Ôn cũ biết mới

Một phần của tài liệu Khổng tử nhà giáo dục vĩ đại báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 32)

5. Những đ óng góp của đề tài

2.4.4 Ôn cũ biết mới

Khổng Tử có một câu danh ngôn thế này:“知之为知之,不知为不知,是知 也”.Âm đọc: tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã [6, 53], dịch nghĩa ra là

điều gì biết thì bảo rằng biết, điều gì không biết thì bảo rằng không biết, thế mới là biết. Đây chính là điều đầu tiên mà người cầu học cần phải biết.

Khi học ta phải biết học ở mọi người xung quanh ta:“三人行必有我师”. Âm

đọc: tam nhân hành, tất hữu ngã sư, ba người cùng đi đường ắt có một người là thầy ta. Đúng vậy, những người xung quanh ta đều có điểm đáng để cho ta học. Ở

người tốt ta học được điều tốt ở họ là lẽđương nhiên, còn người không tốt thì sao? Theo quan điểm của Khổng Tử ta vẫn có thể học hỏi ở họ, đó chính là việc ta học cách tránh những điều không tốt ở họ.

Ngoài ra đối với việc học ta phải có tâm lý sợ không theo kịp, lại sợ mai một những điều đã học được.“学入不及,犹恐失之”. Âm đọc: học như bất cập, do khủng thất chi [6, 109]. Chính vì vậy mà người học luôn phải biết ôn cũ biết mới. Khổng Tử từng nói:“温故而知新可以为师矣”. Âm đọc: ôn cố nhi tri tân, khả dĩ

vi sư hĩ. Ý nói là ôn tập lại kiến thức đã học khiến ta có thêm lĩnh hội mới về nó, từ đó chẳng phải là ta đã học được thêm kiến thức mới ở nó sao. Đây có thểđược xem là một cách nhìn mới về quan điểm giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Và nó hoàn toàn phù hợp với quy luật giáo dục hiện nay.

CHƯƠNG III: THÀNH TU VÀ TM NH HƯỞNG V TƯ

TƯỞNG GIÁO DC CA KHNG T 3.1 Thành tựu của tư tưởng giáo dục Khổng Tử

Cả cuộc đời Khổng Tử nhiệt huyết với sự nghiệp chính trị nhưng sự thành công của ông lại về sự nghiệp giáo dục. Ông không chỉ là nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc mà là nhà giáo dục, nhà tư tưởng được cả thế giới công nhận. Đó không phải là thành tựu một sớm một chiều là có thể có được, mà đó là nhiệt huyết hơn nửa đời người của ông. Những cống hiến của ông về sự nghiệp giáo dục ta phải kểđến những thành tựu sau:

3.1.1 Sáng lập trường tư, bồi dưỡng nhân tài

Khổng Tử là một nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc, chính ông là người đã khai sáng trường tư, giúp cho con em tầng lớp bình dân có cơ hội được học hành. Ở

Trung Quốc, vào lúc trước khi Khổng Tử thành công trong việc mở trường tư dạy học, tức trước thời Xuân Thu, chếđộ giáo dục lúc bấy giờ là chế độ giáo dục quan vương, chỉ có những con em quý tộc mới có cơ hội học hành. Chếđộ giáo dục quan vương này thoạt đầu có những thành công nhất định, nó truyền thụ những kiến thức văn hóa, giúp đào tạo không ít nhân tài để phục vụ cho chếđộ cai trị của xã hội lúc bấy giờ. Nhưng rồi theo dòng chảy thời gian, chế độ giáo dục ấy bắt đầu xuất hiện những mặt trái của nó. Chếđộ giáo dục quan vương này chỉ dành riêng cho đại bộ

phận con em quý tộc, con em tầng lớp bình dân thì không có được cơ hội đó. Chế độ giáo dục ấy hoàn toàn tước đoạt quyền được học của tầng lớp bình dân, thêm vào

đó nội dung giáo dục đơn thuần chỉ là truyền dạy những kinh nghiệm, những phương pháp cũng như thủđoạn để cai trị tầng lớp nhân dân. Chếđộ giáo dục lũng

đoạn ấy ngày càng không phù hợp với sự phát triển của xã hội, những tri thức truyền dạy ấy không đủ để giúp cho xã hội phát triển hơn. Chế độ giáo dục quan vương ấy đã bắt đầu đi đến hồi kết.

Đến giai đoạn cuối thời kỳ Xuân Thu, xã hội phát triển, lực lượng chư hầu tăng lên. Các ngành nghề như nông nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

đều có những bước phát triển nhất định. Mức sống của nhân dân cũng ngày một cao, từđó kéo theo nhu cầu tiếp thu tri thức ngày càng cao ở người dân. Lúc này Khổng Tử bắt đầu mở trường học, thu nhận môn sinh từ khắp nơi. Ông dạy học với phương châm “hữu giáo vô loại”, tức là ông cho rằng mọi người đều có quyền được tiếp nhận giáo dục, ai cũng có cơ hội được học hành. Bất kể là ai, người nước nào, hạng người nào, dù phú quý hay bần tiện, phàm là người muốn học, ông đều thu nhận. Học trò của ông có người rất giàu như học trò Tử Cống, cũng có người rất nghèo như Nhan Hồi. Nhưng nói chung học trò ông đại đa số đều xuất thân từ tầng lớp bình dân đến từ nhiều nước như nước Tần, Tống, Vệ, Ngô…

Không những phương châm dạy học của Khổng Tử phù hợp với tình hình thực tế mà nội dung dạy học của ông cũng hết sức phong phú. Nội dung dạy học của ông bao gồm tứ giáo, lục nghệ, lục kinh. Ông chú trọng nhất vẫn là việc tu dưỡng đạo

đức, phải biết nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Nội dung giáo dục của ông bao gồm những tri thức văn hóa lịch sử, luân lý đạo đức, tư tưởng chính trị lẫn những kỹ năng căn bản nhất. Nói chung nội dung giáo dục của Khổng Tử tương đối hoàn thiện, và được xem là rất phong phú so với nội dung giáo dục trước đó. Thêm vào đó ông lại sáng tạo ra những phương pháp dạy học khoa học như “nhân tài thi giáo” (dạy theo đối tượng), “cử nhất phản tam” (vén một góc phải tự suy ra ba góc), “học dĩ chí dụng” (học đi đôi với hành)… Những phương pháp này của Khổng Tử làm cho học trò phát huy tính chủđộng sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập, từđó giúp ông đào tạo ra những học trò có đức lẫn tài phục vụ cho sự thiếu hụt nhân tài của xã hội lúc bấy giờ.

Tất cả những tư tưởng giáo dục Khổng Tửđề ra đều rất linh hoạt và khoa học, giúp khắc phục dường như hoàn toàn những nhược điểm của chếđộ giáo dục quan vương trước đó, giúp ông thành công trong việc khai sáng trường tư. Điều này đánh một cột mốc hết sức quan trọng trong lịch sử giáo dục Trung Hoa. Từ đây con em bình dân có cơ hội được học hành, có cơ hội thăng tiến, làm quan, một điều mà chế

độ giáo dục trước kia không thể nào làm được. Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử

giúp xã hội đào tạo ra những nhân tài, những lực lượng lãnh đạo với kiến thức được trang bị khá đầy đủ và hoàn chỉnh về mọi mặt, đưa giáo dục Trung Quốc bước sang một trang mới.

3.1.2 Cách dạy khoa học, giúp trò thành danh

Khi nhắc đến thành tựu về mặt giáo dục của Khổng Tử ngoài việc thành công trong việc mở trường tư, ta không thể nào không nhắc đến và công nhận những cách dạy học sáng tạo và khoa học của Khổng Tử vào thời bấy giờ. Đầu tiên ta phải kể đến nội dung dạy học của Khổng Tử. Trước thời Khổng Tử dạy học, đại đa số các trường dạy của các con em quý tộc chỉ truyền dạy những kiến thức, những kinh nghiệm, thủđoạn để cai trị tầng lớp bình dân. Nội dung học chỉ gói gọn trong phạm vi ấy. Còn trường học của Khổng tử truyền dạy những kiến thức hết sức phong phú. Ông dạy học trò của mình trên mọi phương diện Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Dạy cho học trò của mình cách đối nhân xử thế, cách làm người.

Trường học của ông không phải chỉ thu hút bởi nội dung truyền đạt mà quan trọng ởđây là ông có những cách dạy học rất sáng tạo và khoa học. Đó là cách dạy “nhân tài thi giáo” tức dạy theo từng đối tượng. Ông quan sát, tìm hiểu từng học trò của mình để rồi đưa ra phương pháp phù hợp với đặc điểm của mỗi học trò.Với cùng một câu hỏi nhưng ông lại có cách trả lời khác nhau. Như khi Tử Lộ hỏi Khổng Tử“Nghe được điều gì thì thi hành ngay sao thầy?”. Khổng Tửđáp: “Ở trên còn cha anh, mình làm sao làm liền được?” Đến khi Nhiễm Hữu hỏi cùng câu hỏi

ấy Khổng Tử lại trả lời: “Đúng, nghe rồi thì làm liền ngay”. Học trò khác của Khổng Tử thấy vậy liền đâm ra nghi hoặc rồi hỏi ông tại sao. Ông trả lời: “Bản tính của Nhiễm Hữu nhút nhát nên ta phải thúc cho tiến tới, còn Tử Lộ tính dũng mạnh muốn hơn người nên ta phải kéo lui lại”.

Cách dạy học tiếp theo ta phải kểđến là cách dạy gợi mở. Ông đưa ra một vấn

đề rồi bắt học trò mình phải suy nghĩ, không đến lúc ấm ức muốn nói nhưng không biết nói thành lời như thế nào thì ông mới dạy cho. Những người mà ông vén một

góc mà không biết tự vén mở ba góc kia thì ông sẽ không chỉ dạy .Ông đòi hỏi người đọc phải suy nghĩ, phải động não, từđó phát huy tính chủ động trong học tập. Đây là cách dạy hay và rất khoa học, đến giờ thì cách dạy này vẫn được sử

dụng rộng rãi ở hầu hết các trường học .

Theo Khổng Tử, trong việc học cần phải có tâm lí sợ không theo kịp, lại sợ

mai một những kiến thức đã học, từ đó phải thường xuyên ôn tập kiến thức đã học và điều quan trọng hơn là phải thực hành những điều đã học. Ông nói “Học rồi thường xuyên hành đó chẳng phải là điều vui sao?”.

Trong quá trình dạy học của mình, ông cho các học sinh mình rèn luyện và tiếp xúc với thực tế, nhất là trong khoảng thời gian ông chu du liệt quốc, các học trò theo ông và được rèn luyện rất nhiều điều bổ ích trong quá trình ấy. Họ được ông truyền dạy kiến thức qua những bài giảng, những câu chuyện sinh động. Hay những kiến thức có được sau buổi tranh luận giữa trò và trò hay giữa thầy và trò. Nói chung những phương pháp dạy học của Khổng Tử rất sáng tạo và khoa học, giúp học trò phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Do tính tích cực và hiệu quả của cách đào tạo đó, ông đã đào tạo ra được hàng loạt những nhân nhân tài phục vụ cho xã hội. Tương truyền ông có 3000 học trò, trong đó có 72 người đuợc lưu vào sử

sách Trung Quốc, còn được gọi là Thất thập nhị hiền. Trong đó bốn học trò sau

được vinh dự cùng thờở Khổng miếu với Khổng Tử.

Người học trò đầu tiên ta phải nhắc đến là Nhan Uyên hay còn gọi là Nhan Hồi. Ông là người học trò cưng của Khổng Tử. Tuy sống trong cảnh nghèo khổ nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan, ông là một học trò rất mực tôn kính và sùng bái Khổng Tử, luôn tôn trọng thầy hết mực, được xếp vào hạng người có phẩm chất đạo đức tốt nhất trong số các học trò của Khổng Tử. Nhưng bất hạnh mất sớm, ông là người

được xếp vào vị trí đầu bảng trong số thất thập nhị hiền và cùng được thờ chung với Khổng Tử tại Khổng miếu.

Người kế tiếp phải kể đến là Trọng Do, tức Tử Lộ, nhỏ hơn Khổng Tử 9 tuổi. Cũng là một trong những học trò cưng của Khổng Tử. Ông hiếu dũng, tính tình ngay thẳng, ngoài việc học thi lễ, ông còn biết đánh xe, là một vệ sĩ trung thành và

cánh tay đắc lực nhất của Khổng Tử. Ông đã theo hộ tống Khổng Tử suốt những năm chu du liệt quốc.

Tăng Sâm, tự là Tự Dư, người ở thành Nam Vũ nước Lỗ, được mọi người tôn xưng là Tăng Tử.Ông là người trầm tĩnh, khiêm nhường, là một người rất xem trọng chữ hiếu, chú trọng tu dưỡng đạo đức. Mỗi ngày tự phản tỉnh mình nhiều lần “làm việc cho người khác đã tận tâm tận lực chưa? Kết giao với bạn bè đã thành thực thư

tín chưa? Tri thức truyền đạt cho người khác đã tốt chưa? Sau khi Khổng Tử mất ông không tòng chính mà tiếp tục theo sự nghiệp giáo dục như Khổng Tử.

Người học trò cuối cùng được thờ chung trong Khổng miếu là Tử Cống. Ông họ Đoan Mộc, tên Tứ, người nước Vệ. Được liệt vào người có tài ăn nói trong số

Thất thập nhị hiền. Ông là người có tài về ngoại giao và buôn bán trở thành phú thương nổi tiếng thời Xuân Thu và được người sau tôn làm ông tổ của nghề buôn. Ông là môn sinh giàu có nhất trong số các học trò của Khổng Tử lúc bấy giờ. Ông có phẩm chất tốt, có tài về chính trị, văn hoá ngoại giao hơn người, lại có tài về

buôn bán vì thế ông được xem là đệ tử biết kết hợp giữa học với hành giỏi nhất trong các học trò của Khổng Tử.

3.2 Tầm ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Khổng Tử

3.2.1 Ảnh hưởng tư tưởng giáo dục Khổng Tử ở Trung Quốc và ở nước ngoài ngoài

Những tư tưởng của Khổng Tử, từ phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục,

đối tượng giáo dục đến nhiều mặt khác trong hệ thống tư tưởng của ông không chỉ

giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống tư tưởng giáo dục Trung Quốc mà còn giữ

một vị trí không nhỏ trong hệ thống tư tưởng giáo dục trên thế giới. Mặc dù một số

tư tưởng của ông không không còn phù hợp với nhịp độ phát triển sôi động của xã hội ngày nay nhưng những nguyên tắc căn bản trong hệ thống tư tưởng của ông vẫn tồn tại mãi với thời gian. Vì thế mà những học thuyết tư tưởng giáo dục của ông không chỉ ảnh hưởng vào thời cổ đại mà sức ảnh hưởng của nó sau 2500 năm vẫn sâu rộng, thâm thuý đi vào lòng người. Ngày nay hầu như khắp các sân trường tại

các trường tiểu học, trung học, đại học ở Khúc Phụ quê hương ông và hàng ngàn vạn các trường học khác ở Trung Quốc đều đặt bức tượng điêu khắc Khổng Tử. Đó như một lời tri ân của những học trò với người thầy vĩđại - Khổng Tử.

Ở trường tiểu học, trung học trực thuộc học viện Khổng Tử tại Thượng Hải ngày nay vẫn dùng Kinh Thư của Khổng Tửđể làm giáo trình dạy học. Hằng ngày các thầy cô đều mang những đạo lý, học thuyết của ông để truyền thụ cho các học trò. Các trường học khác tại Trung Quốc tuy không đem sách kinh thi vào làm giáo trình giảng dạy nhưng hoặc ít hoặc nhiều đều đưa những học thuyết của ông vào trong quá trình giảng dạy, vận dụng cách dạy học của ông vào thực tế, như cách dạy “nhân tài thi giáo”, “cử nhất phản tam”, “học đi đôi với hành”, “ôn cũ biết mới” v.v… Các giáo viên noi theo tấm gương của nhà giáo Khổng Tử luôn yêu mến, quan tâm đến học trò, không ngừng phấn đấu, học tập, tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức như lời ông vẫn dạy “học không biết mệt, dạy không biết mỏi”.

Trong thực tế, ngoài việc vận dụng những học thuyết của ông vào trong giáo dục, trong cuộc sống hằng ngày cái tên “Khổng Tử” được mọi người sùng bái và xuất hiện hầu hết ở mọi phương diện của cuộc sống. Những sản phẩm ở Khúc Phụ

chỉ cần gắn thêm tên ông hoặc những đặc điểm liên quan đến ông đều có một sức hút đặc biệt. Như “rượu nhà Khổng Môn”- một trong những loại rượu trắng xuất khẩu với số lượng lớn nhất ở Trung Quốc. Hay “đậu phụ Khổng Môn”, “quýt ngân thi lễ” một trong những món đặc sản mà bất cứ khách du lịch nào đặt chân đến Khúc Phụđều không thể bỏ qua. Chỉ riêng ở Khúc Phụ những nhà hàng khách sạn có cái tên liên quan đến Khổng Tử lên đến con số 76. Ngoài ra hằng năm Khúc Phụ

thu hút hơn ba triệu lượt khách đến tham quan, cúng tế, giúp Trung Quốc thu về

không ít ngoại tệ.

Tầm ảnh hưởng của Khổng Tử không chỉ dừng lại Trung Quốc, ở các nước

Đông Nam Á mà nó đã vươn xa ra thế giới. Ông được cả thế giới công nhận là nhà tư tưởng, nhà giáo dục của nhân loại, được người đời sau tôn xưng là “vạn thế sư

biểu” tức vị thầy của mọi thời đại. Khổng Tử được liệt vào hàng thứ năm trong

Một phần của tài liệu Khổng tử nhà giáo dục vĩ đại báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)