II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
3.3.1. Chiều cao cây
Chiều cao cây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng nói chung. Nếu cây có thân chính phát triển tốt sẽ tạo tạo điều kiện cho nhiều bộ phận khác phát triển mạnh hơn. Trên thân có đốt hay không có đốt là tùy thuộc vào mỗi loại cây trồng khác nhau. Vì vậy mà năng suất cuối cùng của cây vừng phụ thuộc rất nhiều đến chiều cao cây. Tuy nhiên, nếu cây có chiều cao phát triển quá mức sẽ giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh.
đoạn khác nhau. Qua bảng 3.3 cho thấy, thời kì đầu từ giai đoạn nảy mầm đến lúc cây có 5 -10 lá chiều cao cây tăng trưởng rất chậm. Nhưng từ giai đoạn cây 10 lá trở đi đến giai đoạn lúc bắt đầu ra hoa rộ chiều cao cây phát triển với tốc độ rất nhanh. Và giai đoạn từ lúc đóng quả cho đến thu hoạch thì chiều cao cây phát triển chậm lại cho đến ổn định.
Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng chiều cao thân cây vừng theo thời gian được thể hiện qua bảng 3.3 và đồ thị 3.1.
Bảng 3.3. Sự tăng trưởng chiều cao thân của các dòng, giống vừng (cm)
Ngày theo dõi
CT 01/05 09/05 16/05 23/05 30/05 06/06 VDCM1 8,75333 14,8367 29,5967 52,1667 62,2000 65,5833 VDCM2 9,36667 16,2333 38,2000 54,9833 64,9833 68,6667 VDCM3 8,28333 17,2333 38,9500 51,5167 65,0333 71,3500 NV10M1 9,58000 25,4000 62,2333 80,9333 95,3167 100,483 NV10M2 9,97000 24,7333 50,6833 73,1667 82,9667 88,3833 NV10M3 8,40000 21,5667 38,8667 52,6000 60,8000 65,7333 DHSM1 8,02333 25,6167 51,2000 67,2167 84,2333 89,2833 DHSM2 7,74667 25,7167 59,2833 77,1667 88,1500 92,6667 DHSM3 7,47333 25,1667 54,2833 76,6000 85,7833 90,3167 LSD5% 1,69975 5,09843 8,94321 10,7168 10,3834 10,1831 CV% 11,5 13,6 11,1 9,6 7,9 7,3
* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính ở giai đoạn 20 ngày sau khi gieo: giai đoạn này là giai đoạn cây con, chiều cao các cây tương đối đồng đều. Chiều cao thân chính doa động từ 7,47 – 9,97 cm. Giống NV10 có chiều cao tương đối vượt trội so với 2 giống vừng đen Hương Sơn và vừng vàng Diễn Châu.
Đồ thị 3.1. Sự tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng (cm) * Sự tăng trưởng chiều cao thân chính ở giai đoạn 20 - 27 ngày dao động trong khoảng 14,83 – 25,61 cm. Mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn này là công thức DHSM1 25.61 cm, thấp nhất là VDCM1 14,83 cm. Ngoài ra công thức NV10M2, DHSM2, DHSM3 là những công thức có tăng trưởng chiều cao thân chính tương đối cao.
* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính từ ngày 28 đến ngày 49 là giai đoạn quyết định đến năng suất cây vừng. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất, cây vừng bắt đầu bước vào giai đoạn phân hoá hoa và hình thành hoa, quả vừng. Giai đoạn cây vừng có tốc độ sinh trưởng chiều cao mạnh nhất là sau trồng 49 ngày. Sau đó chiều cao cây vẫn tiếp tục tăng nhưng không nhiều. Chiều cao thân chính giai đoạn này dao động từ 60,8 – 95,18 cm. Chiều cao cao nhất là công thức NV10M1 95,18 cm, sau đó là DHSM2 88,15 cm. Ngoài ra công thức NV10M2, DHSM1, DHSM3 là những giống có chiều cao tương đối cao. Đối với công thức VDCM3 chiều cao trung bình cao hơn hai công thức VDCM1, VDCM2.
* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính từ ngày 49 trở đi là tương đối chậm. 0 20 40 60 80 100 120 01/05 09/05 16/05 23/05 30/05 06/06 VDCM1 VDCM2 VDCM3 NV10M1 NV10M2 NV10M3 DHSM1 DHSM2 DHSM3
Mặc dù chiều cao vẫn tăng nhưng không nhiều và dần ổn định. Giai đoạn này cho đến khi thu hoạch chiều cao thân chính không tăng nữa. Công thức có chiều cao nhất là NV10M1, công thức NV10M2, DHSM2, DHSM3 có chiều cao tương đối.
Từ những kết quả về sự tăng trưởng chiều cao của 3 giống vừng với 3 lượng hạt gieo cho thấy, công thức có chiều cao cao nhất là NV10M1, sau đó là các công thức DHSM2, DHSM3, NV10M2. Công thức VDCM1, VDCM2, VDCM3 có chiều cao trung bình tương đối thấp.