0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng RRTN tại VCB Đồng Nai trong thời gian vừa qua:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 42 -56 )

P. VI TÍNH NGÂN QUỸ KH SME KD VỐN – NGOẠI TỆ

2.3.2.1. Thực trạng RRTN tại VCB Đồng Nai trong thời gian vừa qua:

+ RR phát sinh từ cơ chế chế, chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ:

Thông qua việc tổng hợp ý kiến phản ánh của các phòng nghiệp vụ về những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất về cơ chế chính sách, phòng đầu mối tại chi nhánh đã nghiên cứu hướng dẫn các phòng nghiệp vụ thực hiện đúng theo quy định. Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc vượt thẩm quyền của chi nhánh, phòng đầu mối làm văn bản xin ý kiến hướng dẫn từ VCB TW hoặc NHNN chi nhánh Đồng Nai để giúp chi nhánh hiểu rõ, hiểu đúng và tuân thủ tốt các quy định hiện hành.

Trong thời gian gần đây những khó khăn vướng mắc của chi nhánh về cơ chế, chính sách chủ yếu về các mảng tín dụng, kế toán thuế, chế độ tiền lương, nghiệp vụ thẻ và một số ý kiến về các lĩnh vực khác...

Nghiệp vụ Tín dụng: Đây là mảng tập trung nhiều vướng mắc nhất, đặc biệt trong năm 2009 và năm 2010 khi NHNN thực hiện gói kích cầu thông qua chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất (hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay ngắn hạn và trung hạn), các vướng mắc chủ yếu về xác định đối tượng được hỗ trợ, vấn đề luân chuyển chứng từ, hạch toán kế toán, báo cáo, thu hồi các khoản sử dụng vốn sai mục đích ...

Vấn đề khác trong mảng tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn, đó là vướng mắc về cơ chế trong việc phối hợp thực hiện của phòng doanh nghiệp nhỏ & vừa (SME) và các phòng giao dịch khi thực hiện cấp tín dụng cho các khách hàng do các phòng giao dịch giải ngân nhưng phòng SME tham gia thẩm định. Đó là thẩm quyền, trách nhiệm của các phòng trong quá trình thẩm định, định giá tài sản đảm bảo, giải ngân, phân chia dư nợ, kiểm tra sau đối với các doanh nghiệp vay vốn tại các phòng giao dịch.

Chế độ tiền lương: Từ năm 2008 (sau khi cổ phần hoá) VCB thực hiện cơ chế tiền lương mới, việc xác định để chuyển từ hệ số lương cũ sang hệ số lương mới cũng gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện.

Bên cạnh đó, cơ chế lương kinh doanh mới không cào bằng, mà trả theo trách nhiệm, năng suất lao động, hiệu quả công việc của từng cán bộ, từng phòng ban. Tuy nhiên do đặc thù công việc của mỗi cán bộ, phòng ban khác nhau, do đó cách thức chấm điểm để phân phối thu nhập gặp rất nhiều khó khăn, mất thời gian và đòi hỏi hết sức cẩn trọng khi thực hiện. Nếu việc đánh giá không chính xác không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ nhân viên.

Thuế thu nhập cá nhân: Các vướng mắc khi thực hiện chủ yếu về: Đối tượng tính thuế, thu nhập chịu thuế, đối tượng giảm trừ gia cảnh, thủ tục, hồ sơ kê khai nộp thuế và quyết toán thuế.

Về hoạt động Thẻ: Thực hiện theo quy định của NHNN, đến thời điểm 30/6/2011 VCB sẽ phải thực hiện chuyển đổi xong từ mã BIN cũ sang mã BIN mới cho hơn 3 triệu chủ thẻ nội địa, riêng chi nhánh Đồng Nai chiếm hơn 200.000 thẻ. Tuy nhiên, công tác định danh khách hàng trên hệ thống mất nhiều thời gian, bên cạnh đó nhiều trường hợp khách hàng đã thay đổi địa chỉ, số điện thoại, do đó không thông báo được cho khách hàng để tiến hành đổi thẻ. Đến thời điểm quy định những thẻ cũ sẽ không được chấp nhận thanh toán, gây phiền lòng cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín Vietcombank, vì vậy công việc thực hiện rất khó khăn và chịu nhiều áp lực ...

- Khối lượng công việc:

Theo đánh giá chung khối lượng công việc tại các phòng nghiệp vụ là phù hợp, tuy nhiên khối lượng công việc của cán bộ Ngân quỹ và tín dụng trong thời gian qua được đánh giá là quá tải:

Ngân quỹ: Tổng số cán bộ ngân quỹ thuộc biên chế năm 2010 là 31 người (trong đó có 02 cán bộ quản lý, 04 cán bộ tham gia ban quản lý ATM ), doanh số thu chi, kiểm đếm bình quân là 294 tỷ quy VNĐ/ người/ tháng. Ngoài việc thu – chi trực tiếp tại ngân hàng, cán bộ ngân quỹ còn thực hiện thu – chi tại doanh nghiệp, chi lương theo bao thư .... Do đó khối lượng công việc của cán bộ ngân quỹ thường quá tải, có thời điểm chi nhánh phải thuê thêm lao động ngoài tham gia kiểm đếm, vì vậy công việc rất bị động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro phát sinh.

Tín dụng: Theo báo cáo của phòng khách hàng doanh nghiệp, tổng số cán bộ tín dụng của chi nhánh năm 2010 là 44 người, dư nợ bình quân/cán bộ tín dụng là 105.217 triệu đồng, dư nợ bình quân trên là cao so với các TCTD trên địa bàn.

Theo chiến lược phát triển của ngân hàng trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển đối tượng khách hàng là thể nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy khối lượng công việc của cán bộ tín dụng được dự báo là ngày càng tăng, đặc biệt là phòng khách hàng doanh nghiệp SME và các phòng giao dịch.

-Cán bộ nghỉ việc:

Từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm có hơn 02 cán bộ nghỉ việc và chuyển sang công tác tại ngân hàng khác trên địa bàn, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo. Cán bộ nghỉ việc không những gây áp lực về khối lượng công việc quá tải, công tác tuyển dụng, đào tạo ..., mà còn đe doạ tính bảo mật thông tin về chiến lược, chính sách phát triển, công nghệ, sản phẩm ... của VCB và lôi kéo khách hàng của VCB Đồng Nai về ngân hàng mà họ chuyển đến công tác.

+ RR về nghiệp vụ:

Tình hình nợ xấu trong những năm gần đây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh, đã chi phối đến toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh với những biểu hiện như dư nợ tín dụng giảm sút về qui mô và chất lượng.

Trước năm 2006, nợ xấu của chi nhánh luôn ổn định ở mức thấp (khoảng 15 tỷ đồng, tỷ lệ < 0.5% dư nợ) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân của toàn hệ thống, nhưng tại thời điểm 31/12/2008, nợ xấu của chi nhánh là 412 tỷ quy VNĐ, chiếm tới 10,5% tổng dư nợ. Cuối năm 2010, nợ xấu của chi nhánh có giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao và phát sinh thêm những doanh nghiệp mới.

Công ty thứ nhất (tiền thân là doanh nghiệp FDI) chuyên sản xuất bánh kẹo, nước giải khát đóng lon, có dư nợ gần 340 tỷ quy VNĐ. Nợ xấu của công ty này phát sinh từ việc công ty sử dụng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn có tính chất bắc cầu trong khi chờ nguồn vốn dài hạn từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên do diễn biến xấu của thị trường tài chính nên việc phát hành trái phiếu không thực hiện được và công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tính đến thời điểm cuối quý I/2009, nợ công ty được xếp vào nợ nhóm 5. Trong năm 2009, các ngân hàng đã đồng ý cơ cấu lại nợ gốc – lãi cho công ty và vẫn để công ty tiếp tục hoạt động bình thường. Sang năm 2010, công ty đã đạt được thoả thuận chính thức với một công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì để bán lại dự án đang triển khai, số tiền nhận được từ việc bán dự án sẽ dùng trả bớt các khoản nợ vay ngân hàng.

Công ty thứ hai là doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn trong lĩnh vực thu mua và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trước đây doanh nghiệp này đã có quan hệ tín dụng với VCB Đồng Nai với lịch sử vay và trả nợ gốc lẫn lãi rất uy tín. Đến thời điểm 31/12/2010 nợ xấu của doanh nghiệp chuyển sang nhóm 5 với số nợ xấu xấp xĩ 45 tỷ quy VNĐ.

Nguyên nhân nợ xấu phát sinh do doanh nghiệp giao dịch mua bán cà phê trên thị trường nước ngoài, sau đó giá càng phê giảm mạnh làm cho doanh nghiệp thua lỗ nặng dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn cho ngân hàng. Đến nay doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, tài sản đảm bảo là hàng tồn kho kém chất lượng không thể

phát mãi để thanh toán cho ngân hàng. Ngân hàng hiện đang đàm phán chuyển nhượng các dự án của doanh nghiệp cho doanh nghiệp cùng ngành nghề để thu hồi nợ.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát sinh việc phát sinh nợ xấu trong thời gian qua:

- Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài:

Do những biến động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô: Năm 2008 là năm đặc biệt khó khăn trong hoạt động tín dụng, nền kinh tế thế giới rơi vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, thị trường đầu ra của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gần như đóng băng, cộng với tình hình lạm phát trong nước tăng cao, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Theo chỉ đạo chung của VCB TW, chi nhánh tập trung vào công tác huy động vốn, giảm dư nợ đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống. Thị trường bị thu hẹp, lãi suất tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp đang triển khai các dự án trung dài hạn. Đến cuối năm 2008, nền kinh tế từ nguy cơ lạm phát đã nhanh chóng phải đối mặt với nguy cơ suy giảm kinh tế, do đó NHNN chuyển sang cơ chế nới lỏng tiền tệ. Những diễn biến trái chiều này gây ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của các khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh, một số khách hàng lớn có doanh thu sụt giảm đến 50% dẫn đến việc trả nợ vay ngân hàng gặp khó khăn.

Với chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian đầu cũng làm cho nhiều doanh nghiệp bị tác động trong việc huy động nguồn vốn khi đang triển khai các dự án trung dài hạn để mở rộng sản xuất, dẫn đến mất cân đối tài chính, phải dùng nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho các nguồn vốn trung dài hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng.

-Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Do đây là những khách hàng lớn trên địa bàn, có lịch sử quan hệ tín dụng vay, trả nợ tốt với VCB Đồng Nai, đã khiến cho công tác thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng

không tuân thủ đầy đủ theo đúng quy trình, quy định của VCB TW về việc cấp tín dụng cho khách hàng, cụ thể như sau:

Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt: Một số trường hợp xác định giới hạn tín dụng cao hơn nhu cầu vốn thực tế của khách hàng dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khó kiểm soát.

Chưa thận trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng trong các trường hợp tình hình tài chính của khách hàng bị mất cân đối, luồng tiền suy giảm, ngân hàng cho vay ngắn hạn để tài trợ bù đắp cho các nhu cầu vốn trung dài hạn.

Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế: Chưa thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra sau cho vay, vì vậy không nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm được những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng (như bổ sung tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ ...).

Việc định giá tài sản còn thiếu căn cứ và chưa hợp lý, nhất là đối với tài sản đảm bảo là MMTB, khoản phải thu, hàng tồn kho: Chi nhánh chủ yếu dựa căn cứ theo giá trị sổ sách cân đối kế toán của doanh nghiệp, ít trường hợp thuê thẩm định giá.

Giao PGD thực hiện nhiệm vụ giải ngân trên cơ sở thế chấp kho hàng/ hàng tồn kho nhưng chưa cân nhắc khả năng thực hiện công việc cũng như năng lực của cán bộ, thiếu kiểm soát dẫn đến chất lượng hàng hoá tồn kho không đảm bảo.

Ngoài những RRTN làm gia tăng nợ xấu, trong quá trình tác nghiệp tại chi nhánh thời gian qua còn xảy ra các lỗi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tổn thất về tài sản cũng như uy tín của ngân hàng như sau:

Các lỗi sai sót Tần

suất Ảnh hưởng

- Nhập sai thông tin lên hệ thống (thời gian vay, lãi

suất) Cao

- NH mất chi phí để điều chỉnh; - Thất thoát lãi do - Không điều chỉnh lãi suất theo định kỳ Thấp

- Cài sai tài khoản thu gốc/ lãi tự động Thấp thông tin tài khoản vay bị sai lệch.

- Giải ngân chuyển vào tài khoản khách hàng nhưng khách hàng chưa kịp rút ra hết để sử dụng thì hệ thống đã trích thu lãi tự động

Thấp

- Sau khi HĐTD mở mới được duyệt trên hệ thống, CBTD có thể chủ động điều chỉnh các thông tin về kỳ hạn vay, lãi suất vay mà không cần có sự duyệt lại của cán bộ quản lý

Cao

- Giải ngân khi chưa có đủ TSĐB theo cam kết Thấp

- Trong trường hợp KH không có khả năng trả nợ, TSĐB phát mãi không đủ để NH thu hồi nợ vay.

- Không kết nối tài sản đảm bảo với tất cả các hợp

đồng vay mà tài sản đó đảm bảo trên hệ thống. Thấp

- Khi KH chỉ trả hết nợ của 01 HĐ vay, TSĐB có thể xuất trả cho khách hàng. Vì vậy NH sẽ gặp tổn thất vì không còn TSĐB để thu hồi nợ, trong trường hợp KH không có khả năng trả nợ.

- Vấn đề uỷ quyền của khách hàng khi ký kết hồ sơ vay

vốn Thấp

- Không thu được nợ do vấn đề pháp lý.

(Nguồn: Báo cáo thực hiện công văn số 2308/NHTMCPNT. QLRRTN về việc đánh giá các vấn đề thường gặp và có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ năm 2010 )

 Kinh doanh dịch vụ:

Các lỗi sai sót Tần

suất Ảnh hưởng

- Hồ sơ mở tài khoản cá nhân phát hành thẻ theo danh sách công ty do người khác viết, thậm chí ký tên hộ khó định danh.

Cao

- KH không rút được tiền tại quầy (khi thẻ bị hư, bị giữ tại máy ATM, ...). - Thực hiện quét chữ ký, thay đổi thông tin lên

hệ thống không đúng theo quy định về thời gian.

Cao - Gây thiệt hại và phiền phức cho khách hàng, vì không thực hiện được giao dịch.

- Cán bộ mở hồ sơ định danh không chính xác

đối tượng khách hàng và loại hình kinh doanh Thấp

- Cán bộ vừa mở tài khoản, vừa giao dịch tài

khoản. Thấp

- Cán bộ có thể thông đồng với KH để gian lận.

- Hồ sơ mở tài khoản không chính xác, đầy đủ,

hợp lệ Thấp

- Nhân viên giao dịch của công ty gian lận gây thiệt hại cho KH và NH.

- Khách hàng giả mạo chữ ký. Thấp

(Nguồn: Báo cáo thực hiện công văn số 2308/NHTMCPNT.QLRRTN về việc đánh giá các vấn đề thường gặp và có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ năm 2010 )

- Nghiệp vụ tiết kiệm, huy động vốn:

Các lỗi sai sót Tần

suất Ảnh hưởng

- Nhận, rút tiền gửi tiết kiệm của các chuyên gia nước ngoài thông qua nhân viên trong công ty (có lập giấy uỷ quyền nhưng công ty là người ký xác nhận uỷ quyền, không phải chính quyền địa phương như quy định)

Thấp

- Vệc lập uỷ quyền không đúng theo quy chế mở TK của VCB, trong trường hợp nhân viên công ty gian lận rút hết số tiền. Chuyên gia nước ngoài có thể yêu cầu NH bồi thường toàn bộ số tiền, trong trường

hợp này NH phải bồi thường hoàn toàn số tiền trên.

- Xác nhận số dư sổ tiết kiệm khi sổ tiết kiệm

đang được thế chấp vay vốn ngân hàng Thấp

- KH có thể lợi dụng đem xác nhận số dư giao dịch bên ngoài NH, hành động trên gây ảnh hưởng đến uy tín của NH.

- Luân chuyển chứng từ không đúng quy định:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 42 -56 )

×