Phương pháp định loại ong ký sinh

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu khoang (spodoptera littura fabricius) hại lạc ở lạc ở vùng đồng bằng nghệ an (Trang 34 - 35)

Phương pháp định loại côn trùng ký sinh dựa theo E. Mayer (1969) [18].

Bước Nội dung

Chuẩn bị Phân chia các mẫu ong ký sinh thành các dạng hình thái giống nhau (phenon), lưu ý các mẫu vật ong ký sinh được vũ hoá từ một vật chủ được để riêng (bao gồm phenon con cái, phenon con đực).

Bước 1. Xác định họ ong ký sinh (ví dụ họ Eulophidae)

Tra khoá định loại để xác định họ ong ký sinh (dựa theo tài liệu chuyên khảo về ong ký sinh bộ Hymenoptera, phân bộ Chalcidoidea).

Bộ Hymenoptera -> phân bộ Chalcidoidea -> họ Eulophidae (Goulet H., Huber J. T., 1993)[60].

Bước 2. Xác định giống ong ký sinh (ví dụ giống Euplectrus)

Tra khóa định loại để xác định giống ong ký sinh (dựa theo tài liệu chuyên khảo về ong ký sinh họ Eulophidae).

Họ Eulophidae -> Giống (Burks R. A., 2003) [52].

Bước 3. Xác định loài ong ký sinh (ví dụ Euplectrus xanthocephalusGirault) Tra khoá định loại để xác định loài ong ký sinh (dựa theo tài liệu chuyên khảo về ong ký sinh các giống thuộc họ Eulophidae)

Giống Euplectrus -> Loài Euplectrus xanthocephalus Girault (Chao-Dong Zhu and Da-Wei Huang, 2002) [55].

Bước 4. Đối chiếu các đặc điểm của mẫu vật với đặc điểm chuẩn loại của loài (Diagnosis)

Bước 5. Đối chiếu các đặc điểm của mẫu vật với các đặc điểm mô tả của loài ở cả con cái và con đực.

Bước 6. Đối chiếu đặc điểm của mẫu vật với các hình vẽ định loại.

Bước 7. Đối chiếu kích thước đo đếm của mẫu vật với kích thước của loài. Bước 8. Kiểm tra vùng phân bố địa lý của loài và kiểm tra vật chủ ký sinh của loài.

Kiểm tra sự phân bố địa lý của loài trong các tài liệu định loại: Nếu loài đã xác định có phân bố ở Việt Nam hay ở các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc,… hoặc vùng Đông Phương (Orient), thì bước định loại sơ bộ xem như đã hoàn thành. Khi loài đã xác định chỉ phân bố ở vùng địa lý động vật khác với vùng Đông Phương thì có khả năng nghi ngờ, bởi vậy phải quay lại xác định từ đầu.

Bước 9. Đối chiếu mẫu vật với loài đã xác định của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (PGS TS. Khuất Đăng Long thẩm định) và Viện Bảo vệ Thực vật (PGS TS. Phạm Văn Lầm thẩm định).

(Bộ mẫu côn trùng ký sinh ở Phòng BVTV, Khoa Nông Lâm Ngư) Bước 10. Mô tả loài và chụp ảnh, vẽ các đặc điểm theo vật mẫu.

Lưu giữ vật mẫu (khô và trong cồn 700).

Tài liệu định loại

Định loại ong, ruồi ký sinh chủ yếu dựa vào các tài liệu chuyên khảo của Ashmead W.H. (1904), Burks R.A. (2003), Chao-Dong Zhu, Da-Wei Huang (2001, 2002), Mani M.S., Saraswat G.G. (1972), Mohammad H., Mehdi H.S. (2004), Ubaidillah R. (2003), Khuất Đăng Long (2007) [52, 53, 55, 56, 68, 70, 81].

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu khoang (spodoptera littura fabricius) hại lạc ở lạc ở vùng đồng bằng nghệ an (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w