Chiều cao đóng quả, số đốt/cây, số cành cấp 1

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng hạt gieo sinh trưởng, phát triển, năng xuất và các yếu tố cấu thành năng xuất của các giống vừng trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 (Trang 39 - 41)

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

3.3.4.Chiều cao đóng quả, số đốt/cây, số cành cấp 1

Số cành cấp 1 trên cây là số cành mọc ra từ thân chính. Tùy đặc điểm truyền, điều kiện ngoại cảnh tác động có thể có cành cấp 1 hoặc không có. Nếu trên cây có ít hơn 1 cành cấp 1 thì cây có đặc tính phân cành ít. Nếu trên cây có số cành cấp 1 dao động từ 1 – 2 cành thì cây có đặc tính phân cành vừa. Nếu trên cây có số cành cấp 1 từ 2 cành trở lên thì cây là yếu tố phản ánh sự tăng trưởng về sinh khối của cây trồng, khả năng quamg hợp, tích lũy chất khô.

Chiều cao đóng quả của các dòng, giống vừng thể hiện vị trí đóng quả trên cây vừng, là một trong những đặc điểm đặc trưng của giống và có tương quan thuận khá chặt với chiều cao thân cũng như năng suất. Chiều cao đóng quả cũng là yếu tố phản ánh sự tăng trưởng sinh khối thực vật. Chiều cao thân và chiều cao

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Giai đoạn ra hoa Giai đoạn quả vào chắc

VDCM1 VDCM2 VDCM3 NV10M1 NV10M2 NV10M3 DHSM1 DHSM2 DHSM3

đóng quả là những yếu tố được các nhà chọn giống cần lưu ý khi canh tác cây vừng cần được cơ giới hoá.

Đối với cây vừng, trong từng giống số đốt (tương ứng với số mắt) trên thân chính liên quan mật thiết với số lượng quả. Số đốt (số mắt) càng nhiều thì số quả trên cây càng lớn. Như vậy, chiều cao cây nó ảnh hưởng mật thiết với số đốt trên cây, để tăng số đốt trên cây thì ngoài phụ thuộc vào từng dòng, giống thì yếu tố quan trọng là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thích hợp.

Số đốt trên thân chính và số cành cấp 1 trên thân nó phụ thuộc rất lớn vào bản chất di truyền, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật chăm sóc của các dòng, giống vừng thí nghiệm.

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của các dòng, giống thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Khả năng sinh trưởng của 3 giống vừng với 3 lượng hạt gieo CT Số cành cấp 1 Số đốt/cây Chiều cao đóng quả

VDCM1 1,66 18,66 26,13 VDCM2 1,56 17,9 29,86 VDCM3 1,23 17,76 25,63 NV10M1 0,13 19,86 33,33 NV10M2 0 18,56 35,13 NV10M3 0 16,96 23,53 DHSM1 1,96 18,76 34,86 DHSM2 2,23 18,06 34,36 DHSM3 1,6 17,53 39,01 LSD5% 1,37231 3,97827 20,7013 CV% 69,2 12,7 38,5

Qua bảng kết quả cho thấy:

* Số cành cấp 1: Các công thức có số cành cấp 1/thân dao động trong khoảng 0 – 2,23 (cành cấp/thân). Giống có số cành cấp 1 trên thân thấp nhất là NV10 0 (cành cấp1/thân chính). Giống NV10 hầu như là không phân cành hoặc phân cành ít. Công thức có số cành cấp 1 trên thân cao nhất DHSM2 2,23(cành cấp 1/thân). Giống vừng vàng Diễn Châu có số cành cấp 1 trên thân chính dao động từ 1,23 –

1,66 (cành cấp 1/thân). Trong cùng một giống với 3 lượng hạt gieo khác nhau có sự khác nhau về đặc tính phân cành. Đối với giống VDC công thức VDCM1 có số cành cấp 1 trên thân cao nhất là 1,66 (cành cấp 1/thân) cao hơn so với hai công thức VDCM2, VDCM3. Công thức VDCM3 có số cành cấp 1 trên thân thấp nhất trong 3 công thức VDCM1, VDCM2, VDCM3. Đối với giống NV10, công thức VDCM1 có số cành cấp 1 là 0,13 (cành cấp 1/thân). Hai công thức còn lại NV10M2, NV10M3 không phân cành. Đối với giống DHS số cành cấp 1 ở cả hai công thức DHSM1, DHSM2 đều phân cành vừa, DHSM3 có số cành cấp 1 là 1,6 (cành cấp 1/thân) thấp hơn so với 2 công thức còn lại. Như vậy, Các giống khác nhau thì có sự phân cành khác nhau, trong cùng một giống nhưng khác nhau về lượng hạt gieo thì đặc tính phân cành cũng khác nhau.

* Số đốt/cây: Số đốt/cây dao động từ 16,96 – 19,86 (đốt). Công thức có số

đốt/cây thấp nhất là NV10M3, công thức có số đốt/cây cao nhất là NV10M1. Các giống khác nhau có số đốt/cây khác nhau. Giống VDC, công thức VDCM1 có số đốt/cây là 18,66 cao hơn VDCM2, VDCM3. Giống NV10, công thức NV10M1 có số đốt/cây cao nhất NV10M1 19,86 (đốt), cao hơn NV10M2, NV10M3. Giống DHS, công thức có số đốt/cây cao nhất là DHSM1 18,76(đốt), cao hơn hai công thức DHSM2, DHSM3. Kết quả cho thấy: các giống có lượng hạt gieo là M1 có số đốt/cây cao hơn so với hai lượng hạt gieo M2 và M3.

* Chiều cao đóng quả: dao động từ 25,63 – 39,01(cm). Chiều cao đóng quả

cao nhất là công thức DHSM3 39,01 cm, thấp nhất là công thức VDCM3 25,63 cm. Trong cùng một giống chiều cao đóng quả cũng khác nhau. Giống VDC, công thức có chiều cao đóng quả cao nhất là VDCM2 29,86 cm, cao hơn hai công thức VDCM1, VDCM3. Giống NV10, công thức có chiều cao đóng quả cao nhất là NV10M2 35,13 cm, cao hơn so với hai công thức NV10M2, NV10M3. Giống DHS, công thức có chiều cao đóng quả cao nhất là DHSM3 39,01, cao hơn hai công thức DHSM1, DHSM2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng hạt gieo sinh trưởng, phát triển, năng xuất và các yếu tố cấu thành năng xuất của các giống vừng trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 (Trang 39 - 41)