5. Những đ óng góp của đề tài
3.1.1 Sáng lập trường tư, bồi dưỡng nhân tài
Khổng Tử là một nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc, chính ông là người đã khai sáng trường tư, giúp cho con em tầng lớp bình dân có cơ hội được học hành. Ở
Trung Quốc, vào lúc trước khi Khổng Tử thành công trong việc mở trường tư dạy học, tức trước thời Xuân Thu, chếđộ giáo dục lúc bấy giờ là chế độ giáo dục quan vương, chỉ có những con em quý tộc mới có cơ hội học hành. Chếđộ giáo dục quan vương này thoạt đầu có những thành công nhất định, nó truyền thụ những kiến thức văn hóa, giúp đào tạo không ít nhân tài để phục vụ cho chếđộ cai trị của xã hội lúc bấy giờ. Nhưng rồi theo dòng chảy thời gian, chế độ giáo dục ấy bắt đầu xuất hiện những mặt trái của nó. Chếđộ giáo dục quan vương này chỉ dành riêng cho đại bộ
phận con em quý tộc, con em tầng lớp bình dân thì không có được cơ hội đó. Chế độ giáo dục ấy hoàn toàn tước đoạt quyền được học của tầng lớp bình dân, thêm vào
đó nội dung giáo dục đơn thuần chỉ là truyền dạy những kinh nghiệm, những phương pháp cũng như thủđoạn để cai trị tầng lớp nhân dân. Chếđộ giáo dục lũng
đoạn ấy ngày càng không phù hợp với sự phát triển của xã hội, những tri thức truyền dạy ấy không đủ để giúp cho xã hội phát triển hơn. Chế độ giáo dục quan vương ấy đã bắt đầu đi đến hồi kết.
Đến giai đoạn cuối thời kỳ Xuân Thu, xã hội phát triển, lực lượng chư hầu tăng lên. Các ngành nghề như nông nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
đều có những bước phát triển nhất định. Mức sống của nhân dân cũng ngày một cao, từđó kéo theo nhu cầu tiếp thu tri thức ngày càng cao ở người dân. Lúc này Khổng Tử bắt đầu mở trường học, thu nhận môn sinh từ khắp nơi. Ông dạy học với phương châm “hữu giáo vô loại”, tức là ông cho rằng mọi người đều có quyền được tiếp nhận giáo dục, ai cũng có cơ hội được học hành. Bất kể là ai, người nước nào, hạng người nào, dù phú quý hay bần tiện, phàm là người muốn học, ông đều thu nhận. Học trò của ông có người rất giàu như học trò Tử Cống, cũng có người rất nghèo như Nhan Hồi. Nhưng nói chung học trò ông đại đa số đều xuất thân từ tầng lớp bình dân đến từ nhiều nước như nước Tần, Tống, Vệ, Ngô…
Không những phương châm dạy học của Khổng Tử phù hợp với tình hình thực tế mà nội dung dạy học của ông cũng hết sức phong phú. Nội dung dạy học của ông bao gồm tứ giáo, lục nghệ, lục kinh. Ông chú trọng nhất vẫn là việc tu dưỡng đạo
đức, phải biết nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Nội dung giáo dục của ông bao gồm những tri thức văn hóa lịch sử, luân lý đạo đức, tư tưởng chính trị lẫn những kỹ năng căn bản nhất. Nói chung nội dung giáo dục của Khổng Tử tương đối hoàn thiện, và được xem là rất phong phú so với nội dung giáo dục trước đó. Thêm vào đó ông lại sáng tạo ra những phương pháp dạy học khoa học như “nhân tài thi giáo” (dạy theo đối tượng), “cử nhất phản tam” (vén một góc phải tự suy ra ba góc), “học dĩ chí dụng” (học đi đôi với hành)… Những phương pháp này của Khổng Tử làm cho học trò phát huy tính chủđộng sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập, từđó giúp ông đào tạo ra những học trò có đức lẫn tài phục vụ cho sự thiếu hụt nhân tài của xã hội lúc bấy giờ.
Tất cả những tư tưởng giáo dục Khổng Tửđề ra đều rất linh hoạt và khoa học, giúp khắc phục dường như hoàn toàn những nhược điểm của chếđộ giáo dục quan vương trước đó, giúp ông thành công trong việc khai sáng trường tư. Điều này đánh một cột mốc hết sức quan trọng trong lịch sử giáo dục Trung Hoa. Từ đây con em bình dân có cơ hội được học hành, có cơ hội thăng tiến, làm quan, một điều mà chế
độ giáo dục trước kia không thể nào làm được. Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
giúp xã hội đào tạo ra những nhân tài, những lực lượng lãnh đạo với kiến thức được trang bị khá đầy đủ và hoàn chỉnh về mọi mặt, đưa giáo dục Trung Quốc bước sang một trang mới.