1.3.6.1. Sự cần thiết phải khắc phục quan niệm sai lầm của học sinh
Quan niệm HS chính là vốn tri thức mà bản thân HS tự rút ra từ những kinh nghiệm cuộc sống. Nó được hình thành một cách chủ quan trong mỗi HS nên đa số là những QNSL. Mặc khác những quan niệm này tồn tại rất bền vững trong suốt quá trình nhận thức của HS. Bản thân HS không thể chủ động tự mình khắc phục được những QNSL đó.
Mục tiêu của việc dạy học là làm cho HS phát triển toàn diện, tiếp thu một cách đúng đắn những tri thức mà nhân loại tìm ra. Đồng thời những tri thức đó phải ứng dụng được vào đời sống, lao động sản xuất và trong kỹ thuật.
Dạy học là sự xây dựng cái mới trên nền cái cũ. Nhưng cái cũ phải được sửa chữa đúng đắn để làm nền tảng cho cái mới phát triển. Để mang lại hiệu quả khả quan cho việc dạy học, GV cần nắm rõ tình hình HS, biết được những tri thức trước
đó của HS. Từ đó, GV phải đưa ra phương pháp sư phạm hợp lí cho việc dạy học, sao cho những QNSL thường gặp ở HS phải được khắc phục, giúp HS hiểu đúng, vận dụng đúng những vấn đề đã được nghiên cứu.
Vì vậy, trong QTDH việc phát hiện và khắc phục QNSL của HS là rất cần thiết, giúp HS thu nhận tri thức có hệ thống, có chọn lọc và đúng đắn theo quan điểm khoa học. Bản thân “ học “ không chỉ là học ở trường phổ thông mà sau này còn học lên cao hơn nữa, những kiến thức mà HS thu nhận được ở trường phổ thông là nền tảng cho việc nghiên cứu sau này.
1.3.6.2. Thí nghiệm vật lý
QTDH vật lý gắn liền với các hiện tượng vật lý. Những hiện tượng trong tự nhiên mà HS quan sát không ở dạng thuần khiết. Sự quan sát đó không có chủ định, nên kết quả mang lại cho HS những kiến thức không chính xác hoặc chưa hoàn chỉnh. Những kiến thức đó chỉ là những kiến thức tiền khoa học, không đủ để tiếp tục nghiên cứu chương trình vật lý phổ thông. Nó chỉ là kết quả của những cách nghĩ, cách nhìn chủ quan của HS, không đúng theo qui luật khoa học.
Khi các đại lượng vật lý nào đó được nghiên cứu về mối quan hệ giữa chúng với nhau thì điều kiện thì điều kiện thí nghiệm phải có sự ràng buộc giữa các đại lượng vật lý đó. Nghĩa là các đại lượng vật lý khác không liên quan đến đại lượng cần nghiên cứu bắt buộc phải không đổi, mặc dù điều kiện thí nghiệm có thay đổi. Vấn đề này tiến hành thực hiện được trong QTDH chỉ nhờ vào thí nghiệm vật lý. Bởi vì, thí nghiệm vật lý diễn ra dưới dạng thuần khiết, có chủ định, điều kiện thí nghiệm khống chế được theo dự định của HS.
Thí nghiệm vật lý mang lại kết quả trung thực, rõ ràng và dễ tiếp thu để trở thành kiến thức cho bản thân. Chính bản thân HS đã chủ định trong quan sát hiện tượng, thay đổi điều kiện của thí nghiệm nhưng kết quả vẫn không đổi. Điều này chứng tỏ rằng kiến thức mà kết quả thí nghiệm đem lại cho HS là chính xác, đúng đắn, nó sẽ được bổ sung hoặc thay thế cái trước đó.
Do tính trực quan của thí nghiệm, HS quan sát được, tính toán được trực tiếp trên những số liệu từ thí nghiệm. Thí nghiệm được lập đi, lập lại nhiều lần nhưng
hiện tượng xảy ra, kết quả mang lại không đổi. Mặc khác tự HS đã tiến hành nghiên cứu ngay trên đối tượng, điều này tạo ra độ tin cậy cho HS. HS sẽ đặt niềm tin vào kiến thức mà chính mình vừa thu nhận được. Lúc này chân lý khoa học đã được hình thành ở HS, những kiến thức mà HS vừa thu nhận được sau quá trình nghiên cứu từ thí nghiệm sẽ được thay thế hoặc bổ sung những kiến thức mà HS đã có trước đó. Nghĩa là QNSL của HS được khắc phục từ những kiến thức đúng đắn.
1.3.6.3. Tăng cường hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học
- Tăng cường tính trực quan sinh động, tính hiện thực của các hiện tượng
Môn học vật lý là môn học thực nghiệm, do đó nó rất trực quan sinh động, và thể hiện rõ tính hiện thực khách quan, khi ta biết kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học và phương pháp thực nghiệm trong dạy học.
Bằng những thủ pháp suy diễn và qui nạp các thao tác tư tuy trí tuệ như khái quát hóa, tư duy trừu tượng và sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học, HS sẽ cảm nhận, các hiện tượng vật lý một cách cụ thể rõ ràng, đơn giản hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức. Từ đó học sinh nắm các hiện tượng vật lý một cách chân thực khách quan trong việc nghiên cứu các hiện tượng vật lý. Từ đó các em tự điều chỉnh những quan niệm chưa đúng hoặc bổ sung các quan niệm chưa chính xác trở thành chính xác và đầy đủ hơn.
- Tăng cường tính chính xác khoa học trong việc nghiên cứu các định luật vật lý
Bằng những phương tiện thí nghiệm, có thể tạo ra trong quá trình dạy học những khả năng tối ưu để xác định định lượng các đại lượng vật lý một cách chính xác. Trên cơ sở những giá trị định lượng các đại lượng vật lý, để từ đó suy diễn, tìm ra định luật, phát biểu định luật, thể hiện định luật qua các mô hình là hoàn toàn chính xác và khách quan.
Trong điều kiện hiện nay, phương tiện dạy học ngày càng được cải tiến, hiện đại hóa, thì việc xác định định lượng các đại lượng vật lý ngày càng chính xác hơn, gúp HS làm sáng tỏ những QNSL mà đã hình thành từ trước của họ.
- Củng cố xây dựng lòng tin vào khoa học
Việc dạy học vật lý chỉ phụ thuộc đến những phương tiện tối thiểu thường gọi là dạy chay. Tuy rằng bằng lập luận, diễn giảng cũng có thể rút ra định luật vật lý. Với những học sinh khá một tí, cũng có thể bằng những thí nghiệm tưởng tượng này mà rút ra định luật vật lý. Nhưng tất nhiên hoàn lý thuyết, có phần nào mang tính áp đặt, do không tránh khỏi sự nghi ngờ của HS đối số liệu vật lý.
Cũng nhờ phương tiện đó, mà tạo cho HS lòng khát khao khám phá thế giới khoa học, nhận thức về các qui luật sinh tồn và phát triển của thế giới tự nhiên nói chung và môn vật lý nói riêng.
1.3.6.4. Tổ chức hoạt động nhóm
Mỗi đơn vị bài học vật lý có thể xem như một đề tài khoa học hay một đề tài nghiên cứu, và người tham gia nghiên cứu là HS. Do đó, hoạt động chính trên lớp là các hoạt động của HS bao gồm:
+ Trả lời câu hỏi: HS trả lời các câu hỏi đã được chuẩn bị. Hoạt động này dành cho trường hợp trả lời câu hỏi gợi mở.
+ Chất vấn: HS thắc mắc với các thành viên khác trong lớp hoặc với GV về những vấn đề chưa thông suốt.
+ Phát biểu: Nêu nhận xét hoặc suy nghĩ của các cá nhân đối vấn đề đang được phân tích.
+ Tranh luận: Bằng những lý luận trên các cơ sở các kiến thức đã được học, những thông tin thu thập được để bảo vệ quan điểm cá nhân hoặc để phản đối quan điểm của người khác nhằm xác định tính đúng đắn của vấn đề.
+ Thảo luận: Các thành viên trong nhóm trao đổi thông tin tự thu tập cho nhau, đặc biệt là những câu hỏi đào sâu vào nội dung và vận dụng.
+ Trình bày: Để trả lời những câu hỏi nắm vững kiến thức hoặc giải các bài tập định lượng, nhất thiết HS phải đứng trước lớp thuyết trình, vì câu trả lời không đơn thuần là những nội dung in sẵn trong sách giáo khao mà là sự phối hợp giữa kiến thức mới và cũ, giữa quan niệm chung và riêng, giữa lý thuyết và thực hành.
Trong quá trình trình bày, có thể cần phải tiến hành thí nghiệm chứng minh. Việc này cũng sẽ được thực hiện song song với thuyết trình bởi chính HS. GV chỉ hỗ trợ qua việc hướng dẫn các bước thực hiện thí nghiệm hoặc giúp đỡ một vài thao tác.
Sau phần trình bày của một HS là phần nêu lên câu hỏi thắc mắc và tranh luận từ các HS khác hoặc của GV. Mọi hoạt động trong giờ thảo luận sẽ được GV định hướng theo chiều nhằm để HS tự xác nhận tính đúng đắn và chân thật của vấn đề, không gò bó tư duy hoặc buộc phải chấp nhận một vấn đề nào. Muốn cho tất cả HS đều tích cực tham gia các hoạt động, GV có thể tác động bằng cách yêu cầu trực tiếp một cá nhân đại diện trình bày, và kết quả sẽ được đánh giá chung cho cả nhóm.
Cuối mỗi đơn vị bài học, GV tổng kết lại toàn bài và cho nhận xét về tiết học, bao gồm các công việc cụ thể sau:
+ Giải đáp thắc mắc.
+ Hiệu chỉnh sai lệch, nhằm lẫn trong suy nghĩ của HS. Giúp học sinh vận dụng vào thực tế nhằm khắc phục những QNSL trước đó.
1.3.6.5. Phát huy vai trò của bài tập vật lý
Việc giảng dạy vật lý trong các trường phổ thông không chỉ làm cho học sinh hiểu được một cách sâu sắc đầy đủ những kiến thức qui định trong chương trình, mà còn phải làm cho các em biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và những vấn đề của thực tiễn cuộc sống đặt ra. Muốn vậy cần phải thường xuyên rèn luyện cho học sinh thói quen và kỹ năng, kỹ xảo vận dụng những kiến thức đã họcvào cuộc sống hằng ngày.
Kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của những kiến thức mà học sinh thu nhận được.Bài tập vật lý với chức năng là một phương pháp dạy học, có một vị trí đặc biệt quantrọng trong việc giảng dạy vật lý ở trường phổ thông.
Trước hết bài tập vật lý giúp học sinh hiểu sâu hơn những kiến thức vật lý, biếtphân tích chúng và ứng dụng vào thực tiễn và đời sống. Trong nhiều trường hợp, dù giáo viên cố gắng trình bày tài liệu một cách mạch lạc, hợp logic, phát biểu định
luậtchính xác, làm thí nghiệm đúng các yêu cầu, quy tắc và cho ra kết quả chính xác đi nữa. Thì đó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để học sinh hiểu sâu và nắm vững kiến thức. Chỉ có thông qua các bài tập ở hình thức này hay hình thức khác,nhằm tạo điều kiện cho học sinh tự lực vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau, thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắchoàn thiện và biến thành vốn riêng của các em.
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do bài tập đặt ra học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa... để giảiquyết các vấn đề, do đó tư duy của học sinh có điều kiện được rèn luyện và phát huy. Vìthế có thể nói bài tập vật lý là một phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động, tính kiên trì trong khắc phục khókhăn của học sinh.
Bài tập vật lý là cơ hội để giáo viên đề cập đến những kiến thức mà trong giờ học không có điều kiện để đề cập, nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu cho học sinh. Giúp cho việc thu nhận kiến thức của các em được chặt chẽ, logic và có hệ thống.
Để giải các bài tập học sinh phải nhớ lại những kiến thức vừa mới học, phải vận dụng những kiến thức của nhiều phần, nhiều chương khác nhau (nhất là đối với bài tậpcó nội dung tổng hợp), hoặc phải đào sâu một khía cạnh nào đó của kiến thức, do đó bàitập là một hình thức ôn tập, hệ thống hóa kiến thức rất có hiệu quả.
Ngoài ra nếu xét về mặt điều khiển hoạt động nhận thức, ta thấy bài tập còn là mộtphương tiện tốt để kiểm tra việc thu nhận kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS.