Trong tất cả các pha phát dục của E. xanthocephalus nhiệt độ thềm sinh học của pha trứng là cao nhất 10,290C, rồi đến pha nhộng 8,530C, trước đẻ trứng lần thứ nhất là 5,000C, và thấp nhất là pha ấu trùng chỉ có 3,770C.
Nhiệt độ thềm nếu tính cả vòng đời là 7,960C.
Bảng 3.9. Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm của ong E. xanthocephalus
Pha phát dục Nhiệt độ thềm (0C) Tổng nhiệt hữu hiệu (độ ngày) Trứng 10,29 38,84 Âu trùng 3,77 83,32 Nhộng 8,53 110,51 Trước đẻ trứng lần 1 5,00 7,20 Vòng đời 7,96 236,77
Đối với tổng nhiệt hữu hiệu thì pha nhộng lại cao nhất 110,51 độ ngày, rồi đến tổng pha ấu trùng 83,32 độ ngày, trước đẻ trứng lần thứ nhất là 7,20 độ ngày, thấp nhất là pha trứng 38,84 độ ngày.
Tổng nhiệt hữu hiệu cho cả vòng đời là 236,77 độ ngày.
Xác định tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Trong nhân nuôi, căn cứ vào nhiệt độ thềm có thể tiến hành lưu giữ ở một pha nào đó và thường là lưu giữ ở pha nhộng của vật chủ. Nhờ đó, có thể chủ động duy trì được nguồn ong trong quá trình nhân nuôi.
Tại mỗi địa phương có nhiệt độ trung bình khác nhau, dựa vào đó có thể xác định được số thế hệ của ong E. xanthocephalus trong một năm. Ví dụ, ở Vinh (Nghệ An) có nhiệt độ trung bình 24,90C, có thể xác định được số thế hệ của ong E. xanthocephalus trong một năm tại Vinh là:
Khi biết được tổng nhiệt hữu hiệu hay nhiệt độ thềm của sâu hại vật chủ và loài ký sinh (như E. xanthocephalus) có thể xác định mối tương quan hay tương thích về số thế hệ của ký sinh vật chủ trong năm.
Tổng nhiệt hữu hiệu hay nhiệt độ thềm sinh học của côn trùng có thể là một trong những cơ sở để nhập nội loài côn trùng đó từ vùng bản địa đến nơi mới.