Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của ong E xanthocephalus

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu khoang (spodoptera littura fabricius) hại lạc ở lạc ở vùng đồng bằng nghệ an (Trang 58 - 59)

Như vậy trong ba ngưỡng nhiệt độ 200C, 60%RH; 250C, 68%RH điều kiện tủ định ôn và 28,730C, 71,43%RH điều kiện phòng thí nghiệm, vòng đời của ong E. xanthocephalus ngắn có thể là đặc điểm của ong ngoại ký sinh và là yếu tố thuận lợi cho sự gia tăng quần thể và nhân nuôi ong này để phòng trừ sâu khoang hại cây trồng.

3.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của ong E. xanthocephalus xanthocephalus

Số liệu thực nghiệm ở (bảng 3.6; 3.7; 3.8.) cho thấy, nhiệt độ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự phát triển của các pha phát dục của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu non sâu khoang.

Ở nhiệt độ 200C, độ ẩm 60%RH thời gian phát dục của pha trứng là 4,00 ± 0,08 ngày; trong khi đó ở nhiệt độ 250C, 68%RH thời gian phát dục pha trứng giảm xuống 2,64 ± 0,06 ngày; còn ở nhiệt độ 28,730C, 71,43%RH thì thời gian phát dục của pha trứng chỉ còn 1,87 ± 0,46 ngày.

Đối với pha nhộng có thời gian phát dục dài nhất trong một vòng đời. Ở nhiệt độ 200C là 11,79 ± 0,64 ngày, khi nhiệt độ tăng lên 250C thì thời gian phát dục của nhộng chỉ còn 8,12 ± 0,29 ngày, và ở nhiệt độ 28,730C thời gian phát dục giảm xuống 5,11 ± 0,61 ngày.

Như vậy nhiệt độ càng cao thì vòng đời của E. xanthocephalus càng ngắn. Toàn bộ một vòng đời của ong E. xanthocephalus nhiệt độ 28,730C chỉ có 10,70 ± 0,40 ngày, ở 250C vòng đời tăng lên được 14,95 ± 0,09 ngày, nhưng ở nhiệt độ 200C vòng đời dài đến 21,28 ± 0,06 ngày,

Đặc tính này cho thấy, có thể điều chỉnh vòng đời ong sao cho phù hợp trong quá trình nhân nuôi bằng cách tăng hoặc giảm nhiệt độ.

Hình 3.5.Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến thời gian phát triển của các pha của ong E. xanthocephalus

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu khoang (spodoptera littura fabricius) hại lạc ở lạc ở vùng đồng bằng nghệ an (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w