Ảnh hưởng tư tưởng giáo dục Khổng Tử ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khổng tử nhà giáo dục vĩ đại báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 37)

5. Những đ óng góp của đề tài

3.2.1 Ảnh hưởng tư tưởng giáo dục Khổng Tử ở Trung Quốc

ngoài

Những tư tưởng của Khổng Tử, từ phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục,

đối tượng giáo dục đến nhiều mặt khác trong hệ thống tư tưởng của ông không chỉ

giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống tư tưởng giáo dục Trung Quốc mà còn giữ

một vị trí không nhỏ trong hệ thống tư tưởng giáo dục trên thế giới. Mặc dù một số

tư tưởng của ông không không còn phù hợp với nhịp độ phát triển sôi động của xã hội ngày nay nhưng những nguyên tắc căn bản trong hệ thống tư tưởng của ông vẫn tồn tại mãi với thời gian. Vì thế mà những học thuyết tư tưởng giáo dục của ông không chỉ ảnh hưởng vào thời cổ đại mà sức ảnh hưởng của nó sau 2500 năm vẫn sâu rộng, thâm thuý đi vào lòng người. Ngày nay hầu như khắp các sân trường tại

các trường tiểu học, trung học, đại học ở Khúc Phụ quê hương ông và hàng ngàn vạn các trường học khác ở Trung Quốc đều đặt bức tượng điêu khắc Khổng Tử. Đó như một lời tri ân của những học trò với người thầy vĩđại - Khổng Tử.

Ở trường tiểu học, trung học trực thuộc học viện Khổng Tử tại Thượng Hải ngày nay vẫn dùng Kinh Thư của Khổng Tửđể làm giáo trình dạy học. Hằng ngày các thầy cô đều mang những đạo lý, học thuyết của ông để truyền thụ cho các học trò. Các trường học khác tại Trung Quốc tuy không đem sách kinh thi vào làm giáo trình giảng dạy nhưng hoặc ít hoặc nhiều đều đưa những học thuyết của ông vào trong quá trình giảng dạy, vận dụng cách dạy học của ông vào thực tế, như cách dạy “nhân tài thi giáo”, “cử nhất phản tam”, “học đi đôi với hành”, “ôn cũ biết mới” v.v… Các giáo viên noi theo tấm gương của nhà giáo Khổng Tử luôn yêu mến, quan tâm đến học trò, không ngừng phấn đấu, học tập, tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức như lời ông vẫn dạy “học không biết mệt, dạy không biết mỏi”.

Trong thực tế, ngoài việc vận dụng những học thuyết của ông vào trong giáo dục, trong cuộc sống hằng ngày cái tên “Khổng Tử” được mọi người sùng bái và xuất hiện hầu hết ở mọi phương diện của cuộc sống. Những sản phẩm ở Khúc Phụ

chỉ cần gắn thêm tên ông hoặc những đặc điểm liên quan đến ông đều có một sức hút đặc biệt. Như “rượu nhà Khổng Môn”- một trong những loại rượu trắng xuất khẩu với số lượng lớn nhất ở Trung Quốc. Hay “đậu phụ Khổng Môn”, “quýt ngân thi lễ” một trong những món đặc sản mà bất cứ khách du lịch nào đặt chân đến Khúc Phụđều không thể bỏ qua. Chỉ riêng ở Khúc Phụ những nhà hàng khách sạn có cái tên liên quan đến Khổng Tử lên đến con số 76. Ngoài ra hằng năm Khúc Phụ

thu hút hơn ba triệu lượt khách đến tham quan, cúng tế, giúp Trung Quốc thu về

không ít ngoại tệ.

Tầm ảnh hưởng của Khổng Tử không chỉ dừng lại Trung Quốc, ở các nước

Đông Nam Á mà nó đã vươn xa ra thế giới. Ông được cả thế giới công nhận là nhà tư tưởng, nhà giáo dục của nhân loại, được người đời sau tôn xưng là “vạn thế sư

biểu” tức vị thầy của mọi thời đại. Khổng Tử được liệt vào hàng thứ năm trong cuốn “100 nhân vật ảnh hưởng nhất lịch sử ” của phương Tây, là người được liệt

vào vị trí đầu tiên trong “10 vị danh nhân văn hóa thế giới” do tổ chức Unesco bình chọn.

Ở Việt Nam, tại hầu hết các huyện đều phục hồi lại văn chỉ để tưởng niệm Khổng Tử và ghi danh những người có học vị cao. Như Văn miếu Quốc Tử Giám ở

Hà Nội, Văn miếu Mạo Điền ở Hải Dương, Văn miếu Bắc Ninh ở Tỉnh Bắc Ninh, Văn miếu Nghệ An ở Thành phố Vinh,v.v…Ở Thành phố Biên Hòa của chúng ta có Văn miếu Trấn Biên. Đây là Văn miếu đầu tiên được xây dựng tại miền Nam, để

tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa Việt Nam. Những Văn miếu ở Việt Nam là biểu hiện sinh động trong thái độ tôn vinh tư tưởng giáo dục Khổng Tử ở

nước ta.

3.2.2 Học viện Khổng Tử và sự truyền bá văn hoá Trung Hoa ở nước ngoài

Sau khi Trung Quốc mở cửa cải cách, ông Đặng Tiểu Bình đưa ra định hướng xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa mang đậm màu sắc Trung Hoa, phải truyền bá văn minh tinh thần đạo đức truyền thống Trung Hoa ra thế giới, khẳng

định học thuyết Khổng Tử trên trường quốc tế. Điều này chiếm một vị thế hết sức quan trọng trong thời cuộc hiện nay. Theo một cuộc thăm dò của ông, rất nhiều quốc gia trên thế giới đều đang sử dụng những câu danh ngôn của Khổng Tử như

câu “dĩ hoà vi quý”, “cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, v.v…Điều đó chứng minh được vị thế, sự nổi tiếng của Khổng Tử trên trường quốc tế.

Trong thiên kỷ mới này, hoà bình và phát triển đan xen lẫn cơ hội và thách thức. Cùng lúc với việc học tập sự tiến bộ của văn hoá Phương Tây, chính phủ

Trung Quốc không ngừng tìm cách truyền bá văn hoá Trung Hoa ra nước ngoài. Mà

đại diện văn hoá ưu tú của chính phủ Trung quốc không ai khác ngoài Khổng Tử. Vì thế Trung Quốc đã thành lập nhiều học viện Khổng Tử ở nước ngoài, nỗ lực truyền bá đạo Khổng như một biểu tượng của bản sắc và sức mạnh văn hoá Trung Hoa.

Học viện Khổng Tử là cơ quan truyền bá văn hoá Trung Quốc ở nước ngoài, do chính phủ Bắc Kinh tài trợ, nó tương tự như hội đồng Anh (British Council) hay học viện trao đổi văn hoá Pháp (Alliance Francaise), được chính phủ Trung Quốc thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu học Hán ngữ ngày càng cao của mọi người, cũng như giúp cho các quốc gia trên thế giới thêm hiểu về

ngôn ngữ, văn hoá Trung Hoa, giúp tăng cường thêm sự hợp tác, giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và các quốc gia trên thế giới. Học viện Khổng Tử có chức năng giảng dạy tiếng Hoa, đào tạo giáo viên Hoa ngữ, tổ chức thi HSK (được coi là chứng chỉ quốc tế vế tiếng Hoa), chiếu phim Trung Quốc, tư vấn du học, tổ chức các hoạt động trao đổi văn hoá hữu nghị.

Ngày 21 tháng 11 năm 2004, học viện Khổng Tử đầu tiên được thành lập tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, hiện nay đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, có mặt hầu hết ở các châu lục. Một số nước có nhiều học viện Khổng Tử như Thái Lan có những hai học viện Khổng Tử: một ở thủ đô Bangkok, một ở thành phố

Chiang Mai. Vào tháng 4 năm 2009 vừa qua theo công văn số 1992/VPCP-QHQT của chính phủ gửi các bộ Giáo dục & Đào tạo, bộ Ngoại giao, công an và văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản, Chính phủđã chấp thuận mở thí điểm học viện Khổng Tửđầu tiên tại Việt Nam mà thực chấtlà trung tâm văn hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa rõ học viện này đặt ởđâu và bao giờ bắt đầu xây dựng.

Theo thống kê vào tháng 10 năm 2009, Trung Quốc đã lập được khoảng 282 học viện ở tại 84 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 70 học viện đặt ở Châu Á, 21 học viện đặt ở Châu Phi, 94 Học viện đặt ở Châu Âu, 87 học viện đặt ở Châu Mỹ và 10 học viện đặt ở Châu Á Thái Bình Dương. Khoảng 230 nghìn người đăng ký học ở các học viện đó. Con sốấy sẽ còn tăng hơn nữa vì Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2012 sẽ thiết lập đến 1000 học viện Khổng Tử trên thế giới. Các học viện Khổng Tử này sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh, ưu thế của mình, mở rộng các hoạt động văn hóa giáo dục, đưa văn hóa Trung Hoa tiếp cận với các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.

C. PHN KT LUN

Khổng Tử không chỉ là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc, mà ông được còn là nhà tư tưởng, nhà giáo dục được cả thế giới công nhận. Ông được tổ chức Unesco bình chọn là một trong 10 vị danh nhân văn hóa thế giới, được liệt vào hàng thứ năm trong cuốn “100 nhân vật ảnh hưởng nhất lịch sử” của phương Tây và được người đời sau tôn xưng là “vạn thế sư biểu”. Những thành tựu ấy không phải là một sớm một chiều mà có được mà đó là tư tưởng, là tâm huyết cả

cuộc đời ông.

Khổng Tử bắt đầu sự nghiệp dạy học vào năm 30 tuổi. Vào thời bấy giờ, trường học chỉ dành riêng cho đại bộ phận con em quý tộc, bình dân không có cơ

hội được học hành. Ông đã phá vỡ chếđộ giáo dục lũng đoạn lúc bấy giờ bằng việc mở trường tư, thu nhận con em bình dân, giúp họ có cơ hội được đến trường. Khổng Tử cho rằng mọi người ai cũng có quyền được học, ông chủ trương “hữu giáo vô loài” (giáo dục phân biệt giai cấp). Đây được xem là một bước ngoặt lớn trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Từ đây không chỉ con em quý tộc mà con em bình dân cũng có cơ hội được học hành, có cơ hội thăng tiến, làm quan.

Khổng Tử dạy học với phương châm “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”, nghĩa là học không biết chán, dạy không biết mệt. Suốt trong quá trình dạy học của mình, ông không ngừng nỗ lực học tập, luôn ôn lại những kiến thức cũ, học hỏi thêm những kiến thức mới để luôn có được những tri thức tốt nhất truyền đạt cho học trò. Đó như một tấm gương không chỉđáng được các học trò noi theo mà còn là tấm gương sáng cho tất cả mọi người noi theo.

Chương trình dạy học của Khổng Tử rất phong phú, ông dạy học trò của mình trên mọi phương diện Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Nội dung giáo dục của ông bao gồm những tri thức văn hóa lịch sử, luân lý đạo đức, tư tưởng chính trị lẫn những kỹ

năng căn bản. Những bài học ấy được truyền thụ bằng các câu chuyện, những cuộc tranh luận sôi nổi giữa thầy và trò. Khổng Tử luôn chú trọng việc tu dưỡng đạo đức, nhân cách vì một trong những mục đích giáo dục của Khổng Tử chính là giúp mọi

người hoàn thiện về nhân cách. Ông từng dạy “khi ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì phải kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng trong lời nói mà thành tín, yêu khắp mọi người mà gần gũi với người nhân đức, làm được như vậy rồi mà còn dư sức mới học văn”.(Luận Ngữ, Học Nhi, I, 6) [6, 44].

Không những thế, trong suốt quá trình dạy học của mình, ông luôn quan tâm

đến từng học trò, hiểu rõ tính tình của từng người một “Cao Sài ngu dốt, Tăng Sâm chậm chạp, Chuyên Tôn Sư thiên lệch, Tử Lộ lỗ mạng” (Luận Ngữ, Tiên Tiến, XI, 18) [6, 135]; “Tử Trương thì thái quá, Tử Hạ thì bất cập” (Luận Ngữ, Tiên tiến, XI, 16) [6, 135]. Từ đó ông sáng tạo ra phương pháp dạy “nhân tài thi giáo”, hay còn gọi là cách dạy theo từng đối tượng.

Ngoài phương pháp dạy này, qua quá trình dạy học trường kỳ của mình, Khổng Tửđã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú, sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy học khoa học khác như: “học tư kết hợp” – học phải suy nghĩ; “cử nhất phản tam”- cách dạy gởi mở, thầy chỉ một góc rồi trò phải tự suy nghĩ tìm ra ba góc khác; “học dĩ chí dụng”- học phải đi đôi vời hành; v.v…Những phương pháp dạy học khoa học này của Khổng Tử giúp cho học trò phát huy tính chủđộng sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập. Từ đó giúp ông đào tạo ra vô số những học trò có đức lẫn tài phục vụ cho xã hội.

Trong xã hội ngày nay, khi giáo dục được xem là một trong những quốc sách hàng đầu. Song song với việc tiếp thu những tiến bộ, những thành tựu của nền giáo dục hiện đại, chúng ta cũng nên kế thừa và phát huy những kinh nghiệm giáo dục truyền thống, mà cụ thể ở đây là học thuyết giáo dục của Khổng Tử. Trong môi trường giáo dục của nước ta hiện nay, khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên chưa được phát huy. Hệ thống tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có những phương pháp dạy học phát huy tính sáng tạo, năng động, tích cực của học sinh. Nếu biết cách vận dụng tốt, đây vẫn là một cách dạy đem lại những hiệu quả cao.

Trong các trường học ở nước ta hiện nay đã có một số trường vận dụng những phương pháp dạy học mới vào trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, một số học sinh, sinh viên vẫn quen với cách dạy lạc hậu cũ, chưa tiếp thu kịp với cách dạy mới

nên hiệu quảđạt được chưa cao, vì thế vẫn chưa phát huy hoàn toàn tình chủ động sáng tạo ở học sinh, sinh viên. Thiết nghĩ, nếu những phương pháp dạy học này

được sớm tiếp cận với học sinh, sinh viên hơn, có lẽ kết quả đạt được sẽ hiệu quả

hơn nhiều.

Bên cạnh đó, nền giáo dục nước ta hiện nay còn xuất hiện một số tình trạng, biểu hiện suy thoái vềđạo đức ở cả thầy lẫn trò. Dấy lên một hồi chuông báo động trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng như việc tu dưỡng đạo đức ở các bậc Thầy, Cô giáo. Nền giáo dục của chúng ta cần phải tăng cường giáo dục về ý thức,

đạo đức ở mỗi người hơn nữa. Cần giải quyết tốt vấn đề “tiên học lễ, hậu học văn”,

để từ đó bồi dưỡng nhân tài, đào tạo lớp người tri thức có đạo đức tốt, trình độ

D. DANH MC TÀI LIU THAM KHO

™ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Tạ Ngọc Ái, Trí tuệ Khổng Tử, NXB Văn hóa thông tin,2006.

2. Đoàn Trung Còn, Truyện đức Khổng Tử, NXB Văn hóa thông tin,2007. 3. Võ Thiện Điện, Khổng Tử - Vị thầy muôn thuở phương Đông, NXB Văn

hóa thông tin, 2009.

4. Trần Vọng Hoành, Bài học từ luận ngữ, NXB Trẻ, 2008. 5. Lương Xuân Hùng, Vạn thế sư biểu, NXB Trẻ, 2003.

6. Trần Tiến Khôi, Luận ngữ với người quân tử hiện đại, NXB Từ điển Bách Khoa, 2008.

7. Trần Trọng Kim, Nho Giáo, NXB Văn học, 2003.

8. Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, NXB Văn hóa thông tin, 2006.

9. Hà Thúc Minh, Đạo Nho và văn hóa phương Đông, NXB Giáo dục, 2001.

10.Phùng Quốc Siêu, Lịch sử văn minh Trung Hoa, NXB Văn hóa thông tin, 2004.

11.Thẩm Thanh Tùng, Sự tái sinh của Khổng Tử, NXB Phương Đông, 2005.

™ TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

12.左刚强姚忠泰《孔子》,中国地质大学出版社,2004年。 ™ TÀI LIỆU TỪ INTERNET: 13.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-tu-tuong-duc-tri-cua-khong-tu-va-v an-dung-trong-quan-ly-doanh-nghiep-hien-nay-.34829.html 14.http://www.baomoi.com/Info/Van-hoa-truyen-thong-Trung-Quoc-co-coi- thuong-phu-nu/139/4730445.epi

15.http://wenwen.soso.com/z/q169530740.htm?ri=3563&rq=97591162&uid =0&ch=w.xg.llyjj

16.http://zhidao.baidu.com/question/20179695

东方系 ---W X--- 本科毕业论文 题目: 孔子——伟大教育家 学生姓名 :朱丹霞 指导老师 :阮黎俊 二零一零年 12 月

A. 引言... 1 1.研究目的... 1 2.研究现状... 1 3.研究目的与范围... 2 4.研究方法... 2 5.研究意义... 2 6.题目结构... 2 B.正文... 3 第一章:孔子人生... 3 1.1 身世...3 1.1.1 出身...3 1.1.2 孔子人生摘要...4 1.2 事业...5 1.2.1政治事业...5 1.2.2教育事业...6 1.3学术...7 第二章:孔子教育思想内容... 9 2.1孔子的教育观点...9 2.1.1 有教无类...9 2.1.2学而不厌,诲人不倦...9 2.2孔子教育目的...10 2.2.1成仁...10 2.2.2学而优则仕...11 2.3 孔子教育职业观点...12

2.4 孔子教育方法...16 2.4.1 因材施教...16 2.4.2 启发思维...17 2.4.3 学以致用...19 2.4.4 温故知新...19 第三章:孔子教育思想的成就及影响... 21 3.1 孔子教育思想的成就...21 3.1.1 创办私学,培养人才...21 3.1.2 有科学性的教学方法,助学生成名...22 3.2 孔子教育思想的影响...23 3.2.1 孔子教育思想对中国及外国的影响...23 3.2.2 孔子学院与中国文化在外国的传播...24 C.结语... 26 D. 参考文献... 28

A. 引言 1.研究目的 “十年树木百年树人”。 教育是很重要的一件事。大到国家,小到个人 都不能离开教育。它是国家的基础,人民的保障。只要哪个国家有完善的教育, 那个国家就会变的强大,人民就会生活的更好。那么怎样的教育才是好的教育 呢?也许两千多年前的孔子会给我们一些好的启示。所以我决定选“孔子—— 伟大教育家”这个题目作为我的毕业论文。 孔子是一位伟大的教育家和思想家,儒家学派创始人,世界最著名的文化 名人之一。他的学问超越空间和时间,一直流传到现在,成为一位万世敬仰的 老师。究竟是什么因素让他的学问那么有名呢?那就让我们一起通过研究孔子 的教育思想而找到些许答案。 2.研究现状 从古到今有很多人都研究过孔子。大多数研究中国文化历史工程都有一部 分为他。如冯国超住辑的《中国文明历史》(2004 年),何淑明主编的《儒教 与方东文化》(2001 年)。 《万世师表》,梁春雄,2003,轻出版家。作者研究深为孔子与子弟的交

Một phần của tài liệu Khổng tử nhà giáo dục vĩ đại báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)