PHẦN KẾT LUẬ N

Một phần của tài liệu Khổng tử nhà giáo dục vĩ đại báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 41 - 44)

Khổng Tử không chỉ là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc, mà ông được còn là nhà tư tưởng, nhà giáo dục được cả thế giới công nhận. Ông được tổ chức Unesco bình chọn là một trong 10 vị danh nhân văn hóa thế giới, được liệt vào hàng thứ năm trong cuốn “100 nhân vật ảnh hưởng nhất lịch sử” của phương Tây và được người đời sau tôn xưng là “vạn thế sư biểu”. Những thành tựu ấy không phải là một sớm một chiều mà có được mà đó là tư tưởng, là tâm huyết cả

cuộc đời ông.

Khổng Tử bắt đầu sự nghiệp dạy học vào năm 30 tuổi. Vào thời bấy giờ, trường học chỉ dành riêng cho đại bộ phận con em quý tộc, bình dân không có cơ

hội được học hành. Ông đã phá vỡ chếđộ giáo dục lũng đoạn lúc bấy giờ bằng việc mở trường tư, thu nhận con em bình dân, giúp họ có cơ hội được đến trường. Khổng Tử cho rằng mọi người ai cũng có quyền được học, ông chủ trương “hữu giáo vô loài” (giáo dục phân biệt giai cấp). Đây được xem là một bước ngoặt lớn trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Từ đây không chỉ con em quý tộc mà con em bình dân cũng có cơ hội được học hành, có cơ hội thăng tiến, làm quan.

Khổng Tử dạy học với phương châm “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”, nghĩa là học không biết chán, dạy không biết mệt. Suốt trong quá trình dạy học của mình, ông không ngừng nỗ lực học tập, luôn ôn lại những kiến thức cũ, học hỏi thêm những kiến thức mới để luôn có được những tri thức tốt nhất truyền đạt cho học trò. Đó như một tấm gương không chỉđáng được các học trò noi theo mà còn là tấm gương sáng cho tất cả mọi người noi theo.

Chương trình dạy học của Khổng Tử rất phong phú, ông dạy học trò của mình trên mọi phương diện Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Nội dung giáo dục của ông bao gồm những tri thức văn hóa lịch sử, luân lý đạo đức, tư tưởng chính trị lẫn những kỹ

năng căn bản. Những bài học ấy được truyền thụ bằng các câu chuyện, những cuộc tranh luận sôi nổi giữa thầy và trò. Khổng Tử luôn chú trọng việc tu dưỡng đạo đức, nhân cách vì một trong những mục đích giáo dục của Khổng Tử chính là giúp mọi

người hoàn thiện về nhân cách. Ông từng dạy “khi ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì phải kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng trong lời nói mà thành tín, yêu khắp mọi người mà gần gũi với người nhân đức, làm được như vậy rồi mà còn dư sức mới học văn”.(Luận Ngữ, Học Nhi, I, 6) [6, 44].

Không những thế, trong suốt quá trình dạy học của mình, ông luôn quan tâm

đến từng học trò, hiểu rõ tính tình của từng người một “Cao Sài ngu dốt, Tăng Sâm chậm chạp, Chuyên Tôn Sư thiên lệch, Tử Lộ lỗ mạng” (Luận Ngữ, Tiên Tiến, XI, 18) [6, 135]; “Tử Trương thì thái quá, Tử Hạ thì bất cập” (Luận Ngữ, Tiên tiến, XI, 16) [6, 135]. Từ đó ông sáng tạo ra phương pháp dạy “nhân tài thi giáo”, hay còn gọi là cách dạy theo từng đối tượng.

Ngoài phương pháp dạy này, qua quá trình dạy học trường kỳ của mình, Khổng Tửđã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú, sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy học khoa học khác như: “học tư kết hợp” – học phải suy nghĩ; “cử nhất phản tam”- cách dạy gởi mở, thầy chỉ một góc rồi trò phải tự suy nghĩ tìm ra ba góc khác; “học dĩ chí dụng”- học phải đi đôi vời hành; v.v…Những phương pháp dạy học khoa học này của Khổng Tử giúp cho học trò phát huy tính chủđộng sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập. Từ đó giúp ông đào tạo ra vô số những học trò có đức lẫn tài phục vụ cho xã hội.

Trong xã hội ngày nay, khi giáo dục được xem là một trong những quốc sách hàng đầu. Song song với việc tiếp thu những tiến bộ, những thành tựu của nền giáo dục hiện đại, chúng ta cũng nên kế thừa và phát huy những kinh nghiệm giáo dục truyền thống, mà cụ thể ở đây là học thuyết giáo dục của Khổng Tử. Trong môi trường giáo dục của nước ta hiện nay, khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên chưa được phát huy. Hệ thống tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có những phương pháp dạy học phát huy tính sáng tạo, năng động, tích cực của học sinh. Nếu biết cách vận dụng tốt, đây vẫn là một cách dạy đem lại những hiệu quả cao.

Trong các trường học ở nước ta hiện nay đã có một số trường vận dụng những phương pháp dạy học mới vào trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, một số học sinh, sinh viên vẫn quen với cách dạy lạc hậu cũ, chưa tiếp thu kịp với cách dạy mới

nên hiệu quảđạt được chưa cao, vì thế vẫn chưa phát huy hoàn toàn tình chủ động sáng tạo ở học sinh, sinh viên. Thiết nghĩ, nếu những phương pháp dạy học này

được sớm tiếp cận với học sinh, sinh viên hơn, có lẽ kết quả đạt được sẽ hiệu quả

hơn nhiều.

Bên cạnh đó, nền giáo dục nước ta hiện nay còn xuất hiện một số tình trạng, biểu hiện suy thoái vềđạo đức ở cả thầy lẫn trò. Dấy lên một hồi chuông báo động trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng như việc tu dưỡng đạo đức ở các bậc Thầy, Cô giáo. Nền giáo dục của chúng ta cần phải tăng cường giáo dục về ý thức,

đạo đức ở mỗi người hơn nữa. Cần giải quyết tốt vấn đề “tiên học lễ, hậu học văn”,

để từ đó bồi dưỡng nhân tài, đào tạo lớp người tri thức có đạo đức tốt, trình độ

Một phần của tài liệu Khổng tử nhà giáo dục vĩ đại báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 41 - 44)