Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng hạt gieo sinh trưởng, phát triển, năng xuất và các yếu tố cấu thành năng xuất của các giống vừng trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 (Trang 27)

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

2.4.Phương pháp nghiên cứu

- Công thức thí nghiệm:

Ba giống với 3 lượng hạt gieo là: M1 = 3 kg/ha

M2 = 6 kg/ha M3 = 9 kg/ha.

Số công thức thí nghiệm = 3 x 3 = 9, số lần lặp lại là 3, tổng số ô thí nghiệm là 27 ô x 10 m2 = 270 m2

+ Phương pháp gieo vãi - Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ô chính ô phụ (Split - Plot Design) với 3 lần nhắc lại. Ba giống khoai lang (VDC, NV10 và DHS) được ngẫu nhiên ở ô chính và ba lượng hạt gieo (M1, M2, M3) được ngẫu nhiên vào các ô phụ với kích thước 1,4 x 7 m (10 m2). Sự phối hợp của giống và lượng hạt được trình bày ở bảng sau:

Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3

M3 M3 M3 M1 M1 M1 M2 M2 M2

M2 M2 M2 M2 M2 M2 M3 M3 M3

M1 M1 M1 M3 M3 M3 M1 M1 M1

VDC NV10 DHS DHS NV10 VDC NV10 DHS VDC

Ghi chú : DHS: vừng đen Hương Sơn, NV10: giống vừng mới, VDC vừng vàng Diễn Châu, M1,2,3 là ba mật độ

2.5. Kỹ thuật áp dụng

+ Làm đất: phay đất, cày đất thật kỹ và nhỏ, bón vôi xử lý đất để có pH thích hợp. Sau đó tiến hành lên luống, chiều dài và rộng của luống tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng và tập quán canh tác của địa phương.

+ Bón phân: 5t PC + 60N + 60P2O5 + 60K2O

Bón lót 5 tấn phân chuồng + 100% ( lân + kali ) Bón thúc vào 2 giai đoạn: 50% đạm lúc cây 5 – 10 lá 50% đạm trước lúc ra hoa

+ Tưới nước: Tùy thuộc vào công tác thủy lợi của vùng. Đối với vùng không chủ động được nguồn nước thì dựa chủ yếu vào mưa tự nhiên. Đối với vùng có thể chủ động nước thì nên tưới cho vừng ở giai đoạn nảy mầm. Giai đoạn này cần đất đủ ẩm khoảng 80% để tỉ lệ nảy mầm cao.

+ Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại: Trong quá trình phát triển cây vừng bị một số loại cỏ dại, côn trùng có hại tấn công. Nên làm cỏ khi cỏ bắt đầu mọc, không nên để cỏ ra hoa sẽ ảnh hưởng đến mùa vụ tiếp theo.

Bảng 4.1. Một số côn trùng gây hại chính trên cây vừng Côn trùng gây hại Giai đoạn gây hại Bộ phận bị gây hại

Kiến Nảy mầm và cây con Hạt, lá

Rệp vừng Cây con ( 3 – 5 ngày sau gieo). Giai đoạn quan trọng là khoảng

3 tuần sau khi gieo

Tán lá

Sâu ăn lá Cây con, cây trưởng thành Lá Ruồi trắng Khi cây con 5 – 7 lá thật và giai

đoạn ra hoa

Hoa, lá

Bọ xít Giai đoạn kết quả Lá, quả

Biện pháp phòng trừ: Khi mật độ đạt đến ngưỡng phòng trừ tiến hành phun thuốc. Nên đặc biệt chú ý về sâu ăn lá và rệp vừng vì chúng gây hại trên lá ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây và làm giảm năng suất cuối cùng. Có thể phun thuốc Chim ưng 5WG để trừ sâu ăn lá và rệp vừng.

+ Thu hoạch: Khi 75% quả chín thì bắt đầu thu hoạch. Thân cây chuyển từ màu xanh sang vàng, các lá màu vàng và bắt đầu rụng xuống. Thu hoạch nên bó thành từng bó, phơi khô hoặc sấy. Sau khi phơi khô tiến hành sàng lọc lấy hạt. Hạt dùng để cất giữ nên để ở độ ẩm 10%.

1. Chỉ tiêu theo dõi

Mỗi ô lấy mẫu theo dõi 10 cây cố định từ khi gieo đến khi thu hoạch, định kỳ theo dõi 7 ngày 1 lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Theo dõi sinh trưởng phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất * Thời gian từ khi gieo đến mọc

- Được tính từ ngày gieo đến khi có khoảng 70% cây mọc

- Phương pháp: Đếm số cây mọc trên hàng có đánh dấu trước, mỗi ngày đếm một lần vào buổi sáng.

* Thời gian từ gieo đến ra hoa

- Theo dõi thời gian từ khi gieo mọc cho đến lúc bắt đầu ra hoa (70% số cây ra hoa)

* Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi quả chín thu hoạch Căn cứ để xác định thời điểm quả chín thu hoạch khi lá vàng khô, rụng 2/3. * Động thái tăng trưởng chiều cao cây

- Chiều cao thân chính (cm): Đo từ khi cây mọc 20 ngày, định kỳ đo 7 ngày/1lần. Số cây lẫy mẫu 10 cây/1ô có đánh dấu trước (đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn).

- Chiều cao đóng quả (cm): Tính từ đốt lá mầm đến đốt mang quả đầu tiên. Theo dõi 10 cây/ô có đánh dấu trước.

* Đường kính gốc: Đo từ khi cây mọc 20 ngày, định kỳ đo 7 ngày/1lần. Số cây lẫy mẫu 10 cây/1ô có đánh dấu trước ( sử dụng thước đo đường kính, đo phần thân nằm gần sát gốc.

* Khả năng tích luỹ chất khô

- Tiến hành 2 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả vào chắc

- Phương pháp cân khối lượng chất khô: Sấy khô cây mẫu đến khối lượng không đổi. Sấy ở 100 - 1050C trong 2 giờ để diệt men, sau đó sấy ở nhiệt độ 70 - 900C đến khối lượng không đổi. Số cây lẫy mẫu 5 cây/1ô.

* Theo dõi đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng + Màu sắc thân, lá

+ Dạng lá + Dạng thân + Dạng quả + Màu sắc hạt

* Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số cành cấp 1 trên cây: Theo dõi 10 cây/ô, đếm số cành cấp 1 trên mỗi cây, sau dó lấy giá trị trung bình.

- Số cành cấp 1 hữu hiệu

- Tổng số đốt và số đốt hữu hiệu trên thân chính

- Tổng số quả/cây: Theo dõi 10 cây/ô, đếm số quả trên mỗi cây, sau đó lấy giá trị trung bình

- Tỷ lệ quả chắc

- Số hàng hạt/quả, số hạt chắc/quả, khối lượng 1000 hạt (gam): Lấy ngẫu nhiên 10 quả, đếm số hàng hạt, số hạt chắc/hạt, tính giá trị trung bình.

- Chiều dài quả: Lấy 10 quả ở từng giống khác nhau rồi đo chiều dài từng quả ở các giống khác nhau

* Năng suất hạt

- Năng suất cá thể (NSCT): Lấy 10 cây/ô, cân khối lượng hạt của 10 cây, rồi lấy giá trị trung bình

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha)

NSLT = Năng suất cá thể (NSCT) x Mật độ cây/m2 x 10.000m2

- Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha): Dựa trên năng suất hạt trung bình của các ô thí nghiệm (kg/ô)

(Năng suất của các ô bỏ quả lép và non, phơi khô kỹ cân khối lượng toàn bộ các cây trên ô kể cả 10 cây mẫu)

c. Phân tích số liệu

+ Phân tích thống kê ANOVA, CV% và LSD5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm của các giống vừng

Bảng 3.1. Một số đặc điểm của 3 giống vừng NV10, vừng vàng Diễn Châu và vừng đen Hương Sơn

TT Đặc điểm Giống vừng NV10 Giống vừng vàng Diễn Châu Vừng đen Hương Sơn 1 Rễ cọc, nhiều rễ bên cọc, nhiều rễ bên cọc, nhiều rễ

bên 2 Đặc tính phân

cành*

Ít vừa nhiều

3 Màu thân xanh nhạt xanh đậm xanh nhạt

4 Tiết diện thân cắt ngang

hình trứng hình trứng hình tròn

5 Dạng lá thuôn dài

6 Màu lá xanh nhạt xanh đậm xanh nhạt

7 Vị trí lá mọc đối mọc đối mọc đối

8 Màu hoa tím nhạt tím nhạt tím nhạt

9 Dạng quả Hình trứng, thuôn dài, đầu

hơi nhọn

Hình trứng, đầu hơi tròn

hình trứng, thuôn dài 10 Màu quả khi chín màu

vàng sẫm khi chín màu vàng sẫm khi chín màu vàng sẫm 11 Số múi/quả 4 4 4 12 Số hàng hạt/quả 4 8 8 13 Số hạt/quả 95,83 – 97,1 73,4 – 76,8 92,23 – 96,83 14 Số quả/mắt 1 3 - 4 1 15 Số mắt/cây 18,46 18,1 18,74 16 Số quả/cây 15,7 18,22 20,02

17 Màu hạt Đen vàng đen tuyền

18 P1000 2,1 – 2,24 g 2,25 – 2,47 g 2,34 – 2,55 g

19 Thời gian sinh

trưởng

3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống vừng

Bảng 3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống vừng thí nghiệm (ngày)

TT Dòng, giống Gieo - mọc Gieo - Ra hoa Gieo - Ra quả rộ TGST

1 VDCM1 6 35 53 76 2 VDCM2 6 35 53 76 3 VDCM3 6 35 53 76 4 NV10M1 5 37 58 83 5 NV10M2 5 37 58 83 6 NV10M3 5 37 58 83 7 DHSM1 5 39 56 80 8 DHSM2 5 39 56 80 9 DHSM3 5 39 56 80

Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy, thời gian từ gieo đến ra hoa rộ dao động trong khoảng 53 - 58 ngày. Trong đó thời gian dài nhất là giống NV10 58 ngày, ngắn nhất giống VDC 53 ngày.

Thời gian sinh trưởng của các giống vừng dao động từ 76 - 80 ngày. Trong đó giống vừng NV10 là giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là 83 ngày, giống vừng vàng Diễn Châu có thời gian sinh trưởng ngắn 76 ngày, giống vừng đen Hương Sơn là 80 ngày.

Giữa các dòng giống có sự khác nhau về thời gian, giai đoạn sinh trưởng phát triển. Nhưng trong cùng một dòng, giống với lượng hạt gieo khác nhau thời gian, giai đoạn sinh trưởng phát triển vẫn không đồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Sự sinh trưởng và năng suất của các giống vừng

3.3.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng nói chung. Nếu cây có thân chính phát triển tốt sẽ tạo tạo điều kiện cho nhiều bộ phận khác phát triển mạnh hơn. Trên thân có đốt hay không có đốt là tùy thuộc vào mỗi loại cây trồng khác nhau. Vì vậy mà năng suất cuối cùng của cây vừng phụ thuộc rất nhiều đến chiều cao cây. Tuy nhiên, nếu cây có chiều cao phát triển quá mức sẽ giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh.

đoạn khác nhau. Qua bảng 3.3 cho thấy, thời kì đầu từ giai đoạn nảy mầm đến lúc cây có 5 -10 lá chiều cao cây tăng trưởng rất chậm. Nhưng từ giai đoạn cây 10 lá trở đi đến giai đoạn lúc bắt đầu ra hoa rộ chiều cao cây phát triển với tốc độ rất nhanh. Và giai đoạn từ lúc đóng quả cho đến thu hoạch thì chiều cao cây phát triển chậm lại cho đến ổn định.

Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng chiều cao thân cây vừng theo thời gian được thể hiện qua bảng 3.3 và đồ thị 3.1.

Bảng 3.3. Sự tăng trưởng chiều cao thân của các dòng, giống vừng (cm)

Ngày theo dõi

CT 01/05 09/05 16/05 23/05 30/05 06/06 VDCM1 8,75333 14,8367 29,5967 52,1667 62,2000 65,5833 VDCM2 9,36667 16,2333 38,2000 54,9833 64,9833 68,6667 VDCM3 8,28333 17,2333 38,9500 51,5167 65,0333 71,3500 NV10M1 9,58000 25,4000 62,2333 80,9333 95,3167 100,483 NV10M2 9,97000 24,7333 50,6833 73,1667 82,9667 88,3833 NV10M3 8,40000 21,5667 38,8667 52,6000 60,8000 65,7333 DHSM1 8,02333 25,6167 51,2000 67,2167 84,2333 89,2833 DHSM2 7,74667 25,7167 59,2833 77,1667 88,1500 92,6667 DHSM3 7,47333 25,1667 54,2833 76,6000 85,7833 90,3167 LSD5% 1,69975 5,09843 8,94321 10,7168 10,3834 10,1831 CV% 11,5 13,6 11,1 9,6 7,9 7,3

* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính ở giai đoạn 20 ngày sau khi gieo: giai đoạn này là giai đoạn cây con, chiều cao các cây tương đối đồng đều. Chiều cao thân chính doa động từ 7,47 – 9,97 cm. Giống NV10 có chiều cao tương đối vượt trội so với 2 giống vừng đen Hương Sơn và vừng vàng Diễn Châu.

Đồ thị 3.1. Sự tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng (cm) * Sự tăng trưởng chiều cao thân chính ở giai đoạn 20 - 27 ngày dao động trong khoảng 14,83 – 25,61 cm. Mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn này là công thức DHSM1 25.61 cm, thấp nhất là VDCM1 14,83 cm. Ngoài ra công thức NV10M2, DHSM2, DHSM3 là những công thức có tăng trưởng chiều cao thân chính tương đối cao.

* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính từ ngày 28 đến ngày 49 là giai đoạn quyết định đến năng suất cây vừng. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất, cây vừng bắt đầu bước vào giai đoạn phân hoá hoa và hình thành hoa, quả vừng. Giai đoạn cây vừng có tốc độ sinh trưởng chiều cao mạnh nhất là sau trồng 49 ngày. Sau đó chiều cao cây vẫn tiếp tục tăng nhưng không nhiều. Chiều cao thân chính giai đoạn này dao động từ 60,8 – 95,18 cm. Chiều cao cao nhất là công thức NV10M1 95,18 cm, sau đó là DHSM2 88,15 cm. Ngoài ra công thức NV10M2, DHSM1, DHSM3 là những giống có chiều cao tương đối cao. Đối với công thức VDCM3 chiều cao trung bình cao hơn hai công thức VDCM1, VDCM2.

* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính từ ngày 49 trở đi là tương đối chậm. 0 20 40 60 80 100 120 01/05 09/05 16/05 23/05 30/05 06/06 VDCM1 VDCM2 VDCM3 NV10M1 NV10M2 NV10M3 DHSM1 DHSM2 DHSM3

Mặc dù chiều cao vẫn tăng nhưng không nhiều và dần ổn định. Giai đoạn này cho đến khi thu hoạch chiều cao thân chính không tăng nữa. Công thức có chiều cao nhất là NV10M1, công thức NV10M2, DHSM2, DHSM3 có chiều cao tương đối.

Từ những kết quả về sự tăng trưởng chiều cao của 3 giống vừng với 3 lượng hạt gieo cho thấy, công thức có chiều cao cao nhất là NV10M1, sau đó là các công thức DHSM2, DHSM3, NV10M2. Công thức VDCM1, VDCM2, VDCM3 có chiều cao trung bình tương đối thấp.

3.3.2. Đường kính gốc

Đường kính gốc là một yếu tố có sự tương quan rất chặt với chiều cao cây. Mỗi loại cây trồng khi chiều cao cây ổn định và đường kính gốc lớn thì khả năng tích lũy chất khô sẽ cao và đồng nghĩa với năng suất cây trồng cũng cao.

Đường kính gốc là một đại lượng dùng để chỉ độ lớn của gốc cây. Cây có đường kính gốc lớn thì khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cao. Và ngược lại, cây có đường kính nhỏ thân sẽ yếu ớt và nhiều loại sâu bệnh xâm hại ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng về đường kính gốc cây vừng theo thời gian được thể hiện qua bảng 5 và đồ thị 3.

Bảng 3.4. Sự tăng trưởng đường kính gốc của các dòng, giống vừng (mm)

Ngày theo dõi

CT 01/05 09/05 16/05 23/05 30/03 VDCM1 1,83 2,71 5,91 7,23 7,48 VDCM2 2,02 2,97 6,09 7,03 7,33 VDCM3 1,92 2,90 5,62 6,66 6,91 NV10M1 2,44 4,78 6,64 7,12 7,33 NV10M2 2,14 4,21 6,03 6,30 6,51 NV10M3 2,19 3,43 4,34 5,48 5,94 DHSM1 2,18 4,59 6,87 7,58 7,94 DHSM2 2,58 4,74 7,08 7,91 8,30 DHSM3 2,45 4,65 6,05 6,83 7,14 LSD5% 0,91 2,88 3,07 3,42 3,47 CV% 24,2 43,2 29,5 28,9 28

* Sự tăng trưởng đường kính gốc của các công thức sau 20 ngày gieo chưa có sự khác biệt lớn. Đường kính gốc chỉ dao động trong khoảng 1,83 – 2,58 mm.

Công thức có đường kính cao nhất trong giai đoạn này là DHSM2, sau đó là các công thức NV10M1, DHSM3, NV10M3. Công thức có sự tăng trưởng đường kính gốc thấp nhất là VDCM1, VDCM3. Giai đoạn này cây trồng chưa ổn định, sự sai khác giữa các công thức chưa khẳng định được kết quả cuối cùng.

Đồ thị 3.2. Sự tăng trưởng đường kính gốc của các dòng, giống vừng (mm) * Sự tăng trưởng đường kính gốc của các công thức từ ngày 27 đến ngày 49: Tốc độ tăng trưởng về đường kính gốc ở giai đoạn này là nhanh nhất quyết định đến năng suất cuối cùng của cây vừng. Giai đoạn này đường kính gốc dao động từ 2,71 – 8,3 mm. Công thức có đường kính gốc lớn nhất là DHSM2, thấp nhất là NV10M3. Các công thức thuộc giống VDC có tốc độ tăng trưởng về đương kính rất nhanh. Công thức VDCM1 có đường kính gốc vượt trội hơn so với 2 công thức VDCM2, VDCM3.

Từ những kết quả về sự tăng trưởng đường kính gốc của 3 giống vừng với 3 lượng hạt gieo cho thấy, công thức có đường kính gốc lớn nhất là DHSM2. Sau đó là các công thức NV10M1, DHSM1, VDCM1, VDCM2. Công thức có đường kính gốc thấp nhất là NV10M3.

3.3.3. Khả năng tích lũy chất khô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng hạt gieo sinh trưởng, phát triển, năng xuất và các yếu tố cấu thành năng xuất của các giống vừng trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 (Trang 27)