao gồm cả khách trong và ngoài nước. Họ đến chợ nổi Cái Răng theo những tour du lịch là chủ yếu. Đôi khi, một số người đi với hình thức tự do hay các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên để tìm hiểu về nét văn hóa, sinh hoạt và các thức mua bán trên chợ nổi Cái Răng.
Tuy không phải là người tiêu thụ sản phẩm thường xuyên, nhưng chính họ là một nhân tố quan trọng để làm cho chợ nổi Cái Răng ngày càng được nhiều người biết đến, ngày càng thu hút lượng khách đến tham quan và mua sắm nhiều hơn.
2.1.2 Thời gian hoạt động
Từ 3h sáng mỗi ngày, hoạt động mua bán giao thương ở chợ đã diễn ra khá nhộn nhịp và kéo dài tới hơn 10h sáng. Từ sáng tinh mơ hàng trăm tàu du lịch từ bến Ninh Kiều nườm nượp đổ về đây. Nhiều du khách đến đây không chỉ thích thú bởi những cây bẹo cao chót vót treo lỉnh kỉnh rau, củ, cây trái trên từng chiếc ghe để quảng cáo mặt hàng họ đang bán mà còn khá ngỡ ngàng trước cảnh những người nông dân chuyển hàng tung hứng như là những nghệ sĩ đang làm xiếc. [61]
- 32 -
Khi nhắc đến chợ nổi, thì hầu hết chúng ta chỉ đơn thuần nghĩ rằng chợ nổi diễn ra vào lúc hừng đông, nhưng nếu nói rằng để cảm nhận được một cách rõ nét và đầy đủ về chợ nổi thì chúng ta còn phải tìm hiểu về chợ nổi vào ban đêm nữa.
Chợ nổi ban đêm thì hầu như chỉ gói gọn trong phạm vi của giới thương hồ, vì khoảng thời gian này, các giao dịch mua bán chỉ còn một ít, lẻ tẻ. Hầu hết các chủ ghe đều nghỉ ngơi sinh hoạt gia đình và vui chơi theo cách riêng của họ. Thỉnh thoảng có một chiếc ghe vừa tắt máy, đậu lại, thả neo nghỉ đêm chờ con nước lớn hoặc chở hàng rau, quả từ nhà vườn ra chờ bán ở phiên chợ sáng mai.
Hoạt động rõ nét và dai dẳng nhất phải kể đến đó chính là những ghe dịch vụ, họ bán đầy đủ các loại thức ăn suốt đêm và lúc nào cũng còn nóng hổi.
Tuy đôi khi có một số khách du lịch muốn khi tham quan, để tận hưởng cái hương vị lạ lùng êm ả của miền sông nước lúc về đêm cũng như tìm hiểu đời sống của người dân nơi đây trên một số thuyền dịch vụ, nhưng điều này rất hiếm thấy vì chợ nổi ban đêm vẫn còn ở dạng cá biệt, chưa có tour riêng. Việc tổ chức đưa đón du khách cũng như giao lưu với giới thương hồ ở chợ nổi ban đêm còn chưa được nghiên cứu cũng như chưa đưa loại hình này trở thành một sản phẩm du lịch thật sự. Đối với chợ nổi ban đêm là vậy, còn chợ nổi Cái Răng vào lúc hừng đông sẽ ra sao?
Thời điểm tham quan chợ nổi thích hợp nhất là khoảng 6-7h sáng, vì đây là thời điểm chợ nổi Cái Răng đông đúc nhất, hàng trăm thuyền bè, ghe xuồng tập nập kéo về, tiếng máy nổ, tiếng rao hàng, tiếng thuyền bè va đập vào nhau, tiếng sóng vỗ, tiếng người mua kẻ bán…huyên náo cả một vùng, nhưng có như thế mới là chợ nổi.
Chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày: Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 tết), Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch). Tuy nhiên, vào những ngày giáp tết chợ lại hoạt động vô cùng nhộn nhịp, ngoài những mặt hàng thường thấy, còn có thêm một số loại mới phục vụ cho ngày tết, hoa là mặt hàng được bán nhiều nhất vào thời điểm này.
- 33 -
Hình 2.1: Sắc xuân trên chợ nổi Cái Răng
[Nguồn: Gia Thọ]
2.1.3 Không gian chợ nổi
Cùng với sự ra đời của các chợ như Ngã Bảy, Ngã Năm, Cái Bè… chợ nổi Cái Răng đã cho thấy tính hoàn thiện của các kiểu cách nhóm chợ trên sông với quy mô rộng lớn, số lượng tàu ghe đến buôn bán gấp bội lần so với các chợ trước đây.
Theo ước tính thì hàng ngày trung bình chợ nổi đón hàng chục thuyền đưa du khách đến tham quan, chưa kể số lượng ghe tụ tập buôn bán kéo dài làm nhộn nhịp cả một khúc sông. Đặc biệt vào những ngày giáp tết thì có khả năng tới vài trăm thuyền tới chợ nổi Cái Răng, kéo dài tới cả hơn hai cây số. Ngay tâm điểm của chợ, mật độ mua bán chật kín, khiến việc mua bán đường dài luôn bị nạn kẹt tàu. Nếu tính từ âm điểm sức lan tỏa chợ nổi này lấn ra gần giữa sông, diện tích mặt nước vô cùng rộng lớn.
Góp phần làm cho quy mô không gian chợ nổi thêm phần nhộn nhịp, đó chính là sự xuất hiện nhiều dịch vụ đi kèm như: trạm xăng dầu nổi, xưởng sửa máy nổi, tiệm may nổi…và các ghe ẩm thực buôn bán suốt ngày đêm.
- 34 -
Hình 2.2: Sớm mai trên chợ nổi Cái Răng
[Nguồn: Tác giả ]
2.1.4 Phƣơng tiện, các loại hàng hóa và dịch vụ trên chợ nổi Cái Răng 2.1.4.1 Phƣơng tiện
Vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Thuyền bè ngoài chức năng là phương tiện đi lại, vận chuyển, đánh bắt thủy sản, thông tin liên lạc, nó còn là một sản phẩm văn hóa độc đáo gắn liền với phong tục tập quán, lễ nghi về sông nước. Đặc biệt khi nhắc đến chợ nổi miền Tây Nam Bộ thì vai trò của chiếc thuyền lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ là phương tiện mà nó còn là một “căn nhà di động” trên sông của họ.
Ban đầu ghe thuyền của cư dân chợ nổi rất đơn sơ với những chiếc xuồng Ba Lá có tay chèo, nhưng hiện nay ở chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác đã xuất hiện các ghe xuồng đủ loại: từ xuồng con cho tới Tam Bản, ghe chài, Cà Dom…phục vụ cho hoạt động chợ nổi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Trước 1945 ghe xuồng ở Nam Bộ chủ yếu là bơi chèo thì hiện nay trên 70% đều chạy bằng
- 35 -
Có những chiếc thuyền buôn lớn đậu cố định một chỗ để các ghe nhỏ đến lấy hàng, xuồng bán quýt, xuồng bán vú sữa Lò Rèn…hay các xuồng dịch vụ cà phê, hủ tiếu…Qua đây là mới thấy chợ nổi đúng là bức tranh muôn màu muôn mặt, tuy có những hạn chế so với các chợ trên bờ, nhưng phần nào đã đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho một bộ phận cư dân vùng sông nước, đặc biệt nó đã đem lại những nét văn hóa độc đáo hấp dẫn mà những chợ trên bờ không có được. Làm được tất cả những điều này thì vai trò của những chiếc xuồng, bè, thuyền là rất lớn hay nói đúng hơn là không thể thiếu thuyền bè trên chợ nổi.
Nếu không có thuyền bè, thì sẽ không còn là chợ nổi nữa rồi, chợ nổi Cái Răng chỉ tồn tại đúng nghĩa khi người dân nơi đây vẫn xem chiếc thuyền như một vật quan trọng không thể thiếu, cũng giống như người nông dân miền Bắc không thể thiếu con trâu hay cái cày thì người Cái Răng cũng không thể bỏ quên chiếc thuyền của họ.
Chú ý một chút, ta sẽ thấy những chiếc thuyền đến họp chợ ở Cái Răng đều có nguồn gốc xuất xứ riêng, chúng ta có thể biết được những chiếc thuyền này xuất phát từ tỉnh nào tới bằng việc nhìn vào những ký hiệu trên thuyền như: VL 8684, LA 03500, CT 44153, AG 0206…VL-Vĩnh Long, LA-Long An, CT-Cần Thơ, AG- An Giang… Mặc dù vậy, khi đến chợ nổi Cái Răng chúng ta cũng không phải thấy toàn bộ hệ thống thuyền bè ở đây có biển số, đơn giản vì có những chiếc xuồng nhỏ chỉ phục vụ ăn uống, giải khát và họ ở ngay tại Cái Răng, đó có thể là những chiếc xuồng Ba Lá do người dân tự tạo ra nên họ không đăng ký để lấy số hiệu. Như vậy, tuy không phải chịu sự quản lý chặt chẽ như chợ trên bờ, nhưng trên chợ nổi vẫn có một số ràng buộc nhất định.
- 36 -
Hình 2.3: Thuyền buôn đến từ tỉnh Long An
[Nguồn:Tác giả ]
- 37 -
[Nguồn: angvietonline.vn]
2.1.4.2 Các loại hàng hóa và dịch vụ. Hàng Hóa Hàng Hóa
Hàng hóa của chợ nổi Cái Răng vô cùng phong phú và đa dạng, ngay từ thời xa xưa hàng hóa nơi đây đã không chỉ phục vụ cho giới thương hồ mà còn cung ứng cho người dân địa phương khu vực này. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì chợ nổi Cái Răng cũng đã có những bước chuyển mình rất lớn để đáp ứng với nhu cầu của hiện tại. Tuy chưa thể nói rằng chợ trên bờ có cái gì thì ở chợ nổi Cái Răng có tất cả những thứ đó, mặc dù vậy chúng ta vẫn phải thừa