Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học vật lý thông qua việc khắc phục quan niệm sai lầm của học sinh khi dạy chương ''dòng điện xoay chiều'' vatạ lý 12 nâng cao (Trang 78 - 116)

3.3.3.1. Kết quả định tính

Thái độ của HS trong việc lĩnh hội tri thức, khi GV giảng dạy có vận dụng các biện pháp khắc phục QNSL. Tôi căn cứ vào các dấu hiệu sau:

Sự tập trung chú ý của HS trong các giờ học.

Số HS phát biểu trả lời đúng các câu hỏi nhận thức trong giáo án.

Thái độ HS hào hứng khi đến giờ học vật lý có vận dụng các biện pháp khắc phục QNSL.

3.3.3.2. Tính toán số liệu

Từ kết quả bài kiểm tra cuối đợt TNSP của hai nhóm ĐC và TN, chúng tôi thiết lập được bảng 3.1

Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Lớp Số HS Điểm số (Xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 42 0 3 4 5 6 10 7 3 2 1 1 TN 42 0 0 1 2 3 8 12 6 5 3 2  Bảng 3.2. Bảng % HS đạt điểm xi (%)

Dựa vào số liệu ở bảng thống kê 3.1, ta vẽ biểu đồ 3.1 biễu diễn số HS đạt điểm điểm xi tương ứng nhóm TN và nhóm ĐC.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn số HS đạt diểm xi của TN và nhóm ĐC

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích

Lớp Số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống

0 1 7,1 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 0 7,1 0 28,6 42,9 66,7 83,3 90,5 95,2 97,6 100 Lớp Tổng số HS Số % HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 42 0 7,14 9,52 11,9 14,3 23,8 16,7 7,14 9,52 2,38 2,38 TN 42 0 2,38 2,38 4,76 7,14 19 28,6 14,3 11,9 7,14 4,76

TN 0 0 2,4 7,1 14,3 33,3 61,9 76,2 88,1 96,2 100 Dựa vào số liệu ở bảng 3.3, ta vẽ được đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích của nhóm TN và nhóm ĐC

Biểu đồ 3.2. Đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích

Các tham số cụ thể

Để so sánh và đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cần tính:

- Số trung bình cộng làm tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được

tính theo công thức: 10 0 i i i n X X n = = ∑

Với ni là số HS đạt điểm Xi, Xi là điểm số, n là số HS dự kiểm tra.

- Phương sai: ( )2 2 1 i i n X X S n S − = − ∑ - Độ lệch chuẩn: ( ) 1 2 − − = ∑ n X X n

S i i , S cho biết độ phân tán quanh giá trị X

, S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

Bảng 3.4. Các tham số thống kê của bài kiểm tra

Nhóm Số HS Điểm trung bình X Độ lệch chuẩn S

ĐC 42 4,48 2,13

TN 42 5,74 1,89

Dựa vào các thông số tính toán ở trên, bảng tổng hợp các thông số đặc trưng (bảng 3.4) và đồ thị đường luỹ tích (đồ thị 3.2), chúng tôi rút ra được các nhận xét sau:

- Điểm trung bình X của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao. STN < SĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC (Bảng 3.4).

- Đường tích luỹ ứng với nhóm TN nằm bên phải, phía dưới đường tích luỹ ứng với nhóm ĐC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Như vậy kết quả học tập của nhón TN cao hơn kết quả học tập của nhóm - ĐC. Tuy nhiên kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để có độ tin cậy cao hơn chúng ta cần kiểm định thông kê.

3.3.3.3 Kiểm định giả thuyết thống kê

- Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa XTNXĐClà không có ý nghĩa thống kê (Hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên không thực chất).

Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa XTNXĐC là có ý nghĩa thống kê . Tính đại lượng kiểm định t theo công thức:

ĐC TN ĐC TN p ĐC TN n n n n S X X t + − = . (1) Với 2 ) 1 ( ) 1 ( 2 2 − + − + − = ĐC TN ĐC ĐC TN TN p n n S n S n S (2)

Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn tαđược tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f =nTN +nĐC−2

- Nếu ttα thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. - Nếu ttα thì bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0.

Vận dụng các công thức (1) và (2) tính toán ta được Sp = 2,0 và t = 2,88. Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = nTN + nĐC - 2 = 42 + 42 - 2 = 82, ta có: tα = 2,0. Như vậy rõ ràng t > tα

Do đó ta có thể kết luận: bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, HS nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS nhóm đối chứng. Vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng với mức ý nghĩa 0,05.

Vậy, qua kết quả thực nghiệm cho thấy HS ở lớp ĐC còn mắc phải những QNSL nhiều hơn HS lớp TN. Điều này cho phép chúng tôi kết luận rằng dạy học theo tiến trình mới sẽ giúp HS khắc phục được những QNSL về các hiện tượng, khái niệm vật lí tốt hơn. Kết quả học tập được nâng cao, điền này chứng tỏ HS nắm vững kiến thức, hiểu đúng vấn đề và vận dụng tốt. Vì thế, để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, GV cần phát hiện quan niệm HS và tìm ra phương pháp khắc phục quan niệm để HS hiểu đúng theo quan điểm khoa học.

Kết luận chương 3

Qua kết quả TNSP, từ việc tổ chức, quan sát và phân tích quá trình diễn biến của các giờ dạy TN kết hợp với kết quả thu được từ bài kiểm tra, chúng tôi đưa ra một số kết như sau:

Chúng tôi đã xác định đúng mục đích, nhiệm vụ và nội dung của TN sư phạm. Việc chọn mẫu TN đã được chúng tôi tiến hành đúng quy trình và chuẩn xác. Chúng tôi đã tiến hành dạy TN theo tiến trình khắc phục QNSL của HS đã được thiết kế ở chương 2. Trong quá trình dạy TN đã được chúng tôi quan sát, ghi chép đầy đủ theo yêu cầu đưa ra ở mục 3.3.2.

Sau đợt dạy TN, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, lấy kết quả và xử lí kết quả. Việc tiến hành xử lí kết quả thực nghiệm đã được chúng tôi tiến hành đúng phương pháp thống kê.

Trên cơ sở của những số liệu đã có, chúng tôi đã kiểm định giả thuyết thống kê. Kết quả, điểm trung bình của nhóm TN cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng có ý nghĩa. Điều đó cho thấy tính thực tiễn của đề tài chấp nhận được.

Như vậy, trong QTDH, GV cần tìm hiểu xem HS có những quan niệm gì liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Dựa trên những quan niệm có sẵn của HS, GV cần phát huy những quan niệm đúng, đồng thời khắc phục những QNSL. Những QNSL

được thay thế vào đó là những kiến thức vật lí đúng đắn. HS có thể vận dụng kiến thức vào đời sống và khoa học kĩ thuật được chuẩn xác. Đồng thời, nền tảng của kiến thức vật lý được xây dựng vững chắc để HS tiếp tục nghiên cứu sau này. Việc dạy học theo tiến trình đã được xây dựng ở chương 2 giúp GV hiểu được nhiều hơn về HS của mình, tạo ra được không khí dạy học, tránh gây mọi áp lực từ phía GV lên HS. GV hạn chế sử dụng phương pháp thuyết trình. HS hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra kiến thức mới.

KẾT LUẬN

Từ việc xác định mục đích nghiên cứu và những nhiệm vụ đặt ra của đề tài, trãi qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đạt được những kết quả như sau:

1. Chúng tôi đã làm sáng tỏ có sự tồn tại của những quan niệm HS và đa số là những QNSL. Những quan niệm thường gây ảnh hưởng đến QTDH và cả những quá trình nghiên cứu vật lý sau này của HS. Do vậy cần phải khắc phục chúng trong QTDH vật lý.

Việc vận dụng chu trình nhận thức khoa học vào xây dựng tiến trình vật lý của HS đã được chúng tôi làm rõ trong đề tài. Nếu đặt mạnh chu trình sáng tạo khoa học được phát huy trong dạy học thì việc khắc phục QNSL của HS sẽ đạt hiệu quả.

2. Các tình huống học tập được sử dụng trong dạy học sẽ kích thích và tạo ra được tích cực của HS trong hoạt động nhận thức. Đó là tiền đề để HS dễ dàng bộc lộ quan niệm riêng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV nắm bắt được tình hình đối tượng HS. Từ đó, phương pháp và phương tiện dạy học sẽ được GV lựa chọn và sử dụng hợp lí với từng đối tượng HS.

3. Chúng tôi đã tiến hành điều tra QNSL của HS về dòng điện xoay chiều với 84 HS lớp 12 nâng cao tại trường THPT Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Qua kết quả thu được, chúng tôi đã phát hiện được những QNSL thường gặp ở HS trước khi nghiên cứu về dòng điện xoay chiều (ở chương 1).

4. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1, chúng tôi đã xây dựng được tiến trình nhận thức vật lý của HS theo hướng khắc phục QNSL của HS. Đồng thời, chúng tôi đã đề xuất quy trình bao gồm năm bước của quá trình khắc phục QNSL của HS trong dạy học.

5. Chúng tôi đã thiết kế và biên soạn được ba giáo án cụ thể, trong đó có sử dụng phương pháp khắc phục QNSL của HS. Các giáo án đã được tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp thực nghiệm ở trên.

6. Để kiểm tra tính khả thi của đề tài, chúng tôi đã tiến hành TN, kiểm tra và xử lí kết quả kiểm tra bằng phương pháp thống kê. Sau khi xử lí kết quả, chúng tôi thấy điểm trung bình của HS nhóm TN cao hơn điểm trung bình của HS nhóm ĐC

một cách có ý nghĩa. Điều này cho phép chúng tôi khẳng định rằng giả thuyết khoa học của đề tài mà chúng tôi đưa ra là đúng đắn. Đồng thời đề tài cũng có tính khả thi và có thể vận dụng rộng rãi ở nhiều lớp, nhiều trường khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lương Duyên Bình (2006). Vật lý đại cương tập 2. NXB Giáo dục.

[2]. Nguyễn Kim Dũ (2007). Bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều lớp 12 THPT. Luận văn thạc sỹ Giáo dục học. Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3]. Nguyễn Đình Đoàn (1999). Chuyên đề bồi dưỡng vật lý 12. Phần điện xoay chiều. NXB Đà Nẵng.

[4]. Bùi Quang Hân (1995). Giải toán vật lý 12 tập 2. NXB Giáo dục.

[5]. Bùi Quang Hân, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyến (2008). Luyện giải bài tập trắc nghiệm vật lý 12 tập 1. NXB Giáo dục.

[6]. Nguyễn Đức Hiệp, Vũ Thanh khiết, Nguyễn Thế Khôi, Vũ Đình Túy (2004).

Tuyển tập bài tập vật lý nâng cao THPT tập 5. NXB Giáo dục.

[7]. Hà Hùng (1997). Các phương tiện thí nghiệm dạy học vật lý. Đại học sư phạm vinh.

[8]. Trần Trọng Hưng (1998). Phân loại và phương pháp giải toán vật dòng điện xoay chiều. NXB Trẻ.

[9]. Trần Trọng Hưng (1997). 289 bài toán dòng điện xoay chiều 12. NXB Trẻ. [10]. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp,Nguyễn Ngọc Hưng,

Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư (2008).

Bài tập vật lý 12 nâng cao. NXB Giáo dục.

[11]. Nguyễn Quang Lạc (1995). Lý luận dạy học hiện đại ở trường THPT. Đại Học Vinh.

[12]. Nguyễn Quang lạc (1995). Didactic vật lý. Đại Học Sư Phạm Vinh.

[13]. Trần Quang Phú (1989). Tuyển tập 351 bài toán vật lý ôn thi đại học. Sở giáo dục thành phố HCM.

[14]. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước (2001). Logic học trong dạy học vật lý. Đại Học Vinh.

[15]. Lê Văn Thông (1997). Tuyển tập các bài toán vật lý. NXB Trẻ.

[16]. Mai Chánh Trí, Ngô Ngọc Thủy (2009). Chuyên đề bồi dưỡng vật lý 12 phần dòng điện xoay chiều. NXB Giáo dục Việt Nam.

[17]. Nguyễn Hữu Toàn (2009). Nghiên cứu khắc phục quan niệm sai lầm của học sinh về các lực trong chương trình vật lý THPT thông qua thí nghiệm. Luận văn thạc sĩ Giáo dục học. Trường ĐHSP Huế.

[18]. Thái Duy Tuyên (2006). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Nguyễn Trọng sửu (2008). Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn vât lý. NXB Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Nguyễn Thành Vinh (2008). Nâng cao chất lượng dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 cơ bản ở các trường THPT miền núi, tỉnh Nghệ An với sự trợ giúp của máy vi tính và các thiết bị ngoại vi. Luận văn thạc sỹ Giáo dục học. Trường Đại Học Vinh.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN NIỆM CỦA HỌC SINH VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 12 NÂNG CAO THPT

Họ và tên:……… Trường………Ban...Lớp...

Hãy đọc kỹ các câu hỏi bên dưới và đánh dấu X vào các ô tương ứng cho phù hợp với những vấn đề cần chọn cho từng câu hỏi.

Câu hỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

A B

C D

Câu 1:Chọn câu đúng

A. Dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian là dòng điện xoay chiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian là dòng điện xoay chiều.

C. Dòng điện có chiều biến đổi tuần hoàn theo thời gian là dòng điện xoay chiều.

D. Dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian là dòng điện xoay chiều.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về dòng điện xoay chiều là không đúng?

A. Hiệu điện thế biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là hiệu điện thế xoay chiều. B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

C. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở

thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.

Câu 3: Trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, biểu thức nào sau đây là đúng? A. U = UR + UL + UC B. u = uR + uC + uL

C. U2 = 2 2 2

R L C

U +U +U D. U = UR - UL - UC

Câu 4: Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u1, u2 và u3 lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là

A. 2 1 2 ( ) u i R L C ω ω = + − . B. i u C= 3ω . C. i u1. R = D. u2 i L ω = . Câu 5: Chọn câu Đúng.

A. Tụ điện cho cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đi qua. B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ biến thiên sớm pha π/2 đối với dòng điện. C. cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều qua tụ điện tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện.

D. Dung kháng của tụ điện cũng có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều.

Câu 6: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì:

A. Dung kháng tăng. B. Cảm kháng giảm. C. Điện trở tăng.

D. Dung kháng giảm và cảm kháng tăng.

Câu 7: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào

A. hiện tượng tự cảm.

B. hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. khung dây quay trong điện trường. D. khung dây chuyển động trong từ trường.

Câu 8: Đặt điện áp u = U0cosωt có ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi ω < 1

LC thì

A. điện áp hiệu dung giữa hai đầu điện trở thuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học vật lý thông qua việc khắc phục quan niệm sai lầm của học sinh khi dạy chương ''dòng điện xoay chiều'' vatạ lý 12 nâng cao (Trang 78 - 116)