Nét sinh hoạt văn hóa chợ nổi Cái Răng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi cái răng thành phố cần thơ báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 49)

2.2.1 Cây Bẹo-Cách thức rao hàng độc đáo

“ Cây trái rộn ràng từ vườn nhà em Gọi ta dậy từ nửa đêm về sáng Cắm cây sào tre bẹo hình beo dạng Xôn xao xuồng ghe họp chợ chòng chành”.

Những câu thơ của Nguyễn Kim đã gợi ra một khung cảnh rộn ràng, nhộn nhịp với những âm thanh mang âm hưởng đậm nét của miền quê sông nước. Ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng của cậy bẹo-một hình thức quảng cáo vô cùng độc đáo của vùng đất và con người nơi đây.

Cây bẹo là một loại cây giống như cây sào, thường được làm bằng tre, treo ở đầu ghe, ở trên đó người ta sẽ treo những loại hàng muốn bán, người mua chỉ cần nhìn vào cây bẹo để tìm hàng như mong muốn. Đây là một hình thức tiếp thị không tốn nhân lực mà lại dễ nhận biết, mỗi khi hết hàng người bán chỉ cần rút cây bẹo xuống là được.

Không ai biết cây bẹo xuất hiện từ lúc nào, nhưng khi “bước” vào chợ nổi thì cây bẹo là điểm ngắm đầu tiên của bạn hàng để xác định loại hàng mình cần mua. Tra cứu rất nhiều từ điển Tiếng Việt không thấy có từ bẹo. Trong sách của nhà nghiên cứu về Nam bộ như Vương Hồng Sển hay Sơn Nam …cũng không có sự giải thích về từ ngữ này. Tuy nhiên, theo một số lý giải gần đây thì từ bẹo có lẽ xuất phát từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam bộ: “mày đừng bẹo gan tao

nghe!” hoặc “chiều nào con nhỏ đó cũng bẹo bẹo trước mặt mình”. Vậy thì “bẹo”

đây có nghĩa là “trêu gan”. Vô hình chung từ “bẹo” trở thành hình thức “quảng bá

thương hiệu” không hơn, không kém và chắc có lẽ cây bẹo ra đời từ đó.[x. tr 50,

19]

Buổi sáng khi đến chợ nổi Cái Răng, ta thấy vô số những cây bẹo nhô lên như những cây phi lao vươn mình khỏi mặt nước. Mỗi cây bẹo đều có ý nghĩa tượng trưng cho mặt hàng mà người ta muốn bán, đủ kiểu, đủ loại như: bẹo bầu, bẹo chuối, bẹo dưa hấu, chôm chôm hay mãng cầu…Sự đa dạng về màu sắc và

- 44 -

chủng loại của những rau củ trái cây treo trên cây bẹo, càng làm cho khung cảnh chợ nổi Cái Răng thêm sinh động và vui mắt.

Mặc dù, người dân “treo gì bán đó” thông qua những cây bẹo, tuy nhiên có ba trường hợp ngoại lệ:

“Cái gì treo mà không bán?” Chính là quần áo. Vì sống bằng nghề thương hồ,

chiếc ghe vừa là phương tiện làm ăn nhưng cũng chính chiếc ghe lại là tổ ấm của họ, nên họ sinh hoạt ăn ở ngay trên chiếc ghe của mình, vậy nên quần áo mỗi khi giặt xong là được treo ngay trên chiếc ghe nhờ những luồng gió mát trên sông Hậu thổi vào để sớm mai có quần áo mặc. Do đó, đây là một thứ treo nhưng không bán được.

Hình 2.8: Quần áo treo mà không bán

[Nguồn:Tác giả ]

“Cái gì bán mà không treo?” Chính là các thuyền bán đồ ăn uống và nước giải

khát. Những thứ này không thể treo lên được. Vì trên sóng nước nếu treo những sản phẩm này lên thì rất dễ vỡ mà không được an toàn, mặt khác nếu là đồ ăn như tô hủ tiếu hay bún thì khó có thể chỉ dùng một vật treo lên mà có thể biểu thị thứ mình muốn bán cho khách biết được.

- 45 -

Hình 2.9: Nƣớc uống bán nhƣng không treo

[Nguồn:Tác giả ]

“Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?” Chính là treo lá dừa nhưng lại bán

thuyền. Người dân muốn bán ghe xuồng của họ thường treo lên thuyền một cây sào, trên đó có gắn một miếng lá dừa. Vì cây dừa là loại cây đặc trưng cho vùng đất Nam Bộ nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long này, nên mái nhà của người Nam Bộ thường lợp bằng lá dừa. Vì vậy khi muốn bán chiếc thuyền có nghĩa là họ muốn bán nhà của mình. Do vậy, treo lá dừa lên là hợp lý hơn cả.

- 46 -

Hình 2.10: Treo lá dừa để bán thuyền

[Nguồn: web.soctrang.gov.vn]

“Cây bẹo ngoài chức năng quảng cáo, cặm xuồng, nó còn dùng để chống ghe

luồn lách trong những con sông, rạch nhỏ và cũng còn là một “trường côn” để

chống chọi đám cướp cạn đang trực chờ nơi bụi hoang bờ vắng”[73].

Không những thế, về mặt mỹ thuật, cây bẹo còn vô tình điểm tô thêm cho toàn cảnh chợ nổi Cái Răng những đường nét, màu sắc, dáng vóc…một vẻ đẹp lạ lùng trên sông nước.

Cây bẹo từ khi ra đời cho đến nay hình như chưa có một hình thức nào có thể thay thế được cây bẹo về hình thức quảng cáo. Có lần tại chợ nổi Cái Răng, một số ghe thương hồ đã thử không dùng đến cây bẹo vì thấy nó quá lỉnh kỉnh nhưng họ lại bị mấy bạn hàng nhắc: “Đồ mà không bẹo lên thì ma mới biết bán gì”. Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: “Cây bẹo ở chợ nổi là một sự sáng tạo đặc sắc; một nét văn hóa tiếp thị và quảng cáo ra đời rất sớm trên sông nước. Nó vừa đậm nét

truyền thống dân gian, vừa mang giá trị thời đại”. Trải qua bao biến đổi thăng

trầm, cây bẹo vẫn là nét văn hóa quảng cáo duy nhất, độc đáo nhất và lâu đời nhất trên sông nước Nam bộ.[x. tr 52-53, 19]

2.2.2 Văn hóa thƣơng hồ

Theo Đinh Văn Liên trong Đặc điểm văn hóa phi vật thể của vùng đất phương Nam nhận xét:

- 47 -

Tính cách chân thật đến cục mịch, sảng khoái đến hào phóng, nhân nghĩa một

cách giản dị, trí tín một cách nông nổi, hậu đãi bạn bè, sống hết lòng, làm, chơi chết bỏ”[22].

Thực vậy, đó chính là lời nhận xét chung của tất cả mọi người khi nhắc đến người dân Nam Bộ với một tình cảm ưu ái, đặc biệt. Tính cách ấy không thể nhầm lẫn vào đâu được, nói đến người Nam Bộ là nói đến những con người thật thà, chân chất họ khác xa với tính cách của những cư dân vùng Bắc Bộ và cũng chẳng giống ở điểm gì với các dân tộc miền Trung.

Ngày xưa, thương nghiệp luôn luôn bị coi rẻ và bị coi là nghề hạ cấp, nhắc đến nghề này người ta thường dùng từ “đồ con buôn”, đây là một từ chửi vào loại nặng nhất và thường mỉa mai:

“Thật thà cũng thể lái trâu

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng

Vì gian dối nên dân buôn lại càng bị mọi người khinh ghét, và ngay cả nhà nước cũng sử dụng chính sách “trọng nông, ức thương” để hạn chế sự phát triển của ngành nghề này. [x. tr 115-116, 40]

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những “con buôn” ở vùng sông nước này thì chúng ta lại thấy hoàn toàn khác biệt. Họ không phải là những kẻ buôn lọc bán lừa mà lại thật thà chân chất, sảng khoái, hào phóng và đặc biệt luôn đặt chữ “tín” lên hàng đầu. Vì thế không con cách gọi “con buôn” nghe xa lạ nữa mà thay vào đó là cách gọi “giới thương hồ” nghe thân thiết và tình cảm hơn rất nhiều.

“Đạo nào vui bằng đạo đi buôn Xuống biển, lên nguồn gạo chợ nước sông”

Nghề buôn ở đây đã được dân gian coi trọng gọi là “đạo”-đạo đi buôn trên sông nước tức là nghề thương hồ. Ở chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác có được sự trù mật và nhộn nhịp như vậy đó chính là do nghề thương hồ tạo nên, có chợ nổi là có nghề thương hồ và nghề thương hồ chỉ có thể tồn tại ở chợ nổi.

Tìm hiểu về hoạt động, cũng như đời sống của giới thương hồ trên chợ nổi chúng ta càng thấy nét độc đáo của văn hóa miền sông rạch này.

- 48 -

2.2.2.1 Chữ “tín” trong mua bán ở chợ nổi Cái Răng

Trước tiên, chúng ta đề cập đến chữ “tín” trong mua bán ở chợ nổi Cái Răng. Chữ tín ở chợ nổi bắt nguồn từ truyền thống giao thương tại các chợ trên bờ. Nhưng có lẽ việc mua bán ở đây sằng phẳng hơn, không “kỳ kèo bớt một thêm hai”, đã làm ăn với nhau là phải sòng phẳng không có việc “mua chịu”, “bán chịu”, “thiếu nợ”

hoặc “mua rồi lại trả lại hàng”.

Vốn hiền lành, chân chất, họ không thích kiểu vòng vo, không nói thách, “

thuận mua vừa bán” nếu người mua xem hàng thấy ứng thuận thì cứ ngả giá, chỉ vài

ba câu là giao dịch thành công, vì thế đôi khi một ghe hàng có giá trị cả chục triệu đồng chỉ cần giải quyết trong vòng vài phút. [x. tr 35, 19]

Đây chính là một điểm khác biệt rất lớn đối với việc buôn bán tại các chợ trên bờ, và cũng lại văn minh, hiện đại hơn, vừa tiết kiệm được thời gian vừa tạo thiện cảm giữa người mua kẻ bán, từ đó mối quan hệ giữa bạn hàng với nhau trở nên gần giũ, thân thiện hơn.

2.2.2.2 Đời sống gia đình- quan hệ cộng đồng

Cư dân trên chợ nổi Cái Răng thường là bán trú như: các ghe thương hồ lớn từ các nơi khác mang hàng đến mua, bán; cũng có ghe mướn thêm nhân công chạy máy, lên xuống hàng; nhưng những ghe xuồng dịch vụ bán thức ăn, tạp hóa, vá may, đò ngang, sửa chữa cung cấp xăng dầu….thì luôn có mặt ở chợ nổi Cái Răng suốt ngày đêm. Thông thường ghe cập bến neo đậu sinh hoạt bận rộn chủ yếu vào buổi sáng, nếu chưa hết hàng thì đậu lại nghỉ ngơi.

Sống nghề thương hồ ngoài cần cù, chịu thương chịu khó và biết nhẫn nhịn thì còn đỏi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn nắm bắt thị trường, nhất là qua từng buổi chợ, ở từng nơi phải biết tích lũy kinh nghiệm sống.

Những nỗi gian truân cực khổ của những người buôn bán ở chợ trên bờ bao nhiêu thì giới thương hồ ở chợ nổi lại càng cơ cực muôn phần. Từ hai ba giờ sáng họ đã phải thức dậy, chèo ghe chống xuồng đi lấy hàng để kịp về trước khi trời sáng, vào những đêm gió mát trăng thanh thì không sao, nhưng những đêm mưa bão thì thật vất vả, chưa kể đến những hiểm nguy đang rình rập họ trên sông nước:

- 49 -

những khi thuyền ghe chết máy hay trái gió trở trời ốm đau bệnh tật không ai biết đến…

Không gian sống nhỏ hẹp, vợ chồng con cái chỉ quanh quẩn trong một chiếc ghe chật chội, thiếu thốn tiện nghi, vệ sinh kém, con cái của họ không có điều kiện đến trường, chẳng lẽ lại cứ chịu cảnh “cha truyền con nối”, lớn lên chúng lại nối gót cha mẹ mình sống cảnh đời “ba chìm bảy nổi” mãi như thế này sao? Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với chính sách “an sinh” của chính quyền địa phương ở chợ nổi Cái Răng, phải làm sao cho những đứa trẻ có cơ hội học tập? Phải làm sao cho

“văn minh sông nước” thực sự trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn?

Mặc dù khó khăn là thế, nhưng đời sống của cư dân vùng chợ nổi Cái Răng này không hề đơn điệu, tẻ nhạt mà trái lại họ luôn biết làm cho đời sống tinh thần của mình thêm phong phú hơn, luôn lạc quan và yêu đời. Sách Gia Định Thành Thông Chí viết: “ …theo con nước lớn ròng, ghe thuyền chèo chống, ca hát ngày đêm tấp

nập…”.[ tr 24, 9]

Tất cả những tâm tư, tình cảm của mình họ đều gửi gắm trong những câu ca điệu hát, chính vì thế mà ngày nay chúng ta còn được nghe thấy những câu vọng cổ ngọt ngào thấm đượm ân tình của người dân miền Tây sông nước. Đó cũng chính là tiền đề dẫn đến sự ra đời của loại hình nghệ thuật cải lương mà hiện nay vẫn được nhiều người yêu mến.

Đời sống gia đình là vậy, nhưng liệu với cư dân “rày đây mai đó”, “tứ cố vô

thân” như họ thì “tình làng nghĩa xóm” có được họ xem trọng hay không và cách

ứng xử với cộng đồng của cư dân vùng này ra sao?

Người dân mua bán vùng chợ nổi Cái Răng đều là dân tứ xứ: dân vườn, dân chợ, dân thương lái đường dài mang đến đủ lối sống phong tục tập quán nhưng không vì thế mà họ trở nên xa lạ, vô cảm với nhau mà trái lại chính hoàn cảnh đó đã đưa đẩy những con người cô đơn xích lại gần nhau hơn nữa. Dù xa lạ nhưng khi chào hỏi nhau dăm ba tiếng họ lại có thể trở thành đôi bạn chí thân, rồi những lúc rảnh rỗi họ lại tụ tập đánh chén với nhau: anh góp mồi nhậu tôi hùn vài chai, cứ thế qua những buổi “chén tạc chén thù” đó, họ lại trở thành đôi tri kỷ. Họ tâm sự

- 50 -

chuyện đời, những buồn vui trong cuộc sống. Chỉ cần khi có ghe mắc cạn, chết máy, người xuồng bên kia sẵn sàng ra tay giúp đỡ, khi ghe nào có người bị nạn hay xảy ra bất cứ chuyện gì họ sẵn sàng cứu giúp không mảy may suy nghĩ. Đó chính là cái khí phách anh hùng, trượng nghĩa vốn có từ bao đời của người dân vùng đất chín rồng này.

Từ khi ra đời, chợ nổi Cái Răng lúc nào cũng đóng vai trò như “một xã hội

trên sông”. Ở đó, có những con người thật thà chất phác và đôn hậu: con trai thì hào

phóng như con nước ròng, nước lớn tràn bờ; con gái thì hiền hậu, ngọt ngào như xoài Hòa Lộc, bưởi Năm Roi. Đêm hôm thanh vắng, ghe xuồng mắc cạn, con gái đứng trên ghe dùng sào để chống, con trai xắn quần lội bùn đẩy ghe:

“ Ngó lợi đằng sau tui thấy ba bến nước Ngó ra đằng trước tui thấy sóng bủa lao xao”

Những mối tình giữa trai anh hùng với gái thuyền quyên cũng bắt đầu từ những ngày tháng rong ruổi trên sông nước này…[ số 569, 57]

2.2.2.3 Đời sống tâm linh- tín ngƣỡng

Trong cuộc sống của con người, để tồn tại con người luôn luôn phải chống chọi lại với những khó khăn vất vả hàng ngày, nhưng có đôi lúc họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thất vọng và bế tắc và họ cần có một cái gì đó để bám víu vào đó, tin tưởng rằng mình sẽ được che chở. Từ đó, hình thành nên những niềm tin, tín ngưỡng riêng của mình.

Đối với cư dân vùng sông nước này thì niềm tin của họ là gì? Họ luôn nghĩ

đất có thổ công, sông có hà bá”. Vì vậy, họ đặt niềm tin vào Bà Thủy hay Hà Bá.

Họ cho rằng đây là những vị thần dưới nước khá linh thiêng, có chuyện xích mích, tranh chấp mua bán họ hay thề có Bà Thủy hay Hà Bá làm chứng.

Giới thương hồ luôn nghĩ rằng, họ chỉ làm ăn buôn bán nương theo dòng nước chứ khác xa so với dân chài lưới là khai thác dưới lòng sông, có nghĩa là “đâm Hà Bá” vì vậy, họ có suy nghĩ rất thoải mái, thậm chí trong các buổi tiệc nhậu, trước khi uống họ luôn rót một ly rượu đầy mời Hà Bá, bằng cách tưới rượu xuống dòng sông, một lối ứng xử rất “văn hóa tâm linh” trên chợ nổi.[x. tr 61-62, 19]

- 51 -

Đặc biệt khi nhắc đến tín ngưỡng của cư dân sống ở khu vực này, ta còn phải kể đến tục vẽ mắt thuyền. Vì sao có tục “vẽ mắt thuyền” ? Vì người ta tin rằng con mắt ấy sẽ giúp cho thuyền tránh khỏi bị thủy quái làm hại, giúp cho bạn hàng tìm được nhiều tài lộc, giúp cho ngư phủ tìm được nhiều cá….

Căn cứ vào hình dáng màu sắc của mắt thuyền ta cũng có thể biết được xuất xứ cũng như phạm vi hoạt động của thuyền bè từng vùng. Từ Phan Thiết trở ra Trung Trung Bộ, thuyền có mắt hẹp, đuôi mắt dài, tròng đen, nhãn cầu trắng nền xanh, hướng mắt nhìn thẳng phía trước. Ngược lại thuyền bè từ Bà Rịa-Vũng Tàu trở vào Nam Bộ có mắt hình bầu dục, mở lớn, tròng đen, nhãn cầu trắng vẽ trên nền đỏ. Do đó, khi đến chợ nổi Cái Răng, chỉ cần quan sát một chút ta có thể nhận thấy rõ đặc điểm này. [x. số 170, 55]

Hình 2.10: Vẽ mắt thuyền ở chợ nổi Cái Răng

[Nguồn:vnthuquan.net/truyen]

Đời sống tâm linh của người dân vùng chợ nổi Cái Răng còn thể hiện rõ nét

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi cái răng thành phố cần thơ báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)