Nhóm từ chỉ màu sắc xét về mặt cấu tạo từ Tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Bức tranh làng quê qua từ chỉ màu sắc trong thơ trần đăng khoa (Trang 26 - 28)

Xét về đặc điểm cấu tạo, vốn từ Tiếng Việt đợc cấu tạo theo những kiểu nhất định. Dựa theo ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Hoài Nguyên, chúng ta có sơ đồ phân loại sau:

Vốn từ

Từ đơn tiết Từ đa tiết

(Chỉ có một âm tiết) (Có trên một âm tiết)

Từ láy âm Từ ghép nghĩa Từ ngẫu kết

(Quan hệ ngũ âm) (Quan hệ ngữ nghĩa) (Không có quan hệ) Đối chiếu với nhóm từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa, chúng tôi đã thu đợc kết quả nh sau:

Bảng 2: Phân loại cấu tạo từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa:

Cấu tạo từ Màu sắc

Từ đơn tiết Từ đa tiết Số lợng tỉ lệ % số lợng tỉ lệ %

Xanh 71 72,4 27 27,6

Vàng 55 73,3 20 26,7

Trắng 31 49,2 32 50,8 Đen 16 55,2 13 44,8 Hồng 23 92 2 8 Tím 9 75 3 25 Xám 2 50 2 50 Nâu 3 100 0 0 Màu tổng hợp 0 0 14 100

Từ bảng số liệu,chúng ta nhận thấy Trần Đăng Khoa phần lớn là dùng những từ đơn tiết, còn số lợng từ đa tiết không đáng kể. Trừ màu tổng hợp là dùng từ đa tiết (100%). Chúng ta biết rằng từ chín màu cơ sở của Tiếng Việt mà phải phát sinh hàng loạt sắc màu khác nhau đều là từ đơn tiết. Trần Đăng Khoa thích dùng màu sắc nh nó vốn có, bằng khả năng quan sát tinh tế, đã đa những mảng màu rất thực của sự vật vào trong thơ. Đó là nét tạo nên sức hấp dẫn của thơ anh.

Sắc xanh cả cây cỏ, mây nớc đợc khắc hoạ trong thơ thực sự sinh động và chân thực lạ thờng:

Tre xanh nghển cổ nhìn

(Bắt ông rừng nộp củi) Đất trời đỏ ngói khoảng trời xanh mây

(Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên)

Ta có thể dễ dàng hình dung cảnh vật trong thực tế mà không cần phải có sự liên tởng nào, bản thân sự vật đã đợc tô điểm đúng nh ở ngoài đời. Ta có cảm giác dờng nh Trần Đăng Khoa đã “bê nguyên xi” từng mảng màu sắc thực vào thơ anh .

Cánh đồng lúa chín vàng nh muốn gọi ngời nhân dân đến thu hoạch: Lúa vàng trong đáy mắt

(Cầu cầm) Cứ chín vàng, vàng tơi

Gợi lên khung cảnh ấm no của ngời nông dân ở thôn quê. Bầu trời với màu trắng mát mắt:

Mây trắng đi lững thững dới kia

(Th viết bên cửa sổ máy bay) Mây ngàn năm phủ trắng

(Gửi Bác Trần Nhuận Ninh)

Có một nhà văn đã từng nói “Nhà văn là th là trung thành của thời đại ” nghĩa là phải phản ánh cuộc sống nh nó vốn có. Trần Đăng Khoa là một ngời làm thơ và anh đã phản ánh những vấn đề của cuộc sống rất chân thực, cụ thể, miêu tả theo cảm nhận riêng của mình. Từng mảng màu đợc đa vào trong thơ đã góp phần thể hiện bức tranh muôn màu sắc của thiên nhiên tạo vật, cuộc sống con ngời. Qua đó mà ngời đọc có thể cảm nhận thêm những cảnh đẹp muôn màu của làng quê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bức tranh làng quê qua từ chỉ màu sắc trong thơ trần đăng khoa (Trang 26 - 28)