Không gian chợ nổi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi cái răng thành phố cần thơ báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 39)

Cùng với sự ra đời của các chợ như Ngã Bảy, Ngã Năm, Cái Bè… chợ nổi Cái Răng đã cho thấy tính hoàn thiện của các kiểu cách nhóm chợ trên sông với quy mô rộng lớn, số lượng tàu ghe đến buôn bán gấp bội lần so với các chợ trước đây.

Theo ước tính thì hàng ngày trung bình chợ nổi đón hàng chục thuyền đưa du khách đến tham quan, chưa kể số lượng ghe tụ tập buôn bán kéo dài làm nhộn nhịp cả một khúc sông. Đặc biệt vào những ngày giáp tết thì có khả năng tới vài trăm thuyền tới chợ nổi Cái Răng, kéo dài tới cả hơn hai cây số. Ngay tâm điểm của chợ, mật độ mua bán chật kín, khiến việc mua bán đường dài luôn bị nạn kẹt tàu. Nếu tính từ âm điểm sức lan tỏa chợ nổi này lấn ra gần giữa sông, diện tích mặt nước vô cùng rộng lớn.

Góp phần làm cho quy mô không gian chợ nổi thêm phần nhộn nhịp, đó chính là sự xuất hiện nhiều dịch vụ đi kèm như: trạm xăng dầu nổi, xưởng sửa máy nổi, tiệm may nổi…và các ghe ẩm thực buôn bán suốt ngày đêm.

- 34 -

Hình 2.2: Sớm mai trên chợ nổi Cái Răng

[Nguồn: Tác giả ]

2.1.4 Phƣơng tiện, các loại hàng hóa và dịch vụ trên chợ nổi Cái Răng 2.1.4.1 Phƣơng tiện

Vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Thuyền bè ngoài chức năng là phương tiện đi lại, vận chuyển, đánh bắt thủy sản, thông tin liên lạc, nó còn là một sản phẩm văn hóa độc đáo gắn liền với phong tục tập quán, lễ nghi về sông nước. Đặc biệt khi nhắc đến chợ nổi miền Tây Nam Bộ thì vai trò của chiếc thuyền lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ là phương tiện mà nó còn là một “căn nhà di động” trên sông của họ.

Ban đầu ghe thuyền của cư dân chợ nổi rất đơn sơ với những chiếc xuồng Ba Lá có tay chèo, nhưng hiện nay ở chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác đã xuất hiện các ghe xuồng đủ loại: từ xuồng con cho tới Tam Bản, ghe chài, Cà Dom…phục vụ cho hoạt động chợ nổi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Trước 1945 ghe xuồng ở Nam Bộ chủ yếu là bơi chèo thì hiện nay trên 70% đều chạy bằng

- 35 -

Có những chiếc thuyền buôn lớn đậu cố định một chỗ để các ghe nhỏ đến lấy hàng, xuồng bán quýt, xuồng bán vú sữa Lò Rèn…hay các xuồng dịch vụ cà phê, hủ tiếu…Qua đây là mới thấy chợ nổi đúng là bức tranh muôn màu muôn mặt, tuy có những hạn chế so với các chợ trên bờ, nhưng phần nào đã đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho một bộ phận cư dân vùng sông nước, đặc biệt nó đã đem lại những nét văn hóa độc đáo hấp dẫn mà những chợ trên bờ không có được. Làm được tất cả những điều này thì vai trò của những chiếc xuồng, bè, thuyền là rất lớn hay nói đúng hơn là không thể thiếu thuyền bè trên chợ nổi.

Nếu không có thuyền bè, thì sẽ không còn là chợ nổi nữa rồi, chợ nổi Cái Răng chỉ tồn tại đúng nghĩa khi người dân nơi đây vẫn xem chiếc thuyền như một vật quan trọng không thể thiếu, cũng giống như người nông dân miền Bắc không thể thiếu con trâu hay cái cày thì người Cái Răng cũng không thể bỏ quên chiếc thuyền của họ.

Chú ý một chút, ta sẽ thấy những chiếc thuyền đến họp chợ ở Cái Răng đều có nguồn gốc xuất xứ riêng, chúng ta có thể biết được những chiếc thuyền này xuất phát từ tỉnh nào tới bằng việc nhìn vào những ký hiệu trên thuyền như: VL 8684, LA 03500, CT 44153, AG 0206…VL-Vĩnh Long, LA-Long An, CT-Cần Thơ, AG- An Giang… Mặc dù vậy, khi đến chợ nổi Cái Răng chúng ta cũng không phải thấy toàn bộ hệ thống thuyền bè ở đây có biển số, đơn giản vì có những chiếc xuồng nhỏ chỉ phục vụ ăn uống, giải khát và họ ở ngay tại Cái Răng, đó có thể là những chiếc xuồng Ba Lá do người dân tự tạo ra nên họ không đăng ký để lấy số hiệu. Như vậy, tuy không phải chịu sự quản lý chặt chẽ như chợ trên bờ, nhưng trên chợ nổi vẫn có một số ràng buộc nhất định.

- 36 -

Hình 2.3: Thuyền buôn đến từ tỉnh Long An

[Nguồn:Tác giả ]

- 37 -

[Nguồn: angvietonline.vn]

2.1.4.2 Các loại hàng hóa và dịch vụ. Hàng Hóa Hàng Hóa

Hàng hóa của chợ nổi Cái Răng vô cùng phong phú và đa dạng, ngay từ thời xa xưa hàng hóa nơi đây đã không chỉ phục vụ cho giới thương hồ mà còn cung ứng cho người dân địa phương khu vực này. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì chợ nổi Cái Răng cũng đã có những bước chuyển mình rất lớn để đáp ứng với nhu cầu của hiện tại. Tuy chưa thể nói rằng chợ trên bờ có cái gì thì ở chợ nổi Cái Răng có tất cả những thứ đó, mặc dù vậy chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng với đều kiện di chuyển khó khăn trên sông nước mà bộ phận cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long này đã làm được những điều như vậy đã là một thành quả đáng ghi nhận, góp phần vào việc làm đa dạng hóa phương thức mua bán đơn điệu đã có từ bao đời.

Đến chợ nổi Cái Răng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những nhóm hàng chủ yếu có mặt ở đây như sau:

Nhóm hàng trái cây

Đây là mặt hàng chủ lực ở chợ nổi Cái Răng, vì nằm gần những vựa trái cây, giao thông đường thủy thuận lợi hơn so với những chợ nổi khác nên trái cây được đưa về chợ nổi Cái Răng rất nhiều với đủ màu sắc và chủng loại như: Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, cóc, ổi, xoài, mận…Tuy nhiên, trái cây được bán ở chợ nổi Cái Răng cũng phân theo mùa, nếu mùa xoài thì ta thấy xoài là loại trái cây được bán nhiều nhất, hay mùa nhãn thì bán nhiều nhất, rồi chôm chôm hay vũ sữa. Vì vậy, khi nhìn vào cách buôn bán của họ ta có thể dễ dàng nhận biết đang là mùa của loại trái cây gì.

Nhóm hàng rau, củ

Đây là mặt hàng chiếm số lượng lớn trên các ghe thuyền ở chợ nổi Cái Răng. Vì là những mặt hàng thiết yếu được sử dụng cho những bữa ăn hàng ngày của con người nên lượng tiêu thụ mặt hàng này rất lớn. Những nông sản chủ yếu ở đây như: củ sắn, khoai lang, củ mì, đu đủ, bầu bí, mía…

- 38 -

Nhóm hàng bông, kiểng

Chỉ có mặt trên chợ nổi Cái Răng vào dịp Tết Nguyên Đán. Khoảng 20 tháng chạp trở đi, các ghe bán bông tươi xuất hiện với nhiều chủng loại, màu sắc rực rỡ. Nhưng nhiều nhất là các chậu mai vàng, hoa đào, vạn thọ…và những loại hoa thường được sử dụng trong ngày tết. Vào những ngày giáp Tết, đến chợ nổi Cái Răng có thể nói mặt sông tràn ngập hoa. Tuy là mặt hàng chỉ xuất hiện mỗi năm một lần nhưng nhóm hàng bông, kiểng này lại là mặt hàng tiêu thụ nhanh nhất, với số lượng đưa về nhiều nhưng chỉ trong vài ngày là giới thương hồ đã bán hết, và hiếm khi xảy ra tình trạng ế hàng, tồn hàng.

Nhóm hàng thủ công, gia dụng

Mang đến chợ nổi Cái Răng với một số lượng lớn với nhiều chủng loại như: chén, đĩa, lu, hũ, kiệu…hay cả những dụng cụ đánh bắt cá được mang từ những làng nghề gần đây như: rổ, thúng, nia, lờ, lợp…Nhóm hàng này có thể được lấy từ những nơi khác chuyển tới, nhưng chủ yếu là do những cư dân sinh sống ở khu vực gần đó làm ra mang đến chợ nổi Cái Răng tiêu thụ. Nổi tiếng nhất đó chính là những “cà ràng” của người dân Khmer, chúng đã có mặt trên chợ nổi từ rất lâu và đến nay những cà ràng này vẫn đang là một mặt hàng chủ lực ở chợ nổi Cái Răng.

Nhóm hàng thực phẩm và động vật

Cũng hết sức phong phú và đa dạng. Trước kia, khi chợ nổi Cái Răng mới ra đời, ở nơi đây còn bán rất nhiều những mặt hàng quý giá như: mật ong, sáp ong, kỳ đà, chuột, trăn, và một số loài chim quý như le le, gà nước, bìm bịp…Nhưng hiện nay, thì chỉ còn một số mặt hàng như ghe mắm đồng, ghe ba khía, ghe mắm ruốt, ghe khô cá biển là thường xuất hiện mà thôi. [x. tr 39, 19]

Nhóm hàng gia dụng thiết yếu

Bao gồm từ những vật dụng to, đắt giá cho đến những vật dụng nhỏ rẻ tiền như: vải, xà bông, dép, guốc, nồi, niêu, xoong, chảo và cả cây kim, sợi chỉ cũng được bán ở đây. Những mặt hàng này có thể được bày bán ở những ghe tạp hóa nổi đậu tại chỗ hoặc những ghe hàng lưu động. Đôi khi, còn có một số ghe xuồng bán thuốc

- 39 -

Bắc, thuốc Tây để trị bệnh, sẵn sàng giúp những người đi đường sông bị đau yếu bất ngờ.

Hàng hóa chợ nổi Cái Răng tuy đa dạng nhưng tùy loại mặt hàng, tùy từng thời điểm mà giới thương hồ mới đem về bán. Chỉ mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ, họ mới đưa tới hoặc mua chở đi. Tuy nhiên, có một mặt hàng mà ta không bao giờ thấy ở chợ nổi Cái Răng đó chính là lúa gạo. Bởi đó là lĩnh vực kinh doanh lúa chuyên nghiệp của các thương lái gắn liền với các chợ gạo và các nhà máy xay,

chành lúa trên bờ. [x. tr 41, 19] \

Dịch vụ

Bên cạnh hàng hóa phong phú về số lượng và chất lượng thì các dịch vụ cũng đa dạng và hấp dẫn không kém. Đây là hoạt động hỗ trợ, cung ứng cho nhu cầu dịch chuyển, sinh hoạt, cư trú ngắn hạn của giới thương hồ, nâng cao giao dịch mua bán tại chợ nổi Cái Răng. Tuy mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây, nhưng các dịch vụ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của chợ nổi Cái Răng, giúp chợ nổi Cái Răng bắt nhịp được với xu thế hiện đại của cuộc sống.

Một số dịch vụ nổi tiếng ở chợ nổi Cái Răng như:

Ghe bán đồ ăn, thức uống

Đây là loại hình dịch vụ phổ biến nhất ở chợ nổi Cái Răng hiện nay, lúc mới ra đời những ghe dịch vụ này chỉ bán một số thức ăn đơn giản, gọn nhẹ nhưng bắt nhịp với cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà những yêu cầu của con người mỗi lúc một cao hơn, thì những dịch vụ này cũng ngày càng đa dạng hóa hơn như: Ghe bán hủ tiếu, bán cháo, bán cơm, có ghe bán bún mắm, bún riêu…lại có ghe bán cà phê, nước ngọt. Một số ghe còn bán cả đồ nhậu như hột vị lộn, lòng heo, cá khô và rượu đế. Tất cả những đồ ăn này đều được chế biến trực tiếp trên ghe vừa nóng lại thơm ngon. Thật thú vị khi được tận hưởng một tô bún riêu hay thưởng thức cái hương vị cà phê nồng nàn ngay trên sóng nước Hậu Giang này. Ngoài ra, còn một số ghe bán thịt heo, thịt gà hay thịt vịt làm sẵn…để phục vụ cho những bữa cơm của những gia đình thương hồ sống ngay trên khu vực chợ nổi Cái Răng, họ khỏi mất công phải lên bờ mà vẫn có những bữa cơm thịnh soạn với đầy đủ thịt cá, rau củ.

- 40 -

Hình 2.5: Ghe dịch vụ bán hủ tiếu

[Nguồn: Tác giả ]

Trạm bán xăng nổi

Nếu trước kia ghe xuồng ở chợ nổi Cái Răng chủ yếu là những chiếc xuồng Ba Lá có tay chèo thì ngày nay hầu như đã đều chạy bằng máy, như thế xăng dầu sẽ cung cấp cho những phương tiện trên sông này di chuyển như thế nào? Đồng nghĩa với việc này là sự xuất hiện của những trạm xăng nổi. Đó thường là những ghe có trọng tải rất lớn, đậu cố định tại một chỗ, có thể chứa từ 5- 10 ngàn lít xăng, để cung ứng cho tất cả các thuyền bè di chuyển trên khu vực chợ nổi Cái Răng. [x. tr 42, 19]

Bên cạnh những trạm xăng nổi với trữ lượng xăng lớn thì còn có nhiều ghe xăng dầu nhỏ lưu động luôn có mặt trên sông, ai cần chỉ kêu một tiếng là sẵn sàng đáp ứng.

- 41 -

Hình 2.6: Trạm xăng nổi

[Nguồn: Tác giả ]

Dịch vụ du thuyền

Theo một số tài liệu ghi chép lại, từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đã xuất hiện hình thức dịch vụ đưa khách tham quan trên sông nhưng đó mới là những ghe đò thô sơ, lạc hậu chưa được đầu tư một cách triệt để, phải đến khoảng mấy chục năm trở lại đây được sự khuyến khích của chính quyền địa phương và ngành du lịch nên chất lượng của các du thuyền này đã được cải thiện đáng kể: tiện nghi hơn, sạch sẽ hơn. Mỗi thuyền có trọng tải từ 1-2 tấn có sức chứa từ 40- 50 khách. [x. tr 43, 19]

Đây được đánh giá là một dịch vụ hấp dẫn, thu hút số lượng khách tham quan trên chợ nổi nhiều nhất và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất so với các dịch vụ khách.

- 42 -

Hình 2.7: Du thuyền trên chợ nổi Cái Răng

[Nguồn:Tác giả ]

Ngoài ra thì còn rất nhiều dịch vụ khác xuất hiện như: đò ngang, tiệm may nổi, tiệm cân nổi, tiệm sửa máy nổi… nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, có thể nói rằng vì với đầu óc của những con người luôn muốn tiếp thu những cái mới nên người dân vùng sông nước này luôn luôn nắm bắt kịp thời những xu thế của thời đại, từ đó thay đổi hình thức mua bán cho phù hợp. Với phương châm hoạt động là “bán cái khách hàng cần chứ không phải bán những gì mình có” nên hình thức mua bán ở chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác luôn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành một loại hình kinh doanh độc đáo có một không hai ở nước ta.

- 43 -

2.2 Nét sinh hoạt văn hóa chợ nổi Cái Răng 2.2.1 Cây Bẹo-Cách thức rao hàng độc đáo 2.2.1 Cây Bẹo-Cách thức rao hàng độc đáo

“ Cây trái rộn ràng từ vườn nhà em Gọi ta dậy từ nửa đêm về sáng Cắm cây sào tre bẹo hình beo dạng Xôn xao xuồng ghe họp chợ chòng chành”.

Những câu thơ của Nguyễn Kim đã gợi ra một khung cảnh rộn ràng, nhộn nhịp với những âm thanh mang âm hưởng đậm nét của miền quê sông nước. Ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng của cậy bẹo-một hình thức quảng cáo vô cùng độc đáo của vùng đất và con người nơi đây.

Cây bẹo là một loại cây giống như cây sào, thường được làm bằng tre, treo ở đầu ghe, ở trên đó người ta sẽ treo những loại hàng muốn bán, người mua chỉ cần nhìn vào cây bẹo để tìm hàng như mong muốn. Đây là một hình thức tiếp thị không tốn nhân lực mà lại dễ nhận biết, mỗi khi hết hàng người bán chỉ cần rút cây bẹo xuống là được.

Không ai biết cây bẹo xuất hiện từ lúc nào, nhưng khi “bước” vào chợ nổi thì cây bẹo là điểm ngắm đầu tiên của bạn hàng để xác định loại hàng mình cần mua. Tra cứu rất nhiều từ điển Tiếng Việt không thấy có từ bẹo. Trong sách của nhà nghiên cứu về Nam bộ như Vương Hồng Sển hay Sơn Nam …cũng không có sự giải thích về từ ngữ này. Tuy nhiên, theo một số lý giải gần đây thì từ bẹo có lẽ xuất phát từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam bộ: “mày đừng bẹo gan tao

nghe!” hoặc “chiều nào con nhỏ đó cũng bẹo bẹo trước mặt mình”. Vậy thì “bẹo”

đây có nghĩa là “trêu gan”. Vô hình chung từ “bẹo” trở thành hình thức “quảng bá

thương hiệu” không hơn, không kém và chắc có lẽ cây bẹo ra đời từ đó.[x. tr 50,

19]

Buổi sáng khi đến chợ nổi Cái Răng, ta thấy vô số những cây bẹo nhô lên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi cái răng thành phố cần thơ báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)