Sau khi loại bỏ các biến có mức độ tin cậy thấp chúng ta còn lại 17 biến độc lập và đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Ta thu được kết quả kiểm định Barlett’s: Sig. = 0.000 <<0.05 và hệ số KMO = 0.802 >0.5 và không biến nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 (Bảng 4.5), Nghĩa là, tất cả các nhân tố đều có giá trị thực tiễn. Vậy ta
kết luận, phân tích nhân tố để nhóm các biến lại là thích hợp.
Từ kết quả phân tích ta có phương sai trích là 75.56 (xem phụ lục số 4) . Nghĩa là sử dụng 5 nhân tố này để phân tích có thể giải thích được cho 75.56% cho sự biến thiên của 17 biến quan sát.
(1) Đặt tên cho nhóm nhân tố:
Từ kết quả ta thu được (Bảng 4.5), ta kết luận 17 biến quan sát dùng trong quá trình
khảo sát thuộc 5 nhóm nhân tố sau:
Nhóm thứ nhất gồm có các biến: HD1, HD2, HD3, MDTT2. Tác giả đặt tên nhóm
này là nhóm “Mức độ hữu dụng”. Nhóm thứ nhất xuất hiện thêm biến quan sát MDTT2. Trong phần cơ sở lý thuyết thì MDTT2 tương đương với mục hỏi “Kê khai qua mạng đáng được mọi người tin cậy”.
Biến X1 = (HD1, HD2, HD3, MDTT2): Mức độ hữu dụng của hệ thông Kê Khai Thuế Qua Mạng.
Nhóm thứ hai gồm có các biến: TT1, TT2, TT3, DD3. Tác giả đặt tên cho nhóm
này là “Thông tin về hệ thống Kê Khai Thuế Qua Mạng”. Trong nhóm có xuất hiện biến DD3 tương đương với mục hỏi “Giao diện của phần mềm rõ ràng”.
Biến X2 = (DD3, TT1, TT2, TT3): Thông tin về hệ thống Kê Khai Thuế Qua Mạng
Nhóm thứ ba gồm có các biến: DD2, DD4, DD5. Đây là nhóm yếu tố thuộc về mức độ dễ dàng khi sử dụng. Tác giả đặt tên cho nhóm này là “ Mức độ dễ dàng khi sử dụng”.
Biến X3 = (DD2, DD4, DD5): Mức độ dễ dàng của hệ thống Kê Khai Thuế Qua Mạng
Nhóm thứ tư gồm các biến: XH1, XH2, XH3. Nhóm này phù hợp với phân tích từ
phần cơ sở lý thuyết. Nhóm này thuộc về “Yếu tố xã hội”. Biến X4 = (XH1, XH2, XH3): Yếu tố xã hội
Nhóm thứ năm, gồm các biến: MDTT3, MDTT4, DD1. Nhóm này có xuất hiện
yếu tố DD1. Tác giả đặt tên cho nhóm này là nhóm “Mức độ tin tưởng” khi sử dụng. Nhóm này xuất hiện them biến DD1 tương đương với mục hỏi “NNT nhanh chóng học được cách sử dụng”
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập (Sau khi đã loại bỏ biến KN1, KN2, KN3, MDTT1)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .802
Approx. Chi-Square 998.124
Df 136
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 HD2 .844 HD3 .830 HD1 .751 MDTT2 .671 TT3 .810 TT2 .728 TT1 .652 DD3 .517 DD2 .794 DD5 .746 DD4 .738 XH3 .811 XH2 .718 XH1 .717 MDTT3 .708 DD1 .661 MDTT4 .505 .605
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations.
Tác giả tóm tắt kết quả khảo sát trong Biểu đồ 2.5 (sau khi đã loại bỏ các biến không phù hợp)
Biểu đồ 4.1: Tổng hợp mức độ tác động của các nhóm yếu tố
Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên số liệu khảo sát
Từ biểu đồ ta có nhận xét các biến quan sát thuộc nhóm X1, X3, X4 có tỷ lệ đồng ý và ổn định cao hơn so với nhóm các biến quan sát X2, X5. Tỷ lệ đồng ý cao nhất thuộc về biến quan sát DD3 (Giao diện của phần mềm rõ ràng) là 82.1%, mức độ đồng ý trung bình là 14,7% và tỷ lệ không đồng ý rất nhỏ chỉ có 3.2%. Tỷ lệ không đồng ý cao nhất thuộc về biến quan sát HD2 (Rút ngắn thời gian làm tờ kê khai thuế so với kê khai bằng hồ sơ giấy). Không đồng ý là 15,8%, trung bình là 16,8% và đồng ý là 66,3%.