Từ chỉ màu sắc với một số vị trí mạnh trên dòng thơ

Một phần của tài liệu Bức tranh làng quê qua từ chỉ màu sắc trong thơ trần đăng khoa (Trang 66 - 69)

Trần Đăng Khoa 3.1 Từ chỉ màu sắc với sự cảm nhận nghệ thụât

3.2. Từ chỉ màu sắc với một số vị trí mạnh trên dòng thơ

Vị trí mạnh có tác động sâu sắc tới ngời đọc và tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Qua cách sử dụng của Trần Đăng Khoa, từ chỉ màu hầu hết đợc đặt ở vị trí đặc biệt, tạo nên hiệu quả biểu đạt cao: đầu dòng, cuối dòng, đầu nhịp, cuối nhịp, chỗ hiệp vần, ... Mỗi vị trí quan trọng này đã đợc Trần Đăng Khoa lựa chọn sử dụng cho những trờng hợp khác nhau.

Đảo từ chỉ màu sắc lên đầu câu làm cho câu thơ khơi nguồn bằng màu sắc là cách mà nhiều nhà thơ đã sử dụng, chẳng hạn:

Bạc phơ mái tóc ngời cha

(Ba mơi năm đời ta có đảng- Tố Hữu)

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông (Tỳ bà- Bích Khuê)

Trần Đăng Khoa tiếp tục kế thừa truyền thống đó của những ngời đi tr- ớc để tạo nên những câu thơ chứa đầy màu sắc:

Trắng tinh hạt ấm hạt no (Nhớ và nghĩ)

Nổi bật lên là sắc trăng của hạt gạo mới xay, hạt goạ trắng tạo nên sự no ấm cho con ngời làng quê.

Hình ảnh màu xanh trên mái nhà Bác chính là màu xanh của hà bình, của đất nớc tự do độc lập, sạch bóng quân xâm lợc:

Bác ơi! Cháu đến đây rồi

(Đất trời sáng lắm hôm nay)

Niềm ao ớc của tác giả cho cảnh đất nớc giữ màu xanh của bầu trời mùa thu. Những câu thơ đợc làm khi tác giả đợc ra thủ đô thăm Bác Hồ.

Vị trí của dòng cũng đợc Trần Đăng Khoa sử dụng khá nhiều từ chỉ màu sắc, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Nếu nh ở đầu dòng mở ra cả một miền màu sắc cho câu thơ, thì cuối dòng lại có ý nghĩa kết đọng màu lại, toạ nên điểm nhấn sau cùng tạo nên ấn tợng cho câu thơ.

Đây là vị trí đợc các tác giả sử dụng nhiều nhất khi dùng từ chỉ màu sắc. Tầng mây lơ lửng trời xanh

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Nguyễn Khuyến) Rừng xanh hoa chuối đỏ tơi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lng (Việt Bắc- Tố Hữu) Long lanh đáy nớc in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Khảo sát thơ Trần Đăng Khoa các sắc độ màu sắc cứ hiện ra thật đẹp:

Con bớm vàng

Con bớm vàng

(Con bớm vàng)

Cả bài thơ là điệp khúc đợc lặp đi lặp lại, sắc vàng bổ trợ cho danh từ con bớm, Trần Đăng Khoa đã tô điểm bên ngoài chú bớm nhỏ một sắc vàng rực rỡ. Chú bớm nhỏ một sắc vàng rực rỡ, chú bớm nhỏ không chỉ gây ấn tợng trong con mắt hồn nhiên ngây thơ của cậu bé Khoa ngày ấy, mà nó còn bay mãi cho đến ngày hôm nay, làm lay động bao thế hệ độc giả. Trần Đăng Khoa

không hề trau truốt từ ngữ, chỉ sử dụng một màu sắc bình thờng vậy mà lại tạo nên giá trị:

Anh biết ngoài kia, sau luỹ tre xanh

Sông Kinh Thầy bồng bềnh ráng tím

(Về làng)

Anh bộ đội sau những ngày chiến đấu ngoài mặt trận, hoà bình trở về yêu biết bao màu sắc quê hơng: luỹ tre xanh che chở cho làng, sông Kinh Thầy đã tắm mát tuổi thơ anh bồng bềnh ráng tím. Anh càng thêm yêu quê h- ơng mình hơn, yêu những khung cảnh bình dị mà gần gũi.

Những từ chỉ màu sắc còn đợc lựa chọn ở vị trí ngắt nhịp trong câu: Thế là / bao đồng lúa

Cứ chín vàng / vàng tơi (Cái sân)

Thấy trời / xanh biếc / mênh mông

Cánh cò chớp trắng / trên sông Kinh Thầy (Góc sân và khoảng trời) Cái đuôi vàng / ngoáy tít

Cái mũi đen / khịt khịt

(Sao không về Vàng ơi)

Trong thơ, nhịp không chỉ là nơi để ngừng nghỉ giọng mà còn tạo nên tính nhạc cho thơ. Trần Đăng Khoa đã khéo léo sử dụng các gam màu lồng vào chỗ ngắt nhịp cũng tạo nên điểm nhấn cho câu thơ mang đầy sắc màu.

Từ chỉ màu còn dùng để hiệp vần với những từ khác trong bài thơ, có thể là gọi vần hoặc đáp vần :

Em nhìn mấy bông hoa ngoài cửa Hỏi rằng hoa có nhớ thầy không?

Bông hoa rung nhẹ cánh hồng

Chắc hoa muốn nói mà không nói gì... (Thầy giáo đi bộ đội )

Màu hồng vừa đáp vần với câu trớc vừa hiệp vần với câu sau, tạo nên sự liên kết tự nhiên giữa các dòng thơ.

Em trồng cây lựu xanh xanh

Cuốc kêu cha dứt mà cành đầy hoa. (Cây lựu)

“Xanh” đợc hiệp với “cành” vừa tạo nên sự hoà nhịp vừa nhấn mạnh sức sống của cây lựu đang lên xanh tơi, kết hoa ra màu.

Trên đây là một số vị trí nổi bật khi sử dụng màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa, tuy nhiên không phải từ chỉ màu sắc nào cũng đợc đặt vào những vị trí nh vậy. ở đây chúng tôi chỉ tòm hiểu yếu tố nổi bật góp phần mang lại giá trị trong thơ Trần Đăng Khoa mà thôi. Còn những từ chỉ màu sắc khác có thể nằm ở những vị trí bình thờng nhng chúng vẫn có sự toả sáng làm bừng lên sắc màu.

Chính lớp từ chỉ màu sắc đã mang lại vẻ đẹp cho bức tranh cảnh vật và con ngời thông quê. Đó không chỉ là hình ảnh làng quê của riêng Trần Đăng Khoa, mà nó còn mang ý nghĩa trở thành hình tợng chung cho nhiều miền quê khác. Để mỗi chúng ta khi tiếp xúc với những cảnh vật muôn sắc màu đều tìm thấy hình bóng quê hơng mình trong đó, tất cả thật gần gũi, bình dị mà thân quen. Trần Đăng Khoa đã tạo dựng nên cả một bức tranh muôn màu của sự vật, màu sắc đã tô điểm làm đẹp cho đời.

Một phần của tài liệu Bức tranh làng quê qua từ chỉ màu sắc trong thơ trần đăng khoa (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w