Đường kính gốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng hạt gieo sinh trưởng, phát triển, năng xuất và các yếu tố cấu thành năng xuất của các giống vừng trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 (Trang 36 - 39)

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

3.3.2.Đường kính gốc

Đường kính gốc là một yếu tố có sự tương quan rất chặt với chiều cao cây. Mỗi loại cây trồng khi chiều cao cây ổn định và đường kính gốc lớn thì khả năng tích lũy chất khô sẽ cao và đồng nghĩa với năng suất cây trồng cũng cao.

Đường kính gốc là một đại lượng dùng để chỉ độ lớn của gốc cây. Cây có đường kính gốc lớn thì khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cao. Và ngược lại, cây có đường kính nhỏ thân sẽ yếu ớt và nhiều loại sâu bệnh xâm hại ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng về đường kính gốc cây vừng theo thời gian được thể hiện qua bảng 5 và đồ thị 3.

Bảng 3.4. Sự tăng trưởng đường kính gốc của các dòng, giống vừng (mm)

Ngày theo dõi

CT 01/05 09/05 16/05 23/05 30/03 VDCM1 1,83 2,71 5,91 7,23 7,48 VDCM2 2,02 2,97 6,09 7,03 7,33 VDCM3 1,92 2,90 5,62 6,66 6,91 NV10M1 2,44 4,78 6,64 7,12 7,33 NV10M2 2,14 4,21 6,03 6,30 6,51 NV10M3 2,19 3,43 4,34 5,48 5,94 DHSM1 2,18 4,59 6,87 7,58 7,94 DHSM2 2,58 4,74 7,08 7,91 8,30 DHSM3 2,45 4,65 6,05 6,83 7,14 LSD5% 0,91 2,88 3,07 3,42 3,47 CV% 24,2 43,2 29,5 28,9 28

* Sự tăng trưởng đường kính gốc của các công thức sau 20 ngày gieo chưa có sự khác biệt lớn. Đường kính gốc chỉ dao động trong khoảng 1,83 – 2,58 mm.

Công thức có đường kính cao nhất trong giai đoạn này là DHSM2, sau đó là các công thức NV10M1, DHSM3, NV10M3. Công thức có sự tăng trưởng đường kính gốc thấp nhất là VDCM1, VDCM3. Giai đoạn này cây trồng chưa ổn định, sự sai khác giữa các công thức chưa khẳng định được kết quả cuối cùng.

Đồ thị 3.2. Sự tăng trưởng đường kính gốc của các dòng, giống vừng (mm) * Sự tăng trưởng đường kính gốc của các công thức từ ngày 27 đến ngày 49: Tốc độ tăng trưởng về đường kính gốc ở giai đoạn này là nhanh nhất quyết định đến năng suất cuối cùng của cây vừng. Giai đoạn này đường kính gốc dao động từ 2,71 – 8,3 mm. Công thức có đường kính gốc lớn nhất là DHSM2, thấp nhất là NV10M3. Các công thức thuộc giống VDC có tốc độ tăng trưởng về đương kính rất nhanh. Công thức VDCM1 có đường kính gốc vượt trội hơn so với 2 công thức VDCM2, VDCM3.

Từ những kết quả về sự tăng trưởng đường kính gốc của 3 giống vừng với 3 lượng hạt gieo cho thấy, công thức có đường kính gốc lớn nhất là DHSM2. Sau đó là các công thức NV10M1, DHSM1, VDCM1, VDCM2. Công thức có đường kính gốc thấp nhất là NV10M3.

3.3.3. Khả năng tích lũy chất khô

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 01/05 09/05 16/05 23/05 30/05

a.ợng hạt gieo laV10 nên áp ên áp dụng lượng hạt gieo 6kg/ha.c nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và c

VDM1 VDM2 VDM3 V2M1 V2M2 V2M3 VHM1 VHM2 VHM3

Khả năng tích lũy chất khô chính là năng suất sinh vật học của cây trồng ở mỗi giai đoạn khác nhau. Sự tích lũy đó nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, khả năng quang hợp của cây trồng, cường độ ánh sáng, khả năng hút chất dinh dưỡng... Cây trồng sinh trưởng phát triển tốt thì khả năng tích lũy chất khô sẽ cao và năng suất cũng cao.

Sự tích lũy chất khô được thể hiện ở bảng 3.5 và đồ thị 3.3dưới đây trong hai giai đoạn: từ lúc ra hoa rộ và giai đoạn quả vào chắc

Bảng 3.5. Khả năng tích lũy chất khô của 3 giống vừng và 3 lượng hạt gieo (g) CT Giai đoạn ra hoa rộ Giai đoạn quả vào chắc

VDCM1 12,99 14,87 VDCM2 11,65 13,60 VDCM3 7,60 9,12 NV10M1 14,12 15,93 NV10M2 10,89 13,94 NV10M3 7,30 8,67 DHSM1 12,88 1610 DHSM2 15,39 17,96 DHSM3 10,05 12,67 LSD5% 8,73012 8,51 CV% 445 364

* Khả năng tích lũy chất khô ở giai đoạn ra hoa rộ của 3 giống vừng và 3 lượng hạt gieo dao động từ 7,3 – 15,39 g. Lượng chất khô tích lũy ở công thức DHSM2 cao nhất là 15,39g, công thức NV10M1 là 14,12 g. Công thức NV10M3 lượng chất khô tích lũy thấp nhất 7,3 g. Các công thức còn lại như: VDCM1, VDCM2, DHSM1, DHSM3, NV10M2 có hàm lượng chất khô tích lũy cũng khá cao từ 10,05 – 12,99 g

Đồ thị 3.3. Khả năng tích lũy chất khô của 3 giống vừng và 3 lượng hạt gieo (g) * Khả năng tích lũy chất khô giai đoạn quả vào chắc của 3 giống và 3 lượng hạt gieo dao động từ 8,67 – 17,96 g. Giai đoạn này hàm lượng chất khô tích lũy cao nhất và thấp nhất không có sự sai khác nhiều so với giai đoạn ra hoa rộ. Công thức có hàm lượng chất khô tích lũy cao nhất vẫn là DHSM2 17,96g, sau đó là DHSM1 16,1 g, NV10M1 15,93 g, NV10M3 thấp nhất 8,67g. Các công thức còn lại có hàm lượng chất khô dao động từ 9,12 – 17,96.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng hạt gieo sinh trưởng, phát triển, năng xuất và các yếu tố cấu thành năng xuất của các giống vừng trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011 (Trang 36 - 39)