Dạy theo đối tượng

Một phần của tài liệu Khổng tử nhà giáo dục vĩ đại báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 27 - 29)

5. Những đ óng góp của đề tài

2.4.1Dạy theo đối tượng

Trải qua thời gian dài giảng dạy, Khổng Tửđã sáng tạo nên phương pháp: “因 材施教”. Âm đọc: nhân tài thi giáo, tức là dạy theo từng đối tượng. Đây là một phương pháp giảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế về sự khác biệt giữa các học trò. Ông vận dụng phương pháp gợi mở để hướng dẫn phát huy tính chủ động sáng tạo của học trò, từđó đảm bảo được việc bồi dưỡng nhân tài của mình.

Trong quá trình giảng dạy, Khổng Tử rất quan tâm, chú ý và tìm hiểu học trò của mình. Ông quan sát từng học trò, đưa ra những phân tích, kết luận để rồi tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả. Có lúc ông quan sát và phân tích từ góc độưu điểm của trò, như khi ông từng nói Tử Lộ quả cảm quyết đoán, Tử Cống thông tình đạt lý, Nhiễm Cầu đa tài đa nghệ. Có lúc ông lại phân tích từ những khuyết điểm, ông từng nói: “Cao Sài ngu dốt, Tăng Sâm chậm chạp, Chuyên Tôn Sư thiên lệch, Tử Lộ lỗ

mãng” [6, 135]. Có lúc ông lại phân tích so sánh từ sự khác biệt giữa các học trò. Như khi Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Tử Trương và Tử Hạ ai hơn ai kém?”. Khổng Tử

trả lời: “Tử Trương thì thái quá, Tử Hạ thì bất cập”. Tử Cống lại hỏi: “Vậy chẳng phải là Tử Trương giỏi hơn sao?”. Khổng Tử đáp: “Làm việc thái quá và làm việc bất cập đều giống nhau” [6, 135]. Lần khác Khổng Tử lại hỏi Tử Cống: “Anh tự xét với anh Hồi, ai hơn ai kém?”. Tử Cống đáp: “Con đâu dám so sánh với anh Hồi, anh Hồi nghe một biết mười, còn thì nghe một chỉ biết được hai”. Khổng Tử nói: “Phải, con không bằng anh Hồi. Ta công nhận vậy” [6, 76]. Khổng Tử còn quan sát và phân tích trên phương diện sở trường và tài năng của học trò, ông biết được học trò nào có sở trường gì. Trong Luận Ngữ, Tiên Tiến có viết: “Trong hàng học trò của Khổng Tử, đức hạnh tốt có Nhan Uyên, Mẫn Tự Khiêm, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung; giỏi ăn nói có Tể Ngã, Tử Cống; giỏi về chính sự có Nhiễm Hữu, Quý Lộ; nắm vững văn hóa điển tịch có Tử Du, Tử Hạ”[6, 130].

Có thể nói Khổng Tử là một người thầy am tường tâm lý sâu sắc, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như trình độ đạo đức và tri thức của học trò. Từđó ông mới đưa ra những đề tài và lời dạy dỗ thích hợp cho từng học trò. Ông dạy cho mỗi người một khác, tùy từng tư cách trí tuệ của mỗi người mà giảng dạy. Người bậc trung trở lên thì mới đem những điều cao xa ra nói, người ở dưới bậc trung thì không nên. Luận Ngữ, Ung Dã viết:“中人以上,可以语上也;中人以下,不可 以语上也”. Âm đọc: trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngứ thượng dã; trung nhân dĩ hạ, bất khả ngữ thượng dã. Nghĩa là có thể truyền đạt những kiến thức cao thâm cho những người có trình độ cao, còn đối với người có trình độ từ bậc trung trở xuống thì không cần nói đến học vấn cao thâm với họ.

Rồi khi hai môn đệ của ông cùng hỏi một câu hỏi nhưng ông lại có những đáp án khác nhau. Như khi Tử Lộ hỏi Khổng Tử: “Nghe được điều gì thì thi hành ngay sao thầy?”. Khổng Tửđáp: “Ở trên còn cha anh, mình làm sao làm liền được?” Đến khi Nhiễm Hữu hỏi cùng câu hỏi ấy, Khổng Tử lại trả lời: “Đúng, nghe rồi thì làm liền ngay”. Học trò khác của Khổng Tử thấy vậy liền đâm ra nghi hoặc rồi hỏi ông tại sao. Ông trả lời: “Bản tính của Nhiễm Hữu nhút nhát nên ta phải thúc cho tiến tới, còn Tử Lộ tính dũng mạnh muốn hơn người nên ta phải kéo lui lại”.

Trong Luận Ngữ, Vi Chính các học trò ông cùng nêu một câu hỏi về Hiếu nhưng Khổng Tử lại có các câu trả lời khác nhau. Khi Mạnh Ý Tử hỏi: “Như thế

nào mới gọi là hiếu?”, Khổng Tử trả lời: “Khi cha mẹ còn sống thì phụng dưỡng cha mẹ cho hợp lễ, cha mẹ mất rồi thì mai táng và cúng tế cha mẹ theo quy định của lễ”. Mạnh Vũ Bá hỏi về hiếu, Khổng Tửđáp: “Một người mà có thể làm được cái

điều chỉ khi ốm đau mới khiến cha mẹ lo âu thì có thể gọi là hiếu rồi”. Cùng với câu hỏi như thế Khổng Tử trả lời Tử Du: “Người đời nay nuôi sống được cha mẹ thì có thể gọi là hiếu rồi. Nhưng chó ngựa cũng được người ta nuôi sống; nếu nuôi dưỡng cha mẹ mà không cung kính thì có khác gì nuôi chó ngựa nào?”. Trả lời Tử Hạ, ông

đáp: “sắc nan”. Ý nói là khó nhất là việc giữ được thái độ thân thiết vui vẻ trước mặt cha mẹ. Chứ còn như có việc gì nặng nhọc thì con em đi gánh vác; có thức ngon rượu quý gì thì mời cha anh dùng, như vậy chưa gọi là hiếu.

Nói tóm lại cách dạy “nhân tài thi giáo” của Khổng Tử là một phương pháp giảng dạy rất hiệu quảđáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Trong việc giảng dạy cần phải hiểu rõ đối tượng giảng dạy, quan sát tìm hiểu từng học trò để rồi tìm ra cách giảng dạy thích hợp vời từng học trò, từđó mà có thể đạt được kết quả giảng dạy tốt nhất.

Một phần của tài liệu Khổng tử nhà giáo dục vĩ đại báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 27 - 29)