Các nhiệm vụ học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh trong quá trình dạy học vật lý đại cương thông qua chương động học chất điểm luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 25)

1.6.1 Các nhiệm vụ học tập

Lý luận dạy học đại học chỉ rõ 3 nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đào tạo.

Dựa vào các nhiệm vụ đó, chúng ta xác định nhiệm vụ học tập đối với sinh viên, đó là:

Nhiệm vụ 1: Sinh viên biết tự học trang bị cho mình hệ thống tri thức khoa học hiện đại ( trong quá trình học các môn cơ bản, các môn cơ sở, các môn chuyên ngành của chương trình đào tạo); có được các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng đối với từng môn học, biết và vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tự học liên quan đến nghề nghiệp tương lai.

Trong quá trình học tập SV phải phát huy cao độ tính tích cực nhận thức, tự lực rèn luyện các thao tác tư duy để có được những phẩm chất trí tuệ cơ bản ( có tính định hướng, có bề rộng, có tính linh hoạt, có tính mềm dẻo, có tính độc lập, có tính nhất quán, có tính khái quát, có tính phê phán).

Nhiệm vụ 3: Trong quá trình học tập phải biết hình thành để có thế giới quan khoa học, trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người cán bộ khoa học kỹ thuật, có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, biết năng động và sáng tạo; có khả năng thích ứng với những thay đổi nghề nghiệp khi ra trường bước vào làm việc trong nền kinh tế thị trường; có bản lĩnh tự tạo việc làm, có ý thức thực hiện nghĩa vụ công dân.

Để thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trên, SV cần được bồi dưỡng những kỹ năng tự học. Đó là những kĩ năng:

- Kĩ năng khai thác, tìm kiếm thông tin. - Kĩ năng xử lí, đánh giá thông tin.

- Kĩ năng áp dụng, biết đổi, phát triển thông tin. - Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Kĩ năng giao tiếp, qua các hình thức tương tác: SV – GV; SV – SV; SV – công nhân trong xí nghiệp, nhà máy; SV – với cán bộ đối tượng khác trong xã hội.

- Kĩ năng lập kế hoạch tự học. - Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá.

1.6.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực tự học:

Một số nội dung năng lực tự học cần được bồi dưỡng cho sinh viên trong quá trình học tập môn vật lí đại cương ở trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh.

- Năng lực nhận biết, tìm tòi phát hiện vấn đề.

Để có năng lực này đòi hỏi SV phải biết quan sát các hiện tượng vật lí, quá trình của một hiện tượng, biết: phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận, khái quát hóa đó là tìm ra qui luật về nguyên lí, về một định luật, về một qui tắc.

Năng lực này đòi hỏi SV phải có những kiến thức về vật lí, biết hoạt động nhận thức theo con đường nhận thức vật lí ( phương pháp nghiên cứu vật lí), hoạt động sáng tạo khoa học trong nghiên cứu vật lí, (trong tài liệu của Phạm thị Phú (2010) .

Chuyển hóa PPNC Khoa hoạc vật lí thành PPDH vật lí.) : vấn đề  giả thiết  hệ quả logic  kiểm tra bằng thực nghiệm  thực tiễn.

Trong hoạt động giải quyết vấn đề SV phải dựa vào những kiến thức, kinh nghiệm của mình để đề xuất giả thiết ( mô hình giả định)

Từ giả thiết dựa vào suy luận logic để có được những hệ quả. Sau đó dùng thí nghiệm để kiểm tra hệ quả.

Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp thì giả thiết ( mô hình) là tri thức mới, nếu không phù hợp ( phủ định) thì phải điều chỉnh lại giả thiết hoặc đưa ra giả thiết mới.

- Năng lực vận dụng kiến thức

Sau khi SV nắm vững các khái niệm, các định luật, các qui tắc, các nguyên lí, các thuyết vật lí và các PPNC vật lí yêu cầu phải có năng lực vận dụng các kiến thức vật lí đó vào giải quyết các bài toán vật lí: giải được các bài tập vật lí có trong giáo trình mà GV giao nhiệm vụ, tự giải quyết định những bài toán thực tiễn của đời sống liên quan đến kĩ thuật và công nghệ.

1.7. Thực trạng năng lực tự học của sinh viên trường cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh thương thành phố Hồ Chí Minh

1.7.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học theo hệ thống tín chỉ

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học Cao đẳng của sinh viên. Tự học nhằm phát huy tính tự giác học và nghiên cứu. Việc tự học đối với sinh viên có vai trò hết sức quan trọng vì qua đó góp phần giúp cho sinh viên rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo của cá nhân. Hầu hết sinh viên đều nhận thức rằng vấn đề tự học là quan trọng khi áp dụng theo học chế tín chỉ (83%), tuy nhiên việc tự học này đồng nghĩa với hình thức học cá nhân (62,1%), không phụ thuộc vào người khác và không cần sự cộng tác của bạn bè. Sinh viên cho rằng đây là yêu cầu tối thiểu của một sinh viên. Ngoài ra phải giao lưu học hỏi ở các bạn khác ngành, các lớp đàn anh để nâng cao trình độ và nắm bài tốt hơn. Học theo chương trình tín chỉ hóa nên việc tự học là rất quan trọng, tuy nhiên để nhằm bổ sung thêm kiến thức sinh viên thường tạo ra những nhóm học để các bạn dễ dàng trao đổi kiến thức và giúp đỡ nhau trong học

tập. Có lớp cho rằng việc tự học có nghĩa là học theo nhóm (61,3%). Sinh viên cho rằng tự học theo nhóm mang lại hiệu quả cao nhưng cũng có ý kiến cho rằng vào học chỉ lo trò chuyện, cười giỡn không thể tiếp thu được nhiều nên hiệu quả kém. Theo ý kiến của một số sinh viên muốn học nhóm có hiệu quả cao thì cần tuân thủ một số điều quan trọng như không nói chuyện, đùa giỡn trong khi học, phải có một trưởng nhóm có kiến thức vững và biết cách truyền tải lượng kiến thức đó một cách hiệu quả nhất, biết điều tiết “nhiệt độ” học và biết phân bố thời gian học hợp lý và sinh động để các thành viên học không bị chán.

Về vai trò quan trọng của Thư viện, qua thống kê cho thấy phần đông sinh viên rất ít đến nơi này để học hỏi (tỉ lệ lần lượt là 68,2%52,9%). Tự học ở nhà riêng là giải pháp được ưa chuộng hiện nay của sinh viên (51,6%), trong khi số sinh viên đến trường học ở Thư viện là 18,2% và học bất cứ ở phòng trống của các nhà học là 30,2%.

Khi tự học sinh viên có thể chủ động được quỹ thời gian mà không bị ràng buộc, có thể học bất cứ lúc nào. Từ đó giúp sinh viên nắm kiến thức vững chắc và có thể hiểu sâu và nhớ kỹ hơn các vấn đề (tự học nên nhớ lâu hơn). Ngoài ra, việc tự học còn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác làm việc theo nhóm, khi đó sinh viên có thể thể hiện tính sáng tạo trong tư duy và linh hoạt nhạy bén trong suy nghĩ, điều quan trọng hơn hết là sinh viên có thể đi sâu hơn so với thực tế nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích tình hình và đưa ra quyết định, đây là một yếu tố cần và đủ để sau này khi rời khỏi ghế nhà trường sinh viên sẽ không bỡ ngỡ khi làm việc ở môi trường thực tế. Việc tự học giúp cho sinh viên có thể tiếp thu tốt bài giảng trên lớp hay củng cố lại các kiến thức đã học, mở mang thêm nhiều kiến thức mới qua sách vở và mạng Internet phục vụ cho chuyên ngành nghiên cứu, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tạo môi trường học tập tiến bộ và tiên tiến,….

1.7.2. Phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ cho việc tự học

Đánh giá về nguồn tư liệu và sách tham khảo chuyên môn ở Thư viện, số liệu thống kê cho thấy có 51,7% không rõ được nguồn sách và hoàn toàn không biết có đủ hay không. Có 47,8% sinh viên cho rằng nguồn tư liệu và sách chuyên môn ở Thư viện còn thiếu chưa đáp ứng cho việc học tập của sinh viên. Tuy nhiên con số thống kê này chưa nói lên được thực trạng khảo sát vì có đến 63,8% rất ít đến thư

viện. Điều này phản ánh thực trạng là sinh viên không đến hoặc rất ít đến những nơi kể trên và như thế thiếu thông tin khi trả lời các câu hỏi đề ra.

Do yêu cầu tự học nên đòi hỏi sinh viên phải có khả năng ngoại ngữ để tra cứu thông tin, đọc tài liệu. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn nhiều hạn chế nên rất khó để tiếp cận với các nguồn tài liệu nước ngoài. Một chỉ số khác cho thấy có đến 86,2% số lượng sinh viên xác định sự hạn chế của bản thân là vấn đề ngoại ngữ khi tiếp cận nguồn tài liệu. Học phí cho sinh viên khi đăng ký học ngoại ngữ tại trung tâm ngoại ngữ còn cao nên những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện kinh tế để được học,..

Về việc sinh viên được phép sử dụng phòng máy tính công của nhà trường để truy cập tài liệu, số liệu khảo sát cho thấy lần lượt là 66,5%. Điều này cho thấy sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng của công nghệ thông tin là công cụ cho học tập. Tuy nhiên trong thực tế đa số sinh viên vẫn còn ngại và cho rằng phòng máy tính công của nhà trường và Khoa không đáp ứng cho sinh viên khi cần học tập. Để kết luận vấn đề này, cần khảo sát thêm số liệu thống kê về tình trạng sinh viên sử dụng máy tính công của nhà trường, mức độ sử dụng của sinh viên năm 1, 2 và 3 có khác nhau hay không.

Phòng máy tính công đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham khảo tài liệu, tuy nhiên cần mở rộng thời gian hoạt động để sinh viên có dịp vào học ban đêm do quá tải giờ lên lớp. Do không có nhiều phòng tự học nên rất nhiều sinh viên phải ngồi học ngay tại hành lang nhà học, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập. Một nghịch lý đang tồn tại: sinh viên thường tự học ngoài giờ nhưng hầu hết các thư viện lại đóng cửa ngoài giờ. Nguồn tài liệu thư viện phần lớn đọc tại chỗ, thiếu phiên bản. Máy tính bị hư hỏng nhiều, mạng kết nối chậm gây mất nhiều thời gian, thiếu máy tính trong những ngày đăng ký môn học. Nhiều phòng học thiếu quạt và bị hư hỏng bàn ghế nhiều. Phòng máy tính không đủ số lượng phục vụ sinh viên trong những ngày cao điểm (cuối học kỳ, chuẩn bị báo cáo giữa kỳ…). Cần có giám sát, quản lý việc sử dụng máy tính vì không ít sinh viên sử dụng không đúng mục đích (chơi games, đọc báo,…). Phòng máy tính tuy được trang bị nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên. Mặt khác, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho học tập của sinh viên chưa cao.

1.7.3. Nắm vững qui chế học vụ và chương trình đào tạo

Có đến 66,7% số lượng sinh viên được khảo sát cho thấy không nắm rõ về qui chế học vụ. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến tiến trình học tập: lập kế hoạch học tập theo chương trình đào tạo khuyến khích ở Khoa đề ra, phân bố các môn học theo thời gian học. Nắm vững nội dung chương trình đào tạo và tính tiên quyết cũng như thứ tự của môn học là rất quan trọng cho sinh viên trong quá trình lập kế hoạch học tập. Có 64,2% số lượng sinh viên trả lời là có tham khảo chương trình đào tạo ngành mình học, tuy nhiên qua thực tế của việc lập kế hoạch học tập còn khá nhiều trường hợp chưa hiểu được tính thứ tự cần thiết khi bố trí các môn học trong các học kỳ.

1.7.4. Chuẩn bị nội dung khi đến lớp học tập

Việc đầu tư tự học để chuẩn bị cho buổi học kế tiếp thường không được quan tâm đúng mức. Có đến 86,2% số lượng sinh viên không có thói quen xem bài trước khi lên lớp. Điều này nói lên sự quá tải trong quá trình học và không còn thời gian để tự học ở nhà. Khi nghe giảng trên lớp có72,4% số lượng sinh viên ghi chép ý chính, chủ yếu dựa vào nội dung giáo trình hoặc bài giảng in sẵn để theo dõi.

Đa số sinh viên do chuẩn bị chưa kỹ nên vấn đề đặt câu hỏi trên lớp rất ít xảy ra, qua khảo sát cho thấy có 63,8% số lượng sinh viên thỉnh thoảng mới tham gia đặt câu hỏi. Điều này cho thấy sự thụ động của sinh viên trong quá trình học và không có tính khám phá, năng động sáng tạo trong khi nghe giảng trên lớp.

Ngoài ra số liệu thống kê còn cho thấy sinh viên ít chịu đọc lại những nội dung đã học, số liệu khảo sát cho thấy có 77,6% số lượng sinh viên xác nhận là thỉnh thoảng mới đọc lại nội dung đã học.

Có 48,3% số lượng sinh viên cho rằng tìm hiểu kiến thức bên ngoài giáo trình, sách chuyên môn để bổ sung trong quá trình học là quan trọng và cần phải thường xuyên thu thập. Truy cập bổ sung kiến thức chuyên môn từ nguồn Internet vẫn là chủ yếu, có đến 63,8% số lượng sinh viên đồng ý với quan điểm này.

Việc tự học khuyến khích tinh thần học tập của bản thân do có động lực tác động từ giảng viên, cố gắng tìm tòi thu thập thông tin từ bên ngoài để theo kịp bài giảng ngày tiếp theo của giảng viên. Việc tự học còn gắn kết mối quan hệ bạn bè để trao đổi

học hỏi lẫn nhau, giúp sinh viên có khả năng làm việc độc lập, có khả năng xử lý tình huống đột xuất, khắc phục thói quen lười biếng, xem nhẹ việc học của mỗi cá nhân.

1.7.5. Những nguyên nhân làm hạn chế của việc tự học của SV

Theo ý kiến của sinh viên thì một trong những nguyên nhân khó thực hiện việc tự học là do phải học quá nhiều môn học trong một học kỳ. Do đó sinh viên không còn thời gian cho việc tự học.Về giải pháp để bắt buộc sinh viên tham gia tự học, số liệu khảo sát cho thấy có 50,7% cho là giáo viên nên dạy theo chuyên đề và buộc sinh viên phải làm seminar theo nhóm ở các buổi lên lớp; có 32,7% đề nghị giáo viên nên khuyến khích sinh viên tự học là chính. Số liệu phân tích trên cho thấy nếu dạy theo chuyên đề thì giáo viên phải chọn cách dạy sao cho phù hợp (dạy theo chuyên đề, dạy theo tình huống, dạy theo block….) và sinh viên phải đầu tư nhiều vào nội dung môn học để làm seminar. Thực tế cho thấy, thời gian trước đây sinh viên học theo hệ niên chế, giáo viên môn học nào cũng yêu cầu sinh viên làm seminar theo dạng chuyên đề, mất khá nhiều thời gian. Vấn đề này còn nhiều tranh cãi và không đồng tình về phía sinh viên do quá tải về đầu tư công sức cùng lúc cho nhiều môn học khác nhau.

Theo ý kiến của sinh viên đề xuất nên tổ chức định kỳ hàng năm hội thảo về vấn đề tự học theo học chế tín chỉ, qua đó giúp cho sinh viên luôn ý thức về tầm quan trọng của việc tự học và tìm ra giải pháp mới áp dụng cho phương pháp tự học. Theo số liệu khảo sát thì đa số sinh viên cho rằng việc xác lập phương pháp học tập theo hình thức tự học là rất quan trọng, việc này quyết định thành công cho việc học theo hệ thống tín chỉ (56,7%).

Qua phân tích thực trạng việc tự học của sinh viên cho thấy còn khá nhiều điều phải bàn để cải thiện việc tự học của sinh viên. Những trở ngại chính sinh viên cần phải khắc phục trong quá trình học tập:

- Khó khăn đầu tiên là thời gian. Theo qui chế của nhà trường, trong 1 học kì sinh viên có thể đăng kí tối đa 20 tín chỉ. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi tuần sinh viên phải tham gia 20 tiết học trên lớp, cộng với 40 tiết tự học thì tổng tiết học trong một

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh trong quá trình dạy học vật lý đại cương thông qua chương động học chất điểm luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w