Vị trí số lượng và chất lượng của các loài côn trùng ký sinh sâu khoang

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu khoang (spodoptera littura fabricius) hại lạc ở lạc ở vùng đồng bằng nghệ an (Trang 44 - 46)

tài luận văn, cho thấy Nguyễn Thị Hiếu (2004) nghiên cứu ở Diễn Châu, Nghi Lộc tỉnh Nghệ An thu thập được 8 loài của 5 họ thuộc hai bộ (bộ Hymenoptera và bộ Diptera). Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Hồng (2007) ở Nghi Lộc cho thấy thành phần loài ký sinh sâu khoang năm 2006 - 2007 ở Nghi Lộc thu thập được 14 loài của 4 họ thuộc 2 bộ (bộ Hymenoptera, bộ Diptera); Trong đó các loài chiếm tỷ lệ cao nhất là M. manilae Ashmead (chiếm 38,83% tổng số cá thể thu được).

Kết quả nghiên cứu năm 2007 – 2008 ở Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn tỉnh Nghệ An thu thập được 19 loài côn trùng ký sinh sâu khoang của 6 họ thuộc 2 bộ; trong đó bộ Hymenoptera có 17 loài thuộc 5 họ, bộ Diptera có 2 loài thuộc họ Tachinidae; Trong đó loài Oomyzus sp2. chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 30,24 % tổng số cá thể thu được).

Sự khác nhau của các kết quả nghiên cứu về thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang ở Nghệ An: Kết quả nghiên cứu của Phạm thị Vượng (1993) tìm thấy 5 loài, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiếu (2004) tìm thấy 8 loài, kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Hồng (2007) tìm thấy 14 loài và kết quả nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy 19 loài. Sự khác nhau về số loài là do các tác giả trước đây nghiên cứu côn trùng ký sinh các loài sâu cánh vảy hại lạc, bao gồm các loài sâu khoang, sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu đo, còn đề tài này tập trung nghiên cứu côn trùng ký sinh sâu khoang hại lạc. Vì tập trung nghiên cứu nên đề tài này đã tìm thấy một số loài mà các đề tài khác chưa tìm thấy, như 3 loài ong của giống Microplitis (trước đây chỉ tìm thấy 1 loài M. manilae), ong ký sinh trứng sâu khoang (Telenomus sp.).

3.1.2. Vị trí số lượng và chất lượng của các loài côn trùng ký sinh sâu khoang khoang

Theo Vũ Quang Côn (2007)[48] đặc điểm số lượng của loài ký sinh trong một tập hợp có thể biểu hiện như số lượng tương đối của các cá thể trưởng thành khi so sánh với các loài khác nhau; đặc điểm chất lượng là mức độ nhiễm

ký sinh của vật chủ, điều này phản ánh chức năng của nó khi so sánh với các loài khác trong một tập hợp ký sinh.

Trên cơ sở những đặc điểm này, tiến hành nghiên cứu nhằm xác định vị trí số lượng và chất lượng của các loài ký sinh trong tập hợp ký sinh sâu non sâu khoang tại các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn tỉnh Nghệ An, kết quả được thể hiện qua (Bảng 3.2.).

Trong tổng số 19 loài côn trùng ký sinh thuộc 2 bộ Hymenoptera và Diptera về mặt chất lượng thì loài Oomyzus sp1. chiếm vị trí cao nhất (chiếm 30,24% tổng số loài ký sinh), sau đó đến loài Euplectrus xanthocephalus (chiếm 25,25% tổng số loài ký sinh), thấp nhất là 2 loài Ichneumon sp. và Exorista sp1. mỗi loài chỉ chiếm 0,11% tổng số loài ký sinh.

Bảng 3.2. Vị trí số lượng và chất lượng của các loài côn trùng ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc ở Nghệ An, 2007 – 2008

TT Tên loài ký sinh

Số con cái (n1) Số con đực (n2) Tổng số ong (n3) Tỷ lệ (%) Bộ Hymenoptera

1 Microplitis aprila Austin et Dan. 10 4 14 1,56 2 Microplitis manilae Ashmead 24 14 38 4,30 3 Microplitis pallipides Szepligeti 22 3 25 2,83

4 Opius sp. 2 2 4 0,45

5 Charops bicolor (Szepligeti) 2 1 3 0,34

6 Ichneumon sp. 0 1 1 0,11

7 Diatora prodeniae Ashmed 2 5 7 0,79

8 Elasmus sp1. 67 22 89 10,10

9 Elasmus sp2. 6 0 6 0,68

10 Euplectrus xanthocephalus Girault 113 110 223 25,25

11 Oomyzus sp1. 7 5 12 1,36

12 Oomyzus sp2. 203 64 267 30,24

13 Oomyzus sp3. 46 47 93 10,53

14 Stenomesius japonicus (Ashmead) 24 0 24 2,72 15 Trichomalopsis sp. 3 3 6 0,68

16 Pteromaliadae sp. 1 1 2 0,23 17 Telenomus sp. 23 22 45 5,09 Bộ Diptera 18 Exorista sp1. 18 5 23 2,60 19 Exorista sp2. 1 0 1 0,11 Tổng số 574 309 883 100

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu khoang (spodoptera littura fabricius) hại lạc ở lạc ở vùng đồng bằng nghệ an (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w