- Chi cho khoa học và
32 Chiếm khoảng 40% trong tổng nguồn năng lượng sử dụng (theo IEA)
hoạch ñịnh chính sách ở các quốc gia, các tổ chức và các thể chế quốc tế cần quan tâm nhiều hơn tới vấn ñề năng lượng toàn cầu và giải quyết vấn ñề này một cách toàn diện, có sự phối hợp. Phải phát triển các kế hoạch ở trình ñộ cao nhất ñể ngăn ngừa những tình trạng khẩn cấp về năng lượng trong tương lai.
2.10.6. Xu hướng phát triển nông nghiệp và thị trường lương thực thế giới
Các chuyên gia của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận ñịnh rằng, trong tương lai lâu dài, kinh tế nông nghiệp thế giới có khả năng ñáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm của nhân loại. Yếu tố công nghệ tạo nên lợi thế rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng ñã ñưa ra những cảnh báo khủng hoảng thiếu lương thực; xuất phát từ các nước ngày càng thiếu quan tâm hơn trong vấn ñề an ninh lương thực, do tác ñộng của quá trình ñô thị hóa quá cao, do sản xuất nông nghiệp ñã không theo kịp những thay ñổi về khối lượng và kết cấu nhu cầu lương thực.
2.10.7. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các vấn ñề an ninh phi truyền thống (môi trường, ma tuý, ñói nghèo, dịch bệnh) ñang là nguy cơ lớn ñối với sự phát (môi trường, ma tuý, ñói nghèo, dịch bệnh) ñang là nguy cơ lớn ñối với sự phát triển của kinh tế thế giới và ngày càng trở thành các mối quan tâm toàn cầu.
Kết luận chương 2
Việt Nam ñã có bước tăng trưởng nhanh trong thời gian dài, thoát ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp. Tuy nhiên, Việt Nam ñang ñứng trước cơ hội, thách thức to lớn, ñòi hỏi phải có sự ñổi mới triệt ñể, tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế ñể vươn lên thành một nước giàu. Qua việc phân tích một số yếu tố chủ yếu tác ñộng ñến phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta có thể rút những ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam như sau:
ðiểm mạnh
- Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng ñộng nhất của thế giới, lại có vị trí ñịa lý thuận lợi và có nhiều tiềm năng ñể phát triển kinh tế biển.
- Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, chịu khó, có khả năng nắm bắt nhanh và tinh thần sáng tạo. Dân sốñang bước vào thời kỳ dân số vàng.
- Kinh tế Việt Nam có tốc ñộ tăng trưởng tương ñối nhanh trong cả giai ñoạn dài, tạo ñiều kiện nâng cao ñời sống của người dân và giảm nghèo.
- Ổn ñịnh chính trị, ñã phát triển nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế; ñặc biệt sự kiện gia nhập WTO (tháng 11/2006) tạo ñiều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
- Thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, ñáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao.
ðiểm yếu
- Chưa tạo các ñiều kiện thuận lợi ñể kịp thời khai thác tốt vị trí ñịa lý chiến lược sớm ñưa Việt Nam trở thành một mắc xích quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực và toàn cầu.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa ñáp ứng ñược yêu cầu phát triển và tạo ra sự ñột phá trong phát triển kinh tế của ñất nước.
- Kinh tế của Việt Nam vẫn ñang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế là ñáng cảnh báo khi mà nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp, năng suất lao ñộng tăng chậm, trình ñộ công nghệ lạc hậu và còn khoảng cách xa so với các nước.
- Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, bất cập và chưa có sự thay ñổi về chất. Việt Nam tham gia vào những công ñoạn sản xuất có giá trị tăng thêm thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực kinh tế nhà nước có nhiều ưu ñãi nhưng hiệu quả ñầu tư thấp. Lao ñộng nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn phân nữa trong tổng lao ñộng. Mối liên kết giữa các vùng lãnh thổ còn yếu, chồng chéo và lãng phí.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa ñồng bộ, cục bộ và chưa ñạt tiêu chuẩn ñã trở thành trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Việc thực thi pháp luật còn yếu kém, thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho sự
phát triển kinh tế. - Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tốc ñộ cải cách của Việt Nam chậm hơn so với các nước. - Chính sách phúc lợi, an sinh xã hội còn nhiều bất cập, chưa thực sự là công cụ hữu hiệu trong bảo trợ cho người dân khỏi những rủi ro ñối với mức sống của họ, giúp giảm nghèo và bất bình ñẳng kinh tế.
Cơ hội
- Xu thế chủ ñạo của thế giới là hòa bình và phát triển, ñối thoại và hợp tác nên ñiều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phân công lao ñộng quốc tế ñể thúc ñẩy phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước. - Thế giới ñang bước vào thời kỳ mở ñầu thời ñại tri thức hóa kinh tế toàn cầu. Việt Nam với lợi thế của nước ñi sau có cơ hội lớn ñể tiến nhanh ñạt trình ñộ tiên tiến nếu biết nắm bắt và tận dụng các cơ hội. - Xu thế gia tăng các liên kết kinh tế quốc tế giúp mở rộng thêm các quan hệ kinh tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
- Nhiều nước lớn trên thế giới luôn xem Việt Nam là ñối tác chiến lược trong quan hệ kinh tế quốc tế nên cần tận dụng ñể ñẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế.
Thách thức
- Việt Nam có nguy cơ tiếp tục tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực; rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
- Thiếu quyết tâm ñổi mới triệt ñể khi mà nền kinh tế ñã thoát khỏi nhu cầu cấp bách giải quyết ñói nghèo. Chưa tạo nên sự ñồng thuận sâu rộng trong xã hội ñể ñẩy ñất nước ñến sự giàu có, phồn vinh.
- Yếu kém trong năng lực ñiều hành của Chính phủ. Mà trên hết là nạn tham nhũng một cách tràn lan, có hệ thống ñã làm suy yếu vai trò của nhà nước.
- Việt Nam vẫn bị xem là nền kinh tế phi thị trường (không muộn hơn 31/12/2018) nên trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ gặp nhiều bất lợi.
- Môi trường ngày càng suy thoái dù Việt Nam sớm ñã có nhận thức và có văn bản pháp luật ñể bảo vệ, tuy nhiên tính thực thi không cao. Bên cạnh ñó, những biến ñổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp và tác ñộng trực tiếp ñến phát triển, tồn vong của ñất nước.
Chương 3: