Những nguyên nhân làm hạn chế của việc tự học của SV

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh trong quá trình dạy học vật lý đại cương thông qua chương động học chất điểm luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 31)

Theo ý kiến của sinh viên thì một trong những nguyên nhân khó thực hiện việc tự học là do phải học quá nhiều môn học trong một học kỳ. Do đó sinh viên không còn thời gian cho việc tự học.Về giải pháp để bắt buộc sinh viên tham gia tự học, số liệu khảo sát cho thấy có 50,7% cho là giáo viên nên dạy theo chuyên đề và buộc sinh viên phải làm seminar theo nhóm ở các buổi lên lớp; có 32,7% đề nghị giáo viên nên khuyến khích sinh viên tự học là chính. Số liệu phân tích trên cho thấy nếu dạy theo chuyên đề thì giáo viên phải chọn cách dạy sao cho phù hợp (dạy theo chuyên đề, dạy theo tình huống, dạy theo block….) và sinh viên phải đầu tư nhiều vào nội dung môn học để làm seminar. Thực tế cho thấy, thời gian trước đây sinh viên học theo hệ niên chế, giáo viên môn học nào cũng yêu cầu sinh viên làm seminar theo dạng chuyên đề, mất khá nhiều thời gian. Vấn đề này còn nhiều tranh cãi và không đồng tình về phía sinh viên do quá tải về đầu tư công sức cùng lúc cho nhiều môn học khác nhau.

Theo ý kiến của sinh viên đề xuất nên tổ chức định kỳ hàng năm hội thảo về vấn đề tự học theo học chế tín chỉ, qua đó giúp cho sinh viên luôn ý thức về tầm quan trọng của việc tự học và tìm ra giải pháp mới áp dụng cho phương pháp tự học. Theo số liệu khảo sát thì đa số sinh viên cho rằng việc xác lập phương pháp học tập theo hình thức tự học là rất quan trọng, việc này quyết định thành công cho việc học theo hệ thống tín chỉ (56,7%).

Qua phân tích thực trạng việc tự học của sinh viên cho thấy còn khá nhiều điều phải bàn để cải thiện việc tự học của sinh viên. Những trở ngại chính sinh viên cần phải khắc phục trong quá trình học tập:

- Khó khăn đầu tiên là thời gian. Theo qui chế của nhà trường, trong 1 học kì sinh viên có thể đăng kí tối đa 20 tín chỉ. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi tuần sinh viên phải tham gia 20 tiết học trên lớp, cộng với 40 tiết tự học thì tổng tiết học trong một tuần mà sinh viên phải học là 60 tiết.

- Tính thụ động của sinh viên, lười đọc sách, ôn bài ở nhà, chỉ đợi đến giờ lên lớp là vào học, không đầu tư kiến thức chuyên môn mặc dù đã có trang bị giáo trình, bài giảng sẵn có trong tay.

- Chỉ học những gì giáo viên nêu ở lớp, nếu giáo viên tóm tắt vấn đề thì sinh viên mới nắm được, đây là kiểu học ở bậc phổ thông, mang tính từ chương.

- Chưa nắm được phương pháp tự học và cách học ở bậc đại học, nhất là bước chuẩn bị nội dung ở nhà cho lần lên lớp kế tiếp. Thật ra lần lên lớp kế tiếp cách nhau 1 tuần, không thể nói là không có thời gian chuẩn bị cho 1 môn học!

- Một trở ngại lớn nữa là vấn đề mưu sinh, sinh viên gặp phải điều kiện kinh tế khó khăn, phải đi làm thêm, đôi khi không dự lớp và không có thời gian tự học, vì thế chất lượng học tập kém và không theo nổi việc học.

- Vấn đề ngoại ngữ là một trở ngại lớn đối với việc sinh viên tự học. Khi đã bước sang năm thứ 2 và 3, tất yếu là sinh viên cần phải đọc thêm nhiều tài liệu chuyên môn, đa phần là sách nước ngoài, tài liệu tiếng Việt không nhiều, vì thế sinh viên không thể tích lũy kiến thức chuyên ngành theo kiểu tự học qua sách, tài liệu chuyên môn ngoại ngữ.

- Việc học nhóm gặp nhiều khó khăn do thời khóa biểu khác nhau. - Không có phòng cho sinh viên tự học đặc biệt là học nhóm.

- Làm việc nhóm: đôi khi còn đùn đẩy cho nhau, chưa phát huy hết tính tự giác trong học tập.

Kết luận chương I

Chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận về tự học trong quá trình dạy học, cho thấy: Tự học trong quá trình dạy học đã được nghiên cứu và vận dụng từ lâu theo lịch sử phát triển của nhà trường trên thế giới.

Tự học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Đối với sinh viên ở các trường Đại học và Cao đẳng, tự học là động lực biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Tự học gắn liền với hoạt động tư duy và hoạt động nhận thức độc lập, tự lực của người học.

Muốn tự học tốt phải biết các phương pháp tự học (phương pháp đọc, phương pháp ghi chép, cách đặt câu hỏi, cách trả lời câu hỏi,…); phương pháp phát hiện vấn đề và phương pháp giải quyết vấn đề.

Quá trình tự học người học phải biết: Lập kế hoạch – Thực hiện kế hoạch – Tự kiểm tra – Tự điều chỉnh, các hoạt động này được tiến hành theo một chu trình kín.

Để giúp sinh viên tự học tốt giáo viên phải dạy học theo định hướng Dạy – Tự học.

Chúng tôi đề xuất 3 nhiệm vụ quan trọng đối với Sinh viên nói chung và đối với SV trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh nói rằng trong quá trình học tập môn Vật lí đại cương. Trên cơ sở đó xác định những kĩ năng tự học cụ thể và nội dung cần thiết bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên. Đây là định hướng để xây dựng các tiến trình dạy học, tổ chức hoạt động dạy học chương Động học chất điểm theo định hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho SV các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG II:

DẠY HỌC CHƯƠNG ‘‘ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” THEO ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

2.1 Dạy học vật lí đại cương cho SV Cao đẳng Công Thương TP.Hồ Chí Minh

Vật lý học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những qui luật và bản chất của sự vận động, trong đó Cơ học đi sâu nghiên cứu sự chuyển động của các vật thể, tức là sự thay đổi vị trí của vật trong không gian theo thời gian.

Trong chương trình VLĐC, Cơ học là môn học đầu tiên và là học phần của khối kiến thức cơ bản. Những kiến thức của môn học vật lí đại cương là cơ sở và tiền đề cần thiết để học tốt các môn tiếp theo trong chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Công Thương TP.Hồ Chí Minh.

Phần Cơ học nghiên cứu chủ yếu là Cơ học cổ điển, khảo sát những vật có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước nguyên tử. Con đường hình thành kiến thức vật lý chủ yếu vẫn là con đường thực nghiệm theo các bước sau:

- Nêu sự kiện khởi đầu. - Xây dựng giả thuyết.

- Kiểm tra giả thuyết, xây dựng kiến thức về sự kiện được xét đến. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Phần lớn những kiến thức học vấn phổ thông của môn Cơ học SV đã có quen từ bậc phổ thông, do đó những khái niệm, những định luật, định lí,… khá quen thuộc với SV. Tuy nhiên, ở bậc phổ thông, SV chỉ nắm được những lý thuyết cơ bản và vận dụng được vào những bài tập rất đơn giản. Phần Cơ học ở VLĐC sẽ giúp cho SV nắm kỹ hơn, đào sâu hơn những kiến thức đó và có thể vận dụng chúng nhiều hơn trong thực tiễn đời sống và kỹ thuật.

Mặc khác, đây là môn học mang tính chất nhập môn đối với SV các trường Cao đẳng nghề vì thế giảng viên khi giảng dạy học phần này cần phải tạo được sự hứng thú học tập cho SV, giúp SV làm quen với các phương pháp nhận thức vật lý, và phương pháp tự học. Đó là một việc hết sức quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Một trong những điều kiện để học tốt phần Cơ học là SV đã được trang bị tương đối đầy đủ các cơ sở toán học, cụ thể là SV đã được học các học phần toán cao cấp A1.

Phân tích chương trình, nội dung dạy học theo giáo trình vật lí đại cương dành cho SV Cao đẳng Công Thương Tp. Hồ Chí Minh chúng ta có sơ đồ logic nội dung (sơ đồ 1) đối với chương Động học chất điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3 Sơ đồ logic nội dung kiến thức của từng bài học, nội dung kiến thức tóm tắt SV phải nắm vững tóm tắt SV phải nắm vững

BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ

A. Sơ đồ logic nội dung kiến thức \

Sơ đồ 2

B. Nội dung tóm tắt SV phải nắm vững 1. Chuyển động là gì?

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ

(tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến ch.động cơ)

Chuyển động cơ là gì?

Tính tương đối của chuyển động

Chất điểm

Quỹ đạo của ch.điểm

Xác định vị trí ch.điểm ( Hệ tọa độ) Xác định th.gian c.động ( đồng hồ) Chuyển động tịnh tiến Hệ quy chiếu Phương trình chuyển động

- Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian. Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi khoảng cách giữa vật và những vật khác coi như đứng yên. Vật đứng yên gọi là vật mốc.

- Chuyển động cơ có tính tương đối.

2. Chất điểm. Quỹ đạo chất điểm:

- Khi khảo sát chuyển động của một vật, nếu kích thước của vật rất nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó thì vật được coi là một chất điểm, chỉ như một điểm hình học và có khối lượng bằng khối lượng của vật.

- Khi chuyển động thì chất điểm vạch một đường trong không gian gọi là quỹ đạo.

3. Xác định vị trí của một chất điểm:

- Để xác định vị trí của một chất điểm, người ta chọn một vật mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ thích hợp, khi đó vị trí của chất điểm được xác định trong hệ tọa độ này.

4. Xác định thời gian:

- Khi vật chuyển động thì vị trí của vật thay đổi theo thời gian, do đó muốn xác định được chuyển động ta phải đo thời gian chuyển động.

- Để xác định thời gian thì phải dùng đồng hồ, đơn vị thời gian tính ra giây (s).

- Muốn xác định thời điểm xảy ra một hiện tượng nào đó thì phải chọn một thời điểm làm mốc thời gian và tính khoảng thời gian từ mốc thời gian.

- Thời gian có thể được biểu diễn bằng một trục số, trong đó gốc O được chọn ứng với một sự kiện xảy ra.

5. Phương trình chuyển động:

Để xác định chuyển động của một chất điểm chúng ta cần biết vị trí của chất điểm tại những thời điểm khác nhau. Nói cách khác, chúng ta cần biết sự phụ thuộc theo thời

gian của bán kính vectơ của chất điểm :

= (t)

Phương trình này biểu diễn vị trí của chất điểm theo thời gian và gọi là phương trình chuyển động của chất điểm.

Trong hệ tọa độ Đề-các, phương trình chuyển động của chất điểm là một hệ gồm ba phương trình : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x = x(t);y = y(t) ;z = z(t) Tương tự, trong hệ tọa độ cầu, phương trình chuyển động của chất điểm là :

r = r(t);q = q (t);j = j (t)

6. Phương trình quĩ đạo :

Khi chuyển động, các vị trí của chất điểm ở các thời điểm khác nhau vạch ra trong không gian một đường cong liên tục nào đó gọi là quĩ đạo của chuyển động. Phương trình mô tả đường cong quĩ đạo gọi là phương trình quĩ đạo. Trong hệ tọa độ Đề-các phương trình quĩ đạo có dạng :

f(x,y,z) = C

trong đó f là một hàm nào đó của các tọa độ x, y, z và C là một hằng số.

Về nguyên tắc, nếu ta biết phương trình chuyển động (I.1) thì bằng các khử tham số t ta có thể tìm được mối liên hệ giữa các tọa độ x, y, z tức là tìm được phương trình quĩ đạo. Vì vậy, đôi khi người ta còn gọi phương trình chuyển động (I.1) là phương trình

quĩ đạo cho ở dạng tham số.

7. Chuyển động tịnh tiến:

Khi vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau, có thể chồng khít lên nhau.

C. Hướng dẫn SV nghiên cứu sâu nội dung

- Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hệ qui chiếu là gì? Tại sao nói khái niệm chuyển động hay đứng yên chỉ có tính chất tương đối? Cho ví dụ minh họa.

2. Hãy phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu. Cho ví dụ?

3. Định nghĩa chất điểm? Định nghĩa chất điểm có tính chất tương đồi hay tuyệt đối? Tại sao? Cho ví dụ.

4. Phân biệt sự khác nhau giữa phương trình chuyển động và phương trình quĩ đạo của chuyển động.

5. Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, một điểm trên vành bánh xe sẽ vẽ một đường tròn. Đúng hay sai?

6. Muốn xác định chuyển động của một vật cần xác định những yếu tố nào? 7. Nêu định nghĩa chuyển động tịnh tiến, cho ví dụ.

BÀI 2. VẬN TỐC

A. Sơ đồ logic nội dung kiến thức

39 Độ dời và q. đường Tốc độ = Bài 2: VẬN TỐC Véctơ độ dời Vectơ vận tốc: EMBED Equation.3 Vận tốc tức thời Vận tốc trung bình Vectơ vận tốc trong hệ tọa độ đềcạc Ch.động thẳng đều Định nghĩa Phương trình CĐ: x=x 0 + vt Đồ thị Đồ thị toạ độ

Sơ đồ 3

B. Nội dung tóm tắt SV phải nắm vững 1. Độ dời:

a/ Độ dời:

Xét chuyển động của chất điểm theo một quỹ đạo bất kì, tại thời điểm t1

ch.điểm ở vị trí M1, th.điểm t2 ch.điểm ở vị trí M2. Trong khoảng thời gian ∆t = t2 - t1

chất điểm đã dời từ M1 đến M2.

Véctơ M Muuuuuur1 2gọi là véctơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian trên. b/ Độ dời trong chuyển động thẳng:

- Trong chuyển động thẳng, véctơ độ dời nằm trên đường thẳng quỹ đạo, nếu chọn trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì véctơ độ dời có phương trùng với trục Ox. Giá trị đại số tính theo biểu thức: ∆x=x2- x1.

- Trong chuyển động thẳng, thay cho véctơ độ dời, ta xét giá trị đại số của nó là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x

∆ : gọi là độ dời.

2. Độ dời và quãng đường đi:

- Khi chất điểm chuyển động nhỏ thì có thể coi quãng đường nó đi được trùng với độ dời của nó.

- Nếu chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy chiều đó làm chiều dương của trục tọa độ thì độ dời trùng với quãng đường đi được.

3. Vận tốc trung bình, vận tốc tức thời:

Xét một chuyển động đơn giản là chuyển động thẳng. Giả sử sau khoảng thời gian ∆ t chất điểm đi được một đoạn đường ∆sthì theo định nghĩa vận tốc trung

bình vtb của chất điểm trên đoạn đường đó là :

t s vtb ∆ ∆ =

Dĩ nhiên vrtbmô tả càng gần đúng vận tốc của chất điểm trên đoạn đường ∆sđó nếu ∆srcàng nhỏ, tức là khi ∆ t càng nhỏ. Khi ∆ t → 0 thì vrtb sẽ tiến tới giới hạn gọi là vận tốc tức thời vr: dt s d t s v t r r r = ∆ ∆ =lim∆→0

Trong trường hợp tổng quát khi quĩ đạo của chất điểm là một đường cong ta cũng làm tương tự :

Xét một điểm M bất kỳ trên quĩ đạo (C), lấy một điểm N trên quĩ đạo (C) nằm rất gần M. Gọi là bán kính vectơ xác định vị trí của M, thì +∆

là bán kính vectơ xác định vị trí của N. Dây cung MN= ∆r có thể coi bằng đoạn đường đi được ∆s.

Khi tiến đến giới hạn thì : dt r d dt s d t s v t r r r r = = ∆ ∆ =lim∆→0

Từ hình trên ta thấy khi ∆ t→ 0 thì sẽ dần tới phương tiếp tuyến của quĩ đạo tại điểm đang xét. Vậy vectơ vận tốc luôn hướng theo phương tiếp tuyến của quĩ đạo

và có chiều là chiều của chuyển động. Nếu ta gọi là vectơ đơn vị hướng theo

phương tiếp tuyến và có chiều là chiều của chuyển động thì ta có thể viết :

r r vτr

dt s d

v = =

Biểu thức trên cho thấy vectơ vận tốc có độ lớn là v =dtdsvà có phương và chiều

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh trong quá trình dạy học vật lý đại cương thông qua chương động học chất điểm luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 31)