Vai trò chợ nổi trong việc phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi cái răng thành phố cần thơ báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 62)

hình là lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang, hàng năm thu hút trên 4 triệu lượt khách, lễ hội trái cây Bến Tre mặc dù mới được phát động, cũng thu hút nhiều khách du lịch. Ngoài ra trong vùng còn có rất nhiều lễ hội khác thu hút rất nhiều du khách, đó là lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang và lễ hội Ok Om Bok, lễ nghinh ông Nam Hải, lễ hội Choi Chnam Thmay…

Đây là những lễ hội hết sức độc đáo, mang đậm tính chất truyền thống dân tộc mà mang ít tính chất tín ngưỡng, thương mại, cầu tài cầu lộc, nên có khả năng thu hút khách du lịch nhất là du khách nước ngoài.

Loại hình tham quan các kiến trúc cổ và di tích lịch sử văn hóa

Mặc dù là vùng đất trẻ nhất cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long cũng có một số công trình kiến trúc nổi bật, đặc thù như: nhà trăm cột ở Long An, các làng cổ, nhà cổ ở Long Tuyền Bình Thủy (Cần Thơ), nhà công tử Bạc Liêu…

Đồng bằng sông Cửu Long còn có rất nhiều chùa chiền với hình thức và phong cách độc đáo như: chùa Hiệp Thiên Cung của người Hoa, chùa Dơi của người Khmer, chùa Đất Sét…

Ngoài ra, vùng đất này còn là nơi lưu giữ những chứng tích oai hùng của hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu ở Đồng Khởi (Bến Tre), U Minh (Cà Mau, Kiên Giang), chiến thắng Ấp Bắc (Tiền Giang), Xẻo Quýt (Đồng Tháp)…

[x. tr 9, 44]

Đây là những điểm tham quan hết sức có ý nghĩa của du lịch đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.2 Vai trò chợ nổi trong việc phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long Long

Chợ nổi không chỉ là một dạng tài nguyên du lịch mà nó còn là một sản phẩm du lịch đặc thù của vùng đất Chín Rồng này. Khi mà nhu cầu du lịch của con người ngày càng được nâng cao thì đồng nghĩa với việc du lịch cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của hiện tại. Vì thế, ngoài những loại hình du lịch vốn quen thuộc và ngày càng trở nên đơn điệu, thì loại hình du lịch chợ nổi

- 57 -

được xem là một phát hiện mới trong ngành du lịch. Nói như vậy không có nghĩa là chợ nổi mới xuất hiện trong thời gian gần đây, tính ra thời điểm chợ nổi ra đời đã có trên trăm năm, tuy nhiên các nhà đầu tư về du lịch chính thức đưa vào sử dụng và tổ chức hoạt động chợ nổi như một sản phẩm thì mới chỉ trong chục năm trở lại đây. Do đó, vai trò của chợ nổi trong việc đưa ngành du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển là một điều không thể phủ nhận.

Ta có thể nhận thấy vai trò của chợ nổi trong phát triển du lịch của khu vực này qua một số vấn đề sau:

Thứ nhất, gần như toàn bộ các chợ nổi đều được thể hiện trên các trang web du lịch của địa phương. Một số chợ nổi lớn như: chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phụng Hiệp, chợ nổi Phong Điền còn được thể hiện trên trang web của các địa phương khác. Từ đó, hình ảnh của du lịch đồng bằng sông Cửu Long được quảng bá ngày càng rộng rãi hơn, thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của cả du khách trong và ngoài nước. Theo đánh giá của người dân địa phương tại chợ nổi Cái Răng, Ngã Bảy, Trà Ôn thì hầu như ngày nào cũng có tàu chở khách du lịch đến tham quan, trong đó chiếm số lượng đáng kể là du khách nước ngoài.

Thứ hai, hầu hết các tour du lịch miệt vườn đến vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có chuyến tham quan đến chợ nổi như một số tour: tour bến tàu du lịch Ninh Kiều-chợ nổi Cái Răng-khu du lịch Mỹ Khánh-chợ nổi Phong Điền, tour An Giang-Kiên Giang-chợ nổi Cái Răng-chợ nổi Phụng Hiệp, tour bến tàu du lịch Ninh Kiều-chợ nổi Cái Răng-vườn trái cây Ba Cống, tour chợ nổi Cái Răng-cầu Cần Thơ-vườn mận Ba Hồ-khu du lịch Pù Sa...

Một đặc điểm nữa, chợ nổi góp phần làm cho giảm tải các phương tiện vận chuyển trên bờ, chi phí thấp hơn, thời gian vận chuyển nhanh hơn, góp phần làm cho ngành kinh doanh du lịch ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- 58 -

3.2 Chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan-Một ví dụ điển hình trong việc phát triển du lịch

3.2.1 Nét độc đáo chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Thái Lan được xem là một trong những nước có ngành công nghiệp không khói phát triển mạnh nhất thế giới. Do đó, khi nói đến ngành du lịch Thái Lan thì không thể không nói đến chợ nổi Thái Lan, mỗi năm loại hình du lịch mang lại doanh thu rất lớn về cho đất nước này.

Thái Lan có rất nhiều chợ nổi như: chợ nổi Taling Chan (Bangkok), chợ nổi Bang Phli (Samut Prakan), chợ nổi Amphawa (Samut Songkhram), chợ nổi Bang Khu Wiang (Nonthaburi), chợ nổi Tha Kha (Samut Songkhram)…Trong đó, đáng chú ý nhất đó chính là chợ nổi Damnoen Saduak thuộc tỉnh Ratchabur cách thủ đô Bangkok hơn 100km về hướng Tây Nam.

Hình 3.1: Chợ nổi Damnoen Saduak

[Nguồn:http://tin180/doisongdulich.htm]

Damnoen Saduak là chợ nổi mang tính chất thương mại nên khác so với chợ nổi Cái Răng ở một số đặc điểm cơ bản sau:

- 59 -

Thứ nhất, đối tượng phục vụ của chợ chủ yếu là khách du lịch nên cách thức tổ chức hoạt động buôn bán có những quy định cụ thể, rõ ràng, và có sự can thiệp của ngành du lịch Thái Lan khá đậm nét. Mọi hoạt động diễn ra trên chợ nổi đều chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của chính quyền, đây là một nét khác biệt rất lớn so với chợ nổi Việt Nam.

Thứ hai, chợ không có sự giao thương rộng lớn giữa các cư dân trong vùng nên ít thấy cảnh giao nhận hàng mà chỉ là những cuộc mua bán nhỏ lẻ, trực tiếp với người bên ngoài và khách du lịch, nên chợ cũng không họp nhóm từ quá khuya mà chỉ bắt đầu từ khi trời sáng kéo dài đến quá trưa.

Thứ ba, khi đến chợ nổi Thái Lan rất dễ để mua hàng hóa vì những bảng hiệu đã thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng. Ở đây có tất cả mọi tứ để thu hút khách du lịch, từ hàng thủ công mỹ nghệ đến nông sản, trái cây, gia vị, hoa… và ngay cả massage Thái cổ truyền cũng có ở chợ.

Thứ tư, người buôn bán trên chợ nổi Thái Lan chủ yếu là phụ nữ, họ thường đội những chiếc nón lá đặc trưng, ghe của họ sử dụng là loại ghe vuông, bằng mũi và dùng tay chèo.

Hình 3.2: Phƣơng tiện di chuyển trên chợ nổi Damnoen Saduak

- 60 -

Một đặc điểm nữa, đó chính là không bao giờ có việc xả rác xuống sông trên chợ nổi ở Thái Lan. Người dân ở đây rất ý thức giữ gìn vệ sinh chung và luôn giữ nhà cửa cũng như nơi buôn bán của mình luôn gọn gàng, sạch sẽ.

3.2.2 Một số nhận xét về mô hình chợ nổi trong phát triển du lịch

Việt Nam có chợ nổi, Thái Lan cũng có chợ nổi, Lào cũng có chợ nổi, nhưng nếu hỏi một khách du lịch quốc tế thích đi chợ nổi nào, thì thường người ta sẽ chọn ngay đi chợ nổi Thái Lan. Một vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao chợ nổi Thái Lan lại thu hút khách du lịch đến như vậy?

Nếu xét về mức độ độc đáo thì chưa chắc chợ nổi Thái Lan hơn chợ nổi Việt Nam, về quy mô thì chợ nổi Việt Nam lại lớn hơn chợ nổi Thái Lan rất nhiều, nhưng ở Việt Nam chợ nổi phát triển theo kiểu truyền thống, không có quy hoạch, và không có định hướng về du lịch. Người dân vẫn chỉ quan niệm bơi thuyền để họp chợ, kiếm thêm thu nhập, còn đối với khách tham quan cũng chỉ muốn đi tham quan một khu chợ sầm uất, khác biệt so với chợ trên bờ hay ra chợ để mua rau củ, chụp vài tấm ảnh rồi về. Vậy nên những tiềm năng không được khai thác hết, ngành du lịch chưa hoạt động hiệu quả, và địa phương thì vẫn còn bỏ lỡ nhiều cơ hội và những khoản thu nhập không hề nhỏ từ chợ nổi. Bản thân người dân cũng không biết được mình có thể làm được nhiều hơn thế, thu nhập cao hơn nữa nếu được chính quyền hỗ trợ.

Trong khi đó, chợ nổi Thái Lan được quy hoạch theo kiểu công nghiệp du lịch chứ không phải dịch vụ du lịch như ở Việt Nam. Nhà nước không chỉ cấp xuồng, thuyền mà còn đầu tư xây lại, có kè bờ, thuyền được làm riêng phục vụ du lịch. Nguồn lực đến từ du lịch rất cao, bởi người ta đầu tư nó như một ngành công nghiệp. Nếu là dịch vụ thì đến đâu hay đến đó, còn nếu đã coi là ngành công nghiệp, phải có chiến lược đầu tư hẳn hoi. Ngành du lịch ở Thái Lan đã làm được điều này.

Từ những phân tích trên, người viết cho rằng: Loại hình chợ nổi ở Việt Nam nếu xét về góc độ văn hóa thì độc đáo hơn nhưng lại kém hấp dẫn và thiếu năng động hơn rất nhiều so với Thái Lan trong khâu hoạch định mô hình du lịch hấp dẫn

- 61 -

này. Người Thái biết làm du lịch hơn người Việt và ngành du lịch Thái cũng năng động hơn du lịch Việt. Tuy nhiên, nếu Việt Nam biết tận dụng những thế mạnh về văn hóa chợ nổi kết hợp với sự học hỏi, tiếp thu những sáng tạo trong mô hình chợ nổi Thái thì chợ nổi Việt Nam sẽ trở thành một loại hình du lịch thu hút khách không thua kém Thái Lan.

3.3 Thực trạng chợ nổi Cái Răng

Thực tế, bên cạnh những thuận lợi cũng như những hiệu quả mà chợ nổi Cái Răng mang lại cho du lịch của thành phố Cần Thơ nói riêng và du lịch đồng bằng sông Cửu Long nói chung thì chợ nỗi Cái Răng vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế cần khắc phục:

Nạn kẹt tàu

Tuy trước đây, để giải quyết tình trạng kẹt tàu chính quyền đã dời chợ nổi Cái Răng về vị trí ngay nay, nhưng vào những giờ cao điểm, do chưa có sự phân luồng trong buôn bán hàng hóa, ghe xuồng neo đầu một cách lộn xộn nên tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Đặc biệt, vấn đề an toàn giao thông đường thủy, vì vốn là người dân vùng sông nước họ coi chiếc thuyền như nhà và nhà cũng là thuyền, không có tâm lý coi trọng ngôi nhà của mình là tính cách cố hữu của người dân Nam Bộ cho nên cư dân nơi đây không bao giờ chịu đầu tư để sửa sang lại chiếc thuyền của mình, có khi chiếc thuyền đó đã được sử dụng hàng chục năm trời mà chưa một lần nâng cấp. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của họ là không có cơ sở, thực tế này không chỉ đối với những chiếc thuyền của giới thương hồ mà còn là tình trạng chung của những chiếc tàu du lịch trên chợ nổi Cái Răng.

Tình trạng trộm cƣớp

Một vấn đề khác là do chợ nổi Cái Răng mang tính tự phát, không chịu sự ràng buộc, kiểm soát của chính quyền địa phương vì thế khi xảy ra tranh chấp hay bất cứ vấn đề nào khác thì sự can thiệp của cơ quan chức năng rất hạn chế. Đây là một sơ hở rất lớn, cũng là một hạn chế dẫn đến tình trạng trộm cướp thường xảy ra

- 62 -

ở khu vực này, gây nguy hiểm và thiệt hại tài sản cho cả người dân và khách tham quan đến chợ.

Ô nhiễm rác thải

Đó chính là ý thức của người dân sinh sống trên khu vực chợ nổi. Không có sự quản lý, không ai nhắc nhở, nhận thức và ý thức kém, hơn nữa cũng không còn cách nào khác hơn là vất rác ngay xuống sông, vì thế cứ mặc nhiên mà rác thải được đổ trực tiếp ngay xuống lòng sông. Đây là một vấn đề cần phải khắc phục ngay lập tức vì nó vừa ảnh hưởng tới đời sống của cư dân vùng chợ nồi, vừa làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới mỹ quan du lịch và nhiều vấn đề khác.

Sản phẩm du lịch nghèo nàn, trùng lập và đơn điệu

Các công ty du lịch mới chỉ thiết kế những tour tham quan chợ nổi một cách hời hợt, chưa đúng cách, và hầu như trùng lặp giữa các địa phương với nhau. Chưa tạo ra được sự khác biệt giữa những tour đến chợ nổi Cái Răng với các chợ nổi khác. Do đó, khi du khách đến tham quan thì không thấy được sự độc đáo của chợ nổi, tình trạng trên dẫn đến việc khách đến chợ nổi Cái Răng “một đi không trở lại”. Theo khảo sát tình hình thực tế ở chợ nổi Cái Răng vào năm 2010 :

Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của du khách nội địa và quốc tế sau khi tham quan chợ nổi Cái Răng

STT Thành Phần Mức độ hài lòng (%) Rất hài lòng Hài lòng Khá hài lòng Chƣa hài lòng 1 Khách nội địa 12,9 35,3 47,1 4,7 2 Khách quốc tế 3,3 53,3 43,3 0,0

- 63 -

Bảng 3.2: Dự định của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế quay trở lại chợ nổi Cái Răng những lần tiếp theo.

STT Thành Phần

Dự định quay lại du lịch ở chợ nổi Cái Răng các lần tiếp theo (%) Chắc chắn đến Có khả năng Chƣa dự định Chắc chắn không đến 1 Khách nội địa 29,4 56,5 12,9 1,2 2 Khách quốc tế 23,3 40,0 36,7 0,0

[Nguồn: Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh 2011]

Dựa vào số liệu bảng biểu 3.1 và 3.2 thì mức độ khá hài lòng và chưa hài lòng của du khách vẫn chiếm tỷ lệ rất cao (khách nội địa: 51,1%; khách quốc tế 43,3%), đồng thời dự định quay trở lại thì rất thấp (khách nội địa: 29,4%; khách quốc tế: 23,3%). Vì thế có thể thấy rằng công tác tổ chức du lịch và thể hiện được nét độc đáo vốn có của chợ nổi Cái Răng vẫn chưa được nhà nước và nhân dân làm tốt. Để trở thành một sản phẩm độc đáo thiết nghĩ các công ty du lịch cùng với các đoàn thể và cá nhân có liên quan cần phải có sự thay đổi chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại.

Chèo kéo, thách giá

Ngoài ra thì tình trạng chèo kéo, thách giá khách vẫn là một đặc tính cố hữu của người Việt Nam, tuy người Nam Bộ mang đặc trưng tính cách phong khoáng nhưng vì người buôn bán trên chợ nổi thuộc nhiều thành phần nên tình trạng ép giá vẫn là một tình trạng không tránh khỏi.

Nhu cầu vệ sinh cho du khách và ngƣời dân địa phƣơng trên chợ nổi

Tuy đã nghĩ đến việc giải quyết tình trạng này nhưng trên thực tế hiện nay ở chợ nổi Cái Răng mới chỉ có một nhà vệ sinh nổi được xây dựng thí điểm, trong tương lai thì mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhưng cũng mất rất nhiều thời gian

- 64 -

và nguồn kinh phí vận động cho việc thực hiện dự án này chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều công sức, của cải.

Sự cạnh tranh của các điểm du lịch khác ở Cần Thơ cũng nhƣ sự phát triển của các chợ trên bờ

Hiện nay, chợ nổi Cái Răng tuy đã có những phát triển đáng kể và vẫn là một trong những chợ nổi đông đúc nhất so với các chợ nổi ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long , tuy nhiên với sự phát triển của giao thông đường bộ và các điểm du lịch khác của thành phố Cần Thơ thì chợ nổi Cái Răng đang dần mất đi vị thế của mình, bên cạnh đó việc đầu tư về phát triển du lịch của nơi đây vẫn chưa hiệu quả và đúng cách khiến cho chợ nổi này chưa phát huy được hết thế mạnh vốn có của mình.

3.4 Một số giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng nhƣ một sản phẩm du lịch của miền Tây Nam Bộ

Như đã nói ở trên, nếu chợ nổi Cái Răng biết phát huy những lợi thế của mình kết hợp với mô hình kinh doanh độc đáo của chợ nổi Thái Lan thì chợ nổi Cái

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi cái răng thành phố cần thơ báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 62)