Đa số những quan niệm của HS rất bền vững và khó thay đổi. Nó đã khắc sâu vào nhận thức của HS. Những quan niệm này được hình thành nhờ sự tích lũy dần dần trong cuộc sống hằng ngày và trở thành vốn hiểu biết riêng của mỗi cá nhân. “ Đa số những quan niệm của HS đều sai lệch so với những cái mà HS phải học. Về mặt bản chất chúng không phù hợp với những quan niệm khoa học của những cái được học”. Chính vì quan niệm của HS được hình thành theo cách hiểu biết của mỗi cá nhân nên những tri thức mà học sinh có được chỉ mang tính chủ quan không chính xác. Bên cạnh những QNSL, HS còn có những quan niệm không sai lệch hoặc tính chính xác chưa cao, chưa hoàn chỉnh,...Những quan niệm này có tích tích cực trong dạy học vật lý, nó giúp HS dễ dàng tiếp nhận tri thức một cách nhanh chóng.
Như vậy, “ Đa số quan niệm của HS là sai lệch so với bản chất vật lý, mặt khác chúng có đặc điểm rất bền vững, điều này gây ra những khó khăn cho GV và cả HS trong QTDH. Chính bản thân HS cũng rất khó từ bỏ nếu không có cách giải thích hoặc minh chứng một cách thuyết phục. Nếu chỉ dựa vào những lời thuyết giảng của thầy mà làm cho HS tự giác từ bỏ những quan niệm sai, đồng thời thay vào đó là những tri thức có bản chất trái ngược với cái mình đã có là rất khó khăn. Chính vì thế những trở ngại lớn trong QTDH vật lý là GV phải biết được HS mắc phải những sai lầm gì, đồng thời phải liệt kê, phân loại những sai lầm đó. Sau đó, GV tìm giải pháp, đưa ra những phương án thí nghiệm để chứng tỏ những sai lầm của HS, tạo niềm tin cho HS khi nhận thức về vấn đề cần lĩnh hội.